Phê bình tiếp tập thơ dở nhất nước vừa được hội nhà văn Việt Nam trao giải thưởng văn học 2013

Trần Mạnh Hảo (Danlambao) - Vừa qua, chúng tôi (TMH) đã gửi in trên mạng bài: “Những lớp sóng ngôn từ hay những lớp sóng giải thưởng đánh chìm thơ” nhằm phê bình tập thơ của tác giả Mã Giang Lân: “Những lớp sóng ngôn từ” (NXB Hội nhà văn 2013). Tập thơ “Những lớp sóng ngôn từ” là tập thơ duy nhất nhận được giải thưởng Hội nhà văn VN năm 2013.

Chúng tôi xin nhắc lại nhận định của mình trong bài trước: nếu nói tập thơ “Những lớp sóng ngôn từ” của Mã Giang Lân là tập thơ dở nhất nước từ xưa tới nay thì cũng đã là lời tôn vinh nó rồi. Vì tập sách có 42 bài văn xuôi kể kể dông dài, lẩm cẩm liên tục xuống dòng này có phải là thơ đâu mà đánh giá nó trên thước đo hay dở?

Đã có mấy trăm “còm” góp ý về bài phê bình tập thơ trên của chúng tôi được bạn đọc post lên mạng. Đa số các ý kiến đều đồng tình là bốn bài thơ của Mã Giang Lân trong tập “Những lớp sóng ngôn từ” do chúng tôi dẫn ra là nhạt hơn nước ốc và dở quá xá. Nhà thơ, bác sĩ Nguyễn Đức Tùng từ Canada email về hỏi chúng tôi, rằng chẳng lẽ tập thơ được giải Hội nhà văn mà lại không có vài ba bài hay à? Tôi trả lời bác sĩ Tùng là tuyệt đối không có bài hay, thậm chí bài khá cũng không có trong tập thơ do Hội nhà văn Việt Nam vừa tôn vinh là hay nhất nước năm 22013. Có bạn trong còm còn hỏi chúng tôi, bác Hảo chọn đúng bốn bài thơ dở nhất tập đưa lên, trong đó dở nhất là ba bài đầu, và một bài cuối tập thơ, bác thử cho chúng em xem một số bài thơ khác trong “Những lớp sóng ngôn từ” xem nó còn dở tệ như bốn bài bác đã trưng lên cho bàn dân thiên hạ chê cười hay không?

Thì đây, thưa bạn đọc kính mến, chúng tôi xin chép bài thơ thứ năm của Mã Giang Lân in ở trang 08 trong tập: “Những lớp sóng ngôn từ” để bạn đọc tỏ tường:

BAIYOKE SKY HOTEL

Chiếc bút chì dựng đứng
Viết lên trời xanh
Baiyoke sky hotel
300 mét
84 tầng
Đêm Bangkok xoay quanh
Tầng 84 xoay quanh
Chiếc cối xay nặng nề xay thóc
Văn minh lúa nước phương Đông
Tôi ngồi tầng chót
365 mét cao
Tháp truyền hình nước Đức
Cốc café êm ru trên tay
Ước sao vọng tới quê nhà
Nỗi niềm Bangkok
Chiếc cối xay
Quay
Mệt nhọc
Đêm chín rồi
Dưới kia sao rụng đầy đường phố

Bangkok , 8-2004” - (hết trích)

Cái gọi là “bài thơ” trên đây của Mã Giang Lân phải gọi “Bài thơ con cóc” bằng cụ: “Con cóc trong hang/ con cóc nhảy ra/ con cóc nhảy ra/ con cóc ngồi đấy/ con cóc ngồi đấy/ con cóc nhảy đi”. Bài văn xuôi dở tệ năng xuống dòng của Mã Giang Lân toàn kể lể dông dài, vớ vẩn, lẩm cẩm, chẳng có câu nào thơ. Có câu đầu ví cao ốc (khách sạn Bangkok) như: “Chiếc bút chì / dựng đứng/ viết lên trời xanh” có vẻ như là một câu thơ. Nhưng đây là sự đạo văn của Mã Giang Lân. Mã tiên sinh đã ăn cắp nguyên xi câu của Nguyễn Văn Siêu viết bằng chữ Hán trên Tháp Bút Hồ Gươm: “Tả thanh thiên” (Viết lên trời xanh). Xin nhớ, về ý này, thi hào Cao Bá Quát cũng đã có câu thơ viết về sông Hương: “Trường giang như kiếm lập thanh thiên” (Dòng sông như kiếm dựng trời xanh)…

