Ý kiến về việc lập Ủy ban Quốc gia Đổi mới Giáo dục Đào tạo

TS Lê Khánh Luận

Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực nhiệm kỳ 2011-2015 trong phiên họp (25/2/2014) đã xem xét 2 đề án liên quan đến công cuộc đổi mới giáo dục, trong đó có đề án thành lập Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục đào tạo do Thủ tướng đứng đầu.

UBQGĐM/GD-ĐT: sẽ giữ vai trò tổ chức phối hợp liên ngành.

- Giúp Thủ tướng nghiên cứu chỉ đạo những công việc quan trọng đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.

- Giúp Chính phủ,Thủ tướng nghiên cứu, đề xuất phương hướng, giải pháp thực hiện điều phối các chủ trương, chiến lược, đề án quốc gia về GD-ĐT, dạy nghề và phát triển nguồn nhân lực.

- Đề án “ Xây dựng sách giáo khoa phổ thông sau 2015” sẽ thực hiện trong 2 giai đoạn:

* 2014-2015 hoàn thành cơ bản một số nhiệm vụ chính như:  Cơ sở khoa học về đổi mới chương trình sách giáo khoa, chuẩn bị các nguồn lực để xây dựng, biên soạn và thẩm định. Xây dựng tổng thể, chương trình môn học và biên soạn sách giáo khoa thử nghiệm các lớp 1,6 và 10.

* 2016-2020 hoàn thành việc thử nghiệm và ban hành chương trình SGK mới. Biên soạn SGK thử nghiệm các môn học các lớp còn lại. Hoàn thành việc chỉnh sửa, ban hành chương trình SGK, danh mục thiết bị dạy học tối thiểu và tài liệu hướng dẫn thực hiện.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói rằng việc thay đổi chương trình và SGK hiện vẫn phải “vừa chạy vừa xếp hàng”. Ông nói cần có một hệ thống chuẩn mới về GD. Từ đó, thay đổi chương trình theo khung chuẩn này rồi mới thay đổi SGK, thi cử. “Cái quan trọng nhất hiện nay là Bộ GD-ĐT phải sớm ban hành được hệ thống chuẩn về GD mới”

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu:

“- Nghiên cứu cải cách nền GD quốc dân theo hướng mở của nền kinh tế thị trường.

- Bây giờ cứ triển khai hệ thống SGK phục vụ cho nền GD quốc dân hiện tại theo hướng hoàn thiện hơn.

- Sau đó khởi động lập đề án, nhân lực, có bộ phận chuyên trách trên cơ sở hệ thống hiện nay, kế thừa cái hiện tại, tiếp thu xu thế phát triển của thế giới theo hướng mở, học tập suốt đời.”

Thủ tướng đồng ý lập Ủy ban Quốc gia đổi mới GD-ĐT nhưng nhắc nhở đơn vị chủ trì cần giảm bớt số thành viên, tinh giản bộ máy hoạt động hiệu quả.

Về tổ chức bộ máy:

  * Chủ tịch ủy ban: Thủ tướng.

  * Hai phó chủ tịch: Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam.

  * Hai ủy viên thường trực: Bộ trưởng GD-ĐT và Bộ trưởng LĐ-TB-XH.

Kính Thủ tướng,

Chúng tôi những nhà nghiên cứu cải cách giáo dục Nhóm Cánh Diều rất cảm kích về việc Thủ tướng phải ra tay lập Ủy ban Quốc gia đổi mới GD-ĐT mà trong đó về tổ chức bộ máy như đã nói ở trên. Chúng tôi là những nhà giáo cũng rất quan tâm đến nền giáo dục nước nhà.

