Luận bàn về chiến dịch chống tham nhũng hiện nay

LaoDai Lao (Danlambao) - Chính quyền Việt Nam có vẻ rất quyết tâm chống tham nhũng khi ban hành Nghị định 59/2019/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật phòng chống tham nhũng. Theo đó quy định trong Điều 29, chỉ ra các trường hợp xung đột lợi ích:
- Bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu;

- Ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột hoặc để doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình khi được giao thực hiện các giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó;
- Có vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột là người có quyền, lợi ích trực tiếp liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của mình;
- Can thiệp hoặc tác động không đúng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền vì vụ lợi.
Và Điều 83 quy định hình thức xử lý
- Cảnh cáo đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lần đầu có hành vi bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.
- Cách chức đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có hành vi bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý; để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
Nhìn lại trường hợp Nguyễn Đức Chung Chủ tịch Hà Nội Vụ xả nước từ Hồ Tây vào sông Tô Lịch, là hành vi có chủ đích trong âm mưu loại trừ mọi đề án khắc phục ô nhiễm khác để lại một phương thức duy nhất: Làm sạch sông hồ bằng hóa chất RedOxy-3C do Công ty Arktic độc quyền sản xuất. Và Arktic là công ty do con trai và gia đình của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đứng đằng sau làm chủ. 
Siêu thị Minh Hoa (số 12 Đặng Tiến Đông, Hà Nội) hiện thuộc quyền sở hữu của bà Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa và ông Nguyễn Đức Hạnh (vợ và con trai ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội). Cùng địa chỉ này, ông Hạnh còn lập Công ty TNHH TMDV Arktic vào cuối năm 2015 rồi nhập chất độc quyền để thành phố mua bằng tiền ngân sách. Doanh nghiệp của vợ con Chủ tịch không chỉ nhập hóa chất để bán độc quyền cho ngân sách mà còn nhập máy móc, trang thiết bị phục vụ lợi ích công cộng với số lượng rất lớn khác như: Xe làm sạch đường Hako CM600, CM1600; xe làm sạch đường Citymaster, máy nghiền cây, máy cưa, bơm nước trục ngang đa tầng cánh, máy xới, máy cắt cỏ, bơm nước, máy cưa... chưa kể Siêu thị Minh Hoa còn cung cấp nhiều cây xanh đưa vào đơn đặt hàng sử dụng ngân sách Thành phố Hà Nội.
Sự việc rõ như ban ngày, Nguyễn Đức Chung vi phạm các quy định tại Điều 29 của Nghị định 59/2019/NĐ-CP nhưng không bị xử lý theo Điều 83.
Ngẫm lại trường hợp Bà Phan Thị Mỹ Thanh phó bí thư Tỉnh ủy, trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Ủy ban Kiểm tra trung ương chỉ ra ngoài những vi phạm đã được Ủy ban này kết luận tại kỳ họp 15 và đã thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, qua kiểm tra lần này cho thấy, bà Thanh còn có thêm vi phạm, khuyết điểm. Với cương vị phó chủ tịch UBND tỉnh (từ tháng 6/2011 đến tháng 9/2014), bà Thanh đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được phân công, ký nhiều văn bản liên quan đến dự án đầu tư trái quy định, có biểu hiện tư lợi cho doanh nghiệp của gia đình mình.
Vừa qua, Phiên họp thứ 16 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo đã chỉ đạo:
"Hôm nay, các đồng chí họp, ra văn bản, sắp tới các cơ quan điều tra cứ thế mà làm, điều tra theo luật pháp, ý kiến khác nhau đưa ra bàn, nếu còn nhiều ý kiến khác nhau ta theo nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng. Đấy là chưa nói cá nhân anh có vướng víu gì, hoàn toàn lành mạnh thôi, ý kiến khác nhau là bình thường, mỗi anh ở một góc tiếp cận một lượng thông tin khác nhau thì ý kiến khác nhau, bàn cho kỹ đi nhưng phải đi đến kết luận. Mỗi ông gác một mảng, biết mảng mình thôi, cứ bảo vệ ý kiến của mình, nhưng phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc, của Đảng lên trên hết, trừ phi cá nhân anh có động cơ gì thì xử cả anh. Phải chống tham nhũng ngay trong các cơ quan phòng chống tham nhũng cơ mà, anh vướng vào quan hệ thân quen, tìm mọi cách che, xóa nhẹ nó đi - không được! Gia đình vợ con vướng vào, anh tìm mọi cách - không được! Phải nói thẳng nói thật như thế, đây là kinh nghiệm. Tất cả các cơ quan tố tụng ngồi đây hết, cả cơ quan quần chúng, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, tư pháp có hết ở đây, chúng ta lại chịu à”.
Có thể thấy chiến dịch chống tham nhũng mà Tổng Bí thư phát động đã "khôn" ra nhờ trí tuệ nhân tạo 4.0 của Thủ tướng Phúc đến mức dường như nó biết “lựa chọn” người hành động.

LaoDai Lao danlambaovn.blogspot.com

Source: Dân Làm Báo

© 2016 About Us | Terms & Conditions