Công an Việt Nam giải tán cuộc biểu tình tại Đại sứ quán Trung Quốc liên quan đến sự bế tắc Biển Đông


-->
Photo: Reuters / Kham James Pearson (Reuters) - Hành Nhân (Danlambao) dịch - Công an Việt Nam hôm thứ ba đã phá tan một cuộc biểu tình ngắn bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội chống lại việc khảo sát hàng hải của Bắc Kinh tại một khu vực ngoài khơi ở Vùng Đặc quyền Kinh tế quốc gia Đông Nam Á (EEZ), một nhân chứng của Reuters cho biết.

Các tàu của Việt Nam và Trung Quốc đã ở trong tình trạng bế tắc kéo dài nhiều tuần gần khu vực dầu, cuộc đối đầu mới nhất ở vùng biển có tiềm năng biến thành một điểm nóng của toàn cầu trong khi Hoa Kỳ thách thức các yêu sách hàng hải của Trung Quốc. 
Các cuộc biểu tình ở quốc gia Đông Nam Á độc tài và Cộng sản cai trị là rất hiếm hoi, và công an đã giải tán cuộc biểu tình ngắn ngủi của khoảng 10 nhà hoạt động của nhóm “No-U” chỉ trong vòng vài phút. 
“Chúng tôi đang làm điều này trước đại sứ quán Trung Quốc để thể hiện sự tức giận của chúng tôi ra với thế giới” - ông Lê Hoàng, một trong những người phản đối, nói với Reuters. 
Việt Nam cáo buộc tàu khảo sát Trung Quốc Haiyang Dizhi 8 (Hải Dương Địa Chất 8) và những tàu Hải cảnh hộ tống các hoạt động phi pháp của nó trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, và yêu cầu Trung Quốc phải rút toàn bộ tàu đi. 
Tuần trước đó, một nhóm ngư dân Việt Nam đã kêu gọi chính phủ phải thực hiện các biện pháp mạnh mẽ hơn để loại bỏ các con tàu, nói rằng chúng đang làm gián đoạn các hoạt động đánh bắt cá của ngư dân. 
“Tôi thực sự hy vọng rằng Việt Nam sẽ khởi kiện tại Tòa án quốc tế chống lại các vi phạm của Trung Quốc và đường chín đoạn bất hợp pháp của nó”, ông Hoàng nói thêm. 
Nhóm “No-U” được lấy tên từ đường chín đoạn hình chữ U, đánh dấu Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tại một vùng rộng lớn của Biển Đông, bao gồm các dải lớn của thềm lục địa Việt Nam, nơi mà đã nhượng bộ dầu mỏ. 
Hải Dương Địa Chất 8, do Cơ quan Khảo sát Địa chất Trung Quốc vận hành, và một số tàu Cảnh sát biển Trung Quốc vẫn còn ở trong Vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam gần đây nhất là vào hôm thứ Hai theo Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (C4ADS) có trụ sở tại Washington cho biết, sử dụng dữ liệu từ công ty phân tích hàng hải Winward. 
Vào tuần trước, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, trong chuyến thăm căn cứ hải quân chiến lược chính của Việt Nam tại thành phố cảng trung tâm Cam Ranh đã cảnh báo về một tình hình ngày càng phức tạp trên biển, như truyền thông nhà nước cho biết. 
Gặp gỡ nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Wang Yi (Vương Nghị) tại Bangkok vào tuần trước, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh cho biết hai bên cần duy trì hòa bình và sự ổn định và quản lý tốt hơn những tranh chấp trên biển, Việt Nam cho biết trong một tuyên bố. 
Vào hôm thứ Năm, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã chỉ trích “sự ức hiếp” của Trung Quốc tại vùng Biển Đông đang tranh chấp, trong khi Bộ trưởng Vương Nghị nói rằng các vấn đề hàng hải liên quan đến Việt Nam không nên can thiệp vào mối quan hệ hai chiều.



James Pearson
Nguồn: 
https://www.reuters.com/article/us-vietnam-china-southchinasea-idUSKCN1UW0GQ?utm_campaign=trueAnthem%3A+Trending+Content&utm_content=5d49397fffeb9a00013b96b3&utm_medium=trueAnthem&utm_source=facebook&fbclid=IwAR1afWHnEYWXVEKAkd0gKXpyMrDL2AxZ1yxqR0h6kJr2SS_CKdkRhvxNzHI
Người dịch:
Hành Nhân danlambaovn.blogspot.com

Source: Dân Làm Báo

© 2016 About Us | Terms & Conditions