Khi Cơ quan Quốc hội vi phạm pháp luật, tham nhũng, hối lộ!

Phối cảnh Nhà làm việc của Quốc hội
và các cơ quan Quốc hội tại TP Đà Nẵng
Sáng 23/2, tại TP Đà Nẵng, Văn phòng Quốc hội tổ chức lễ khởi công hoành tráng xây dựng công trình "Nhà làm việc không thường xuyên của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội tại thành phố Đà Nẵng", đến dự có cả lãnh đạo Quốc hội.

Theo ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, dự án được xây dựng trên khu đất 3.348,9m2, diện tích xây dựng 1.468m2 với quy mô một tòa nhà cao 21 tầng và 2 tầng hầm với tổng diện tích sàn 23.879m2. Công trình này nằm ở ngã tư đường Võ Nguyên Giáp và đường Morison, là nơi làm việc không thường xuyên của đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung và Tây Nguyên. 


Các đại biểu tham dự lễ khởi công.
Điều đáng nói là những khuất tất trong việc lựa chọn nhà thầu của Chủ dự án. Tổng công ty 789 (Bộ Quốc Phòng) là đơn vị trúng thầu thi công gói thầu số 12 “Xây lắp phần móng, thô, hoàn thiện; hệ thống điện, cấp thoát nước trong nhà; sân vườn, hạ tầng kỹ thuật ngoài nhà; hệ thống thoát nước và xử lý nước thải”. Bức xúc trước việc quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng, Tổng Công ty 36 đã có ĐƠN KIẾN NGHỊ ngày 06/1/2013 gửi Văn phòng Quốc hội về kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu xây lắp số 12 này. (Xem chi tiết ở dưới)

Trong ĐƠN KIẾN NGHỊ, Tổng Công ty 36 cho rằng, nội dung hồ sơ mời thầu gói thầu số 12 của Chủ dự án là trái với quy định của pháp luật về đấu thầu dẫn đến sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu. Cụ thể:
- Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật qui định tại mục 2, Chương III của hồ sơ mời thầu đã vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ.
- Về công thức xác định giá đánh giá quy định tại Mục 3, Chương III: sử dụng điểm kỹ thuật (được xác định theo tiêu chí chủ quan của người chấm thầu) để xác định giá đánh giá là không đúng với quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật số 38/2009/QH12 của Quốc hội, khoản 3 Điều 26 Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ.
- Về tài liệu chứng minh năng lực tài chính: quy định tại điểm b4, khoản 2, mục 16, Chương II: không đúng với quy định của Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp ban hành theo Thông tư số 01/2010/TT-BK ngày 06/01/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Tóm lại, với các nội dung trong hồ sơ mời thầu gói thầu số 12 đã vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Đấu thầu, nhằm loại bỏ nhà thầu tham gia đấu thầu, tạo lợi thế cho một số nhà thầu sân sau. Như vậy, vi phạm nguyên tắc đấu thầu tại khoản 2 Điều 4 Luật Đấu thầu.
Mặt chính công trình hướng biển
Cuối cùng, ĐƠN KIẾN NGHỊ của Tổng Công ty 36 cũng không được Văn phòng Quốc hội lắng nghe giải quyết. Bất chấp kiến nghị của Tổng công ty 36, bất chấp những việc làm sai phạm nghiêm trọng Luật Đấu thầu, nhưng vì lợi ích từ việc lót tay, lại quả của các nhà thầu trúng thầu, lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, Lãnh đạo Quốc hội vẫn tổ chức lễ khởi công xây dựng công trình này vào sáng 23/2. Đây là một bằng chứng cho thấy, ngay tại Quốc hội - Cơ quan quyền lực cao nhất, thay mặt nhân dân cả nước quyết định những vấn đề trọng đại nhất của đất nước lại xảy ra tham ô, hối lộ, tham nhũng trắng trợn.

Còn nhớ, khi nói về công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã tuyên bố tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 18/9/2013 như thể tấn công vào lực lượng chống tham nhũng rằng: “Chưa thấy nói rõ trong lực lượng đấu tranh phòng, chống tham nhũng có tiêu cực, bỏ sót, bao che không? Có tham nhũng trong lực lượng đấu tranh phòng, chống tham nhũng không?”.

Xin thưa ông Chủ tịch Quốc hội, có đấy ạ, thậm chí ngay tại Cơ quan tham mưu của Quốc hội cũng tham ô, hối lộ, tham nhũng đấy. Và cũng tiện đây xin hỏi ngài Chủ tịch Quốc hội, nếu lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, Lãnh đạo Quốc hội vi phạm pháp luật, tham ô, hối lộ thì ai giám sát?

Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng: “QH tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai?”.
Người ta cứ thoải mái vi phạm pháp luật, tham ô, hối lộ hoặc ít nhất là bao che, chống lưng cho các tập đoàn sân sau vơ vét của cải, đến khi xem xét trách nhiệm thì họ nói rằng, họ là dân, mà đã là dân thì dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai!


Sau đây là ĐƠN KIẾN NGHỊ của Tổng Công ty 36 ngày 06/1/2013 gửi Văn phòng Quốc hội:




Nguồn: Internet

© 2016 About Us | Terms & Conditions