Trong khi đó Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, còn cho biết việc thay đổi chương trình và SGK hiện vẫn phải “Vừa chạy vừa xếp hàng”. Ông nói cần có một hệ thống chuẩn mới về GD, rồi từ đó thay đổi chương trình theo khung chuẩn, và rồi mới thay đổi SGK, thi cử. “Cái quan trọng nhất hiện nay là Bộ GD-ĐT phải sớm ban hành được hệ thống chuẩn về GD mới”

- Hệ thống chuẩn về GD mới: như vậy cho đến giờ phút này Bộ GD-ĐT vẫn chưa đưa ra được hệ thống chuẩn về GD mới.

- Việc thay đổi chương trình và SGK: hiện vẫn phải “Vừa chạy vừa xếp hàng”

+ Nhưng mà vẫn chưa xác định được chạy đi đâu, đổi mới theo kiểu nào?

+ Như vậy công việc mới bắt đầu mò mẫm, và công việc mới sẽ như thế nào?

Vì lo lắng đến sự đổi mới nền giáo dục nước nhà mà nguyên chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã kêu gọi toàn thể các Bộ, các ngành tập trung hỗ trợ cho Bộ GD-ĐT.

Cũng như theo giáo sư Ngô Bảo Châu, “Trong giáo dục nhà nước không thể làm hết mọi việc. Có rất nhiều việc mà sáng kiến ban đầu xuất phát từ xã hội dân sự, từ những người thực sự quan tâm đến giáo dục chứ không phải làm việc theo sự chỉ đạo của nhà nước. Điều quan trọng là họ hành động và chúng ta có thể nhìn thấy kết quả công việc của họ. Những hoạt động đó xuất phát từ thiện tâm, muốn nền giáo dục nước nhà tốt hơn, hiệu quả hơn.

Sự xuất hiện những nhóm xã hội dân sự trong lĩnh vực giáo dục là những dấu hiệu tích cực. Tự thân cuộc sống đưa ra những yêu cầu, và xã hội vận động theo những yêu cầu đó chứ không vận động theo chủ trương, chính sách. Và hiện tại đã có nhiều nhóm đầu tư nghiên cứu về “Cải cách giáo dục”, với mỗi nhóm đã đưa ra phương hướng rõ ràng và biện pháp cụ thể. Hiện nay đã có những nhóm đã có công trình cụ thể, gồm có:

   – Nhóm Cánh Buồm của Giáo sư Phạm Toàn ở Hà Nội.

   – Nhóm Học Thế Nào của Ngô Bảo Châu.

   – Nhóm Giáp Văn Dương ở Hà Nội.

   – Nhóm Cánh Diều ở TP. HCM.

Chỉ cần Tổ chức Hội thảo để các công trình mà các nhóm đã nghiên cứu được trình bày trước công luận. Từ đó các nhà giáo dục, các nhà khoa học, và nhất là các phụ huynh có trình độ và am hiểu về giáo dục cho ý kiến phản biện để chọn lựa.

Sau khi đã chọn lựa, ta tiến hành thực hiện. Rồi từ thực tiễn chúng ta chỉnh sửa, hoàn thiện. Đây là những công trình có tầm ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của nước nhà nên việc phản biện phải giao cho các trường Đại học lớn của nhà nước: Đó là 2 trường ĐHSP của Hà-Nội và TP.HCM, cùng 2 trường ĐH KHTN của Hà-Nội và TP. HCM là hội đồng phản biện, duyệt đề án để tránh những tiêu cực xảy ra.

Chúng tôi thành khẩn đề nghị Ủy ban Quốc gia đổi mới GD-ĐT nên nhường chỗ lại cho Bộ GD-ĐT. Vì những lý do sau:

- Giáo dục là một lĩnh vực chuyên sâu, và công việc ấy trách nhiệm chính thuộc về Bộ trưởng liên quan, là người có đủ trình độ và năng lực để làm công việc này. Thủ tướng bận trăm công ngàn việc, hơn nữa không nên ôm đồm nhất là về lĩnh vực giáo dục.

- Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư có thể là người giỏi về tuyên truyền đường lối, chính sách chứ không am tường về giáo dục.

Chúng tôi đề nghị Đảng và Nhà nước nên tôn trọng ý kiến cũng như sáng kiến của các nhà chuyên môn chứ không nên áp đặt, chỉ đạo.

Cụ thể chúng tôi đề nghị Bộ trưởng GD-ĐT là người chịu trách nhiệm chính trong việc Đổi Mới nền GD-VN, bằng cách:

+ Cho các nhóm nghiên cứu báo cáo về đề tài của mình. Gồm: thời gian hoàn thành và kinh phí cần thiết.

+ Sau khi được công luận cho ý kiến và được hội đồng xét duyệt dựa trên công luận mà chọn lựa.

Theo chúng tôi nghĩ, chúng ta cần nên làm rõ những hạn mục và kinh phí.

Mọi việc nên đề ra cụ thể rõ ràng để mọi người có thể kiểm tra tính khả thi, nêu những thắc mắc chất vấn về những khó khăn trở ngại (liệu chăng những nhóm ấy có trả lời được không), cũng như theo dõi tính hiệu quả của nó.

+ Nhận kinh phí thực hiện theo từng giai đoạn và phải báo cáo rộng rãi, công khai.

+ Phải bảo đảm được thời gian nhanh nhất và ít tốn kém nhất.

***

- Riêng Nhóm Cánh Diều, chúng tôi bảo đảm:

+ Cải cách GD bậc tiểu học trong vòng 1 năm: Các mũi nhọn mà chúng ta quan tâm là Tiếng Việt, Tiếng Anh, Toán, Tin học, còn các môn khác cho con em học nhẹ nhàng thôi. Có thể một giáo viên nên phụ trách một lớp trọn vẹn với sự trợ giúp của thiết bị sẽ đạt hiệu quả cao.

+Trong thời gian cải cách ta vẫn trưng dụng sách cũ đã in. Khi hoàn chỉnh ta in luôn một lần, sử dụng lâu dài tránh lãng phí.

+ Trong quá trình thực hiện và chỉnh sửa, ta có thể dùng Latop để truyền tải thông tin vừa nhanh, gọn nhẹ và dễ góp ý điều chỉnh.

Chúng tôi cũng xin nói rõ hơn về lịch trình và kế hoạch cải cách Lớp1:

Như đã nói, thời gian thực hiện cải cách bậc tiểu học là 1 năm, được chia ra như sau:

+ Lớp 1 Nhóm Cánh Diều chúng tôi sẽ thực hiện trong 6 tháng: 3 tháng để chúng tôi hoàn thành nội dung; 3 tháng để chúng tôi thực hiện phim ảnh, hỗ trợ cho nội dung giảng dạy.

+ Sau khi hoàn thành cải cách lớp 1 bậc tiểu học, chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm và có kế hoạch mẫu mực để thực hiện các lớp 2, 3, 4, 5 còn lại.

+ Như vậy là sau một năm chúng tôi đã hoàn thành cải cách GD bậc tiểu học.

Từ thành tựu đó chúng ta đánh giá kết quả đạt được. Rồi từ kết quả đó, chúng ta xây dựng những kiến thức tiếp theo cho những cấp tiếp theo.

Việc cải cách nội dung: ta phải biết kế thừa những gì tốt đã có, tinh giản những điều gì không cần thiết, bổ sung những kiến thức mới thấy cần.

+ Cần phải kết hợp với nhận xét góp ý của các thầy cô giáo về giáo trình họ đang giảng dạy, vì họ là những người trải nghiệm sâu sát nhất hiểu kỹ hơn chúng ta (còn việc nhìn xa, trông rộng là những nhà nghiên cứu CC-GD chúng tôi, cộng với sự góp ý của các nhà khoa học trong và ngoài nước).

+ Cần lắng nghe ý kiến đóng góp của các phụ huynh có con em đang học cấp1,  cấp 2 tại các thành phố lớn (vì số đông những người ấy có trình độ đại học) những người này họ đang theo dõi việc học tập con em của họ, nên khi có cơ hội góp ý thì họ sẽ tham gia tích cực.

+ Từ những góp ý của thầy cô giáo và phụ huynh học sinh, người làm CC-GD đã nắm sát được ta cần thay đổi những gì? Và cũng nhờ họ quan sát giúp đỡ chúng ta phát hiện những chỗ chưa liền lặn, để chỉnh sửa.

Về phương pháp, biện pháp:

+ Thiết bị dạy học của chúng tôi là màn hình, Latop, bảng, phấn. Không cần thêm những thiết bị nào khác (vì mọi thí nghiệm đã được chiếu lên màn hình).

+ Bằng phương pháp truyền tải Latop và màn hình, sự học tập sẽ rất sinh động.

+ Đặc biệt môn học ngoại ngữ rất thuận lợi, bằng hình ảnh con em sẽ học trực tiếp người bản xứ. Và sẽ phát âm theo một phản xạ tự nhiên, và chuẩn. Không bị phát âm sai do ảnh hưởng bởi phát âm của các thầy cô giáo.

Qua đó năng lực chuyên môn của thầy cô giáo cũng được nâng lên, cải thiện rất nhiều.

Với phương án mà Nhóm Cánh Diều đưa ra, chúng tôi cũng cần nêu những thuận lợi và khó khăn, để công luận thấy và cùng nhau luận bàn về vấn đề chung của đất nước.

Thuận lợi:

+ Sử dụng phương pháp Latop và màn hình vào dạy học là phương pháp hiện đại nhất. (Sử dụng sản phẩm của Việt Nam, nếu chưa có sẵn ta phải đầu tư ngay)

+ Một cơ hội đầu tư để phát triển ngành tin học nước nhà: về sản xuất phần cứng, cũng như phát triển phần mềm (Có tiêu thụ được sản phẩm rộng rãi, thì chúng ta mới đầu tư phát triển được)

+ Giảng dạy theo phương pháp trên, việc truyền đạt sinh động, nhanh nhạy giúp cho sự làm việc của thầy cô giáo và học sinh tiết kiệm được sức khỏe.

+ Khi có trình độ tin học cao, người học sinh dễ có cơ hội để tự học suốt đời.

Khó khăn:

+ Việc đầu tư mua máy chiếu, màn hình cho lớp: máy chiếu khá đắt tiền và việc bảo quản (Giải quyết: mua một TV lớn treo tường, dễ bảo quản và rẻ hơn?)

+ Tiền mua Latop cho con em ở nông thôn cũng như con em hộ nghèo ở thành phố.

+ Một khi chương trình đã được giảm nhẹ, không còn dạy thêm nữa đời sống thầy cô giáo cấp 1 sẽ gặp khó khăn. Nhà nước cần có những chính sách để giải quyết những khó khăn này.

Với những phát triển của Internet ngày nay, việc đầu tư cho phương tiện Latop để đạt được một nền giáo dục có chất lượng và đồng đều trên cả nước vẫn là rẻ hơn rất nhiều.

Một đề nghị chúng tôi xin được đưa ra: Về khoản lợi mà Nhóm Cánh Diều thực hiện được, sẽ không trả lại ngân sách cho nhà nước mà dùng để hỗ trợ nâng lương cho toàn thể thầy cô giáo bậc tiểu học. Giúp thầy cô giáo an tâm với đời sống, tập trung dạy dỗ con trẻ tốt hơn. Vì đây là cấp học quan trọng nhất.

TP.HCM ngày 10/03/2014

                                                             Kính chào đoàn kết và xây dựng

                                                                     TM. Nhóm Cánh Diều

TS. Lê Khánh Luận

L.K.L.

Nguồn: basam.info


© 2016 About Us | Terms & Conditions