Câu kết của bài kể lể dông dài của Mã tiên sinh trên có vẻ như thơ nhưng lặp lại cả tỉ người đã viết về sao rơi, sao rụng: “Dưới kia sao rụng đầy đường phố”

Chúng tôi xin chép ra bài thứ sáu in ở trang 10 của cuốn thơ họ Mã, để xem “nhà thơ hay nhất năm 2013” đã biến thành “nhà kể lể học”, lảm nhảm dông dài này sao gọi là thơ, như sau:

MƯA TUYẾT SA PA

Những tổ chim treo mình trên vách đá
Đóng kín cửa
Người trùm chăn đốt lửa đêm ngày
Những bông tuyết chao liệng
Đêm trắng mơ hồ bay
Gió lạnh kéo về
Tôi vội vã ra xe mua vé
Hối hả tàu
Nôn nao xe lượn
Nôn nao trời
Nôn nao đất
Mây chơi vơi
Hết một tuần hong hóng ngóng lên trời
Nuốt vội nỗi buồn
Choàng thêm giá rét
Lại xuôi
Từng đôi từng đôi
Chập chờn đuổi theo hoa tuyết
Những cây thông già cao vút
Nõn nà trong mưa tuyết Sa Pa
Trắng như thể làm sao quên được
Làm sao không ngẩn ngơ
Thiêm thiếp giấc ngủ muộn
Những mái nhà những ngả đường
Phập phồng dưới màu trắng trinh nguyên
Chuông điện thoại đổ dồn
Sa pa mưa tuyết
Tôi làm sao có cánh
Bay lên

01-2005” - (hết trích)

Thơ mà viết như thế này, thì tờ báo tường lớp bảy ngày xưa do tôi làm tổng biên tập đã ném vào sọt rác, đừng có mà mơ in trên báo tường lớp bảy à nha. Nếu ta đã gọi thơ kiểu Nguyễn Quang Thiều là TRƯỜNG THƠ TÂN CON CÓC thì thơ của Mã Giang Lân phải là TRƯỜNG THƠ CỰU CON CÓC vậy.

Chúng tôi xin chép tiếp bài thơ thứ bảy của Mã tiên sinh in trên trang 12 của cuốn thơ vừa được hội nhà văn vinh danh, xem thơ này hay ra sao, hay chỉ là mấy lời kể lể con cà con kê con dê con ngỗng:

TÙY HỨNG

Cùng học với ta hồi nhỏ ai là người dại hơn ta
“thập tải độc thư bần đáo cốt” *
Mấy chục năm sách chất đầy nhà
Còn là ta hay không là ta

Em ơi tháng ngày sao quá chật
Hai mươi chín mất
Ba mươi đâu tìm không ra
Ba mươi mốt gán nợ
Chạy làng sang tháng ba

Không hy vọng thì không thể sống
Dù hy vọng cùng đường
Ban đêm đốt đèn tìm ánh sáng
Ban ngày đốt đèn tìm bóng đêm

28-2-2005
* Nghĩa: Mười năm đọc sách nghèo tận xương (Nguyễn Trãi – Ký hữu)” - (hết trích)

Thơ với chả thẩn! Lẩm cẩm như trên thì hết bình nổi, người viết bài này bèn “ngoáy” một bài na ná bài “Ngẫu hứng” của Mã Giang Lân trên để mua vui độc giả:

TÙY TIỆN HỨNG

Bọn trăng sao bạn thuở nhỏ chơi với tớ mà khôn hơn tớ
“Thiên trường địa viễn hồn phi khổ”*
Mấy mươi năm củi mục đầy nhà
Nếu tớ biến thành trăng một tối xem tớ còn là tớ

Trăng ơi thời gian trùm lưới chật lên tớ
Sáu mươi tám rồi
Sang năm tớ sáu mươi chín
Sang năm nữa là tớ bảy mươi
Ước đem trăng bán lấy tiền tiêu

