Nguyễn Đắc Kiên "versus" Nguyễn Phú Trọng

Đi Tới (Danlambao)"Mời nhân dân góp ý mà dùng quân đội, công an đe dọa dân, NPT đã tỏ ra xảo quyệt. Dân góp ý thẳng thắn về các quyền tự do căn bản lại lên án dân suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống... là hỗn xược. Đòi "xử lý" dân khi góp ý là độc ác vì ai cũng biết rằng "làm việc" hay "xử lý" kiểu CS là hăm dọa, đuổi việc, trả thù, khủng bố, tra tấn, giam lỏng, bỏ tù..."

Trong những ngày qua, khắp thế giới đã vang lên lời tuyên bố công dân của ký giả Nguyễn Đắc Kiên cùng sự phê phán lời phát biểu phản dân chủ của Nguyễn Phú Trọng. Ký giả NĐK được ủng hộ nhiệt liệt trong khi Tổng bí thư đảng CS Nguyễn Phú Trọng bị lãnh búa rìu dư luận và phải học nhiều bài học cay đắng về dân chủ, tư cách và đạo đức làm người.

Vì đâu nên nỗi? Nguyên do là Tổng bí CS Trọng mời nhân dân "tự do" đóng góp ý kiến sửa đổi hiếp pháp, liền sau đó, lại răn đe bằng cách yêu cầu lực lượng công an và quân đội phải "ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ việc lấy ý kiến nhân dân để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá đảng và Nhà nước". Trắng trợn nhất là, ngày 25/2/2013, NPT cho rằng "đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng, muốn đa nguyên đa đảng, có tam quyền phân lập, phi chính trị hóa quân đội, tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, kí đơn tập thể""suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống... Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này".

Mời nhân dân góp ý mà dùng quân đội, công an đe dọa dân, NPT đã tỏ ra xảo quyệt. Dân góp ý thẳng thắn về các quyền tự do căn bản lại lên án dân suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống... là hỗn xược. Đòi "xử lý" dân khi góp ý là độc ác vì ai cũng biết rằng "làm việc" hay "xử lý" kiểu CS là hăm dọa, đuổi việc, trả thù, khủng bố, tra tấn, giam lỏng, bỏ tù...

Nhân dân là cha mẹ của tất cả các tầng lớp trong xã hội. Trước khi là đảng viên, công an, quân đội hay một ngành nghề gì, mọi người đều là nhân dân và do dân sinh ra, nuôi dưỡng. Đến khi trưởng thành, họ mới gia nhập và trở thành các tầng lớp đó. Hỗn xược với dân là hỗn xược với cha mẹ sẽ không bao giờ được nhân dân yêu mến và ủng hộ. Bởi vậy, các nhà lãnh đạo trên thế giới chỉ thuyết phục hay kêu gọi dân chúng ủng hộ đường lối do họ đề ra và không bao giờ dám hỗn với dân. Kết án "cha mẹ" suy thoái đạo đức, lối sống... khi "góp ý sửa đổi hiến pháp", NPT quả xứng với hỗn danh "Trọng Lú hỗn hào".

NPT đã hành xử không bằng đứa trẻ con. Với sự thiếu chữ tín và bình đẳng, trong quan hệ xã hội, NPT bị coi như kẻ lường gạt, đàng điếm; trong quan hệ quốc tế, bị coi là kẻ lưu manh chính trị không gây được sự tin cậy, hợp tác. Điều này sẽ đưa đất nước đến chỗ bị cô lập, nghèo nàn và hèn yếu.

Bức xúc với cách hành xử ngang ngược, hỗn hào của NPT, ký giả Nguyễn Đắc Kiên đã sử dụng quyền công dân của mình--mọi người đều bình đẳng trước pháp luật--vạch rõ cho NPT thấy rằng "ông không có tư cách để nói với toàn dân" những điều như trên vì chỉ là chủ tịch băng đảng CS. Những câu hỏi ký giả NĐK nêu ra cũng khiến Trọng phải á khẩu: "Thế ra, cha ông tổ tiên chúng ta, khi chưa có chủ nghĩa cộng sản vô đạo đức hết à? Thế ra, những người không theo đảng cộng sản trên thế giới là vô đạo đức hết à?"

Lần đầu tiên dưới chế độ độc tài CS, không qua kiến nghị "xin-cho", một người dân--ký giả Nguyễn Đắc Kiên, với tư cách công dân, bất chấp nguy hiểm, can đảm tuyên bố những điều mình muốn: "... tôi muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới thực sự là ý chí của toàn dân Việt Nam... ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh vì tự do, dân chủ, vì hòa bình, tiến bộ của dân tộc Việt Nam... ủng hộ xây dựng một chính thể tam quyền phân lập... ủng hộ phi chính trị hóa quân đội... "

Lời tuyên bố của ký giả Nguyễn Đắc Kiên đã nhanh chóng vang xa trên toàn thế giới và trở thành "Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do" đăng trên Dân Làm Báo với hàng ngàn chữ ký ủng hộ vì hợp lòng dân. Điều này cho thấy nhân dân Việt Nam khao khát tự do, dân chủ và chán ghét đảng CS độc tài, thối nát.

Nguyễn Đắc KiênNguyễn Phú Trọng đã cho thấy hai tư cách khác nhau một trời một vực: một người cương trực, vì dân vì nước bất chấp nguy hiểm bị đe dọa; một người hèn với giặc, ác với dân, ăn gian nói dối, luôn mồm biết ơn giặc Tầu mà lại sẵn sàng dùng bạo lực đàn áp nhân dân VN theo kiểu luật rừng. Đó là lý do tại sao chỉ trong một thời gian ngắn, công dân can đảm Nguyễn Đắc Kiên đã được nhân dân kính trọng, yêu mến; trong khi đó, Nguyễn Phú Trọng bị coi thường, khinh bỉ dù ở vị trí quyền lực cao chót vót.




Source: Dân Làm Báo

© 2016 About Us | Terms & Conditions