Không thấy trăng sầu chất ngất
Sống trong cái hũ giời đất này buồn tênh
Ban đêm tớ nhờ trăng tìm mặt trời
Ban ngày tớ nhờ mặt trời tìm trăng
He he…
__________________

* Nghĩa: “Trời cao đất rộng hồn đau đớn” (Lý Bạch – Trường tương tư)

Chúng tôi trích tiếp bài thơ thứ tám in trang 13 “Những lớp sóng ngôn từ” của Mã Giang Lân, xem có câu nào là thơ hay chỉ là bài kể lể dông dài nhảm nhí:

ĐI TÀU

Trôi ngược những ngôi nhà những dãy phố những mặt người loang cửa kính
Tôi ngồi lặng trước những con mắt soi mói
Vài người đàn bà luống tuổi
Săn tìm vỏ chai nước vỏ lon bia
Hy vọng mấy đồng bạc lẻ
Có thể nuôi con nuôi mẹ già
Người về quê tìm mồ mả tổ tiên
Người bươn bả kiếm miếng ăn nơi đất mới
Người tay xách nách mang mánh lới
Bán buôn xuyên các phố phường
Những mái đầu lắc lư nhịp đập con tàu

Cùng thường dân hạng ba
Tôi lọt thỏm giữa gói nhỏ gói to valise hòm xiểng
Con tàu vô tâm
Kéo một hồi còi dài lao vào đêm tối
Bất chấp mông lung
Bất chấp cả những gì hiểm họa
Tin có con người trên tàu
Mà chính con người lại đang gà gật theo nhau…

5-2007” - (hết trích)

Chao ôi, kể lể nhảm nhí như trên mà thơ phú nỗi gì hả trời? Thà có ai làm thư ký đi theo một kẻ tâm thầm lảm nhảm, chép lại lời điên kia rồi post những lời ấm ớ ngẩn ngơ kia lên mạng với sự xuống dòng tít mù có thể còn hay bằng vạn thứ thơ quỷ quái được Hội nhà văn tôn vinh này. Đành phải “ngoáy” bài thơ nhái “Đi tàu” của Mã Giang Lân bằng bài “Đi tàu bay” mua vui cho độc giả tí chơi:

ĐI TÀU BAY

Mới ngồi chưa ấm chỗ tàu bay đã vút lên giời chết khiếp
Tôi ngồi bám chặt vào ghế sợ hãi
vô phúc con thuồng luồng trên không này rơi xuống một cái
vài ba bà nhà quê có tiền ngồi cạnh tôi nhắm mắt kêu chúa ôi
có người khiếp quá niệm Phật
có cô gái đỏng đảnh lại rú lên sướng quá sướng quá
máy bay vút lên cao ù tai tôi hụt hẫng
người giàu đi máy bay
người nghèo cũng đi máy bay
người đi họp mặc com lê cà vạt
người đi buôn mặc áo gió
người đi chơi thích khoe vú khoe mông
ngồi máy bay mà nói chuyện to như loa phường
quê chết đi được
tôi được tiếp viên phát chai nước với khăn lau ướp lạnh
không khát cũng uống nước cho oai
bay ba tiếng thì được cho ăn
tôi ăn
bà già ăn
đứa con gái mặc khiêu dâm cũng ăn
con tàu cứ vút trên giời như ma đuổi
lâu lâu nó giật một phát chết khiếp
máy bay đang vào vùng không khí xấu
nếu nó rơi xuống đất bây giờ
thì bồ tôi sẽ đợi tôi đến muôn đời ở nhà ga
cơ trưởng với phi hành đoàn kia
hãy nhớ chúng ta là con người
không phải cua
mà chúng mày xóc chúng ông như xóc đĩa”

Vì có độc giả nghi rằng chúng tôi gian, chọn mấy bài dở của tập “Những lớp sóng ngôn từ” trưng ra rồi vu cho các bài trong tập đều dở tất tần tật. Tôi xin cá với độc giả, cá với mấy trăm nhà phê bình văn học chính thống trong luồng, cá với ban lãnh đạo hội nhà văn và các vị bề hội đồng chấm giải thưởng văn học của hội nhà văn Việt Nam năm 2013, rằng, nếu quý vị tìm được một bài thơ hay trong tập thơ được giải thưởng này của Mã Giang Lân, chúng tôi (TMH) sẽ mất cho quý vị năm con hưu, ba con khỉ, bốn mươi con chão chuộc, bảy mươi con thuồng luồng…

Tuy vậy, chúng tôi vẫn phải trưng ra đây hai bài kể lể con cà con kê lê thê dông dài được mạo nhận là thơ trong tập “Những lớp sóng ngôn từ” của Mã Giang Lân cho chẵn mười, để bạn đọc cùng kinh hãi về thứ thơ được giải thưởng hội nhà văn:

THANH PHỐ NGÀY TRỞ LẠI” (in trên trang 60)

Ngày trở lại bao điều không trở lại
tôi lạc loài giữa phố quen
ngôi trường gần sân bóng đá
người bán ô mai rao rất lạ
ô mai đi ô mai đứng ô mai ngồi
chiếc xe đẩy thịt bò khô lắc chuông nôn nao quá
quán phở chiều ba hào
cô hàng cỡ tuổi tôi nhìn chăm chăm thương mến lắm
quên một lời chào
ông già mù gậy khuya đêm lộc cộc
tiếng rao dài tầm quất lạnh phố khuya
tôi vật vã nhờ cột đèn đom đóm
một mùa thi hối hả tiếng ve
có lần tìm quán phở
lạc vào Bến Ngự
tôi dò dẫm hồi lâu hỏi được đường về
lắm lối rẽ
lắm ngã ba
ngã ba bia, ngã ba môi, ngã ba chè
đường đi mắc cửi
phố ga chập chờn thức ngủ
lều quán lô nhô cây cỏ bám tường nhà
đêm đêm thắc thỏm
chuyến tàu qua
mấy chục năm thôi cây cầu ván long nhìn nước sông thót dạ
còn cây dâu da đổ bóng la đà
còn Hồ Thành cửa Tả cửa Tiền nước xanh trong lại
còn kỷ niệm đã mờ nơi biển báo ngã ba

11-2011” - (hết trích)

Chao ôi, thơ với chả thẩn. Tôi sẽ bé bằng con kiến hoặc sẽ đi đầu xuống đất ngay nếu quý vị nào tìm thấy trong “bài thơ” trên của Mã Giang Lân có một câu nào đáng gọi là thơ?

Chúng tôi xin trích một cái gọi là “bài thơ” khác của Mã Giang Lân trong tập thơ được giải; bài: “Ông chài” in trên trang 69 sách đã dẫn. Bài thơ kể chuyện ông chài kéo lưới kéo phải xác chết. Nếu vào tay người làm thơ có tài, chắc sẽ có bài thơ kha khá. Nhưng đây là thơ được giải, nên nó phải nằm ngoài tầm hay-dở; xin dẫn nguyên bài:

ÔNG CHÀI

Mẻ lưới chưa bao giờ nặng thế
ông chài dồn sức lực đôi tay
thân gái còn hầm hập căng tràn thèm khát
điên cuồng rơi vào thất vọng
gã tráng niên tìm đường
tuột khỏi vận may gửi thân sóng nước
ông chài lầm rầm khấn vái
con không dám thế mạng
thân xác kia đau đớn rữa tan
con xin liệm bãi bờ che chở
một nén nhang
con xin khấn tám phương trời
một nén nhang
con xin khấn mười phương đất
một nén nhang

3-2012 - (hết trích)

Con cũng xin thắp một nén nhang
Khấn hội nhà văn
Thơ dỏm thế này mà các ngài cho giải thưởng
Úm ba la
Ông bà ông vải
Một nén nhang
Cho hội nhà văn
Một nén nhang
Cho nền văn học quốc doanh
Một nén nhang…

Chúng tôi không còn đủ sức bình thơ tầm phào được giải của Mã Giang Lân nữa, bèn xin nhờ ba người khác nhái dùm:


Không ai có thể đem đến sự bình yên bình thanh thản cho chính bạn ngoài bạn”

Ralph Waldo Emerson

***

Mười tám tuổi, tôi đã có thể đứng trước lớp
đọc bài văn do mình suy nghĩ, tưởng tượng ra.
Tôi miêu tả cái cảm giác thích thú của những người bạn cùng trang lứa
khi họ lần đầu được phép lái xe.
Tôi thầm ghen tỵ với họ.
Tôi biết rằng tôi luôn phải nhờ vả người khác
mỗi khi muốn đi đến bất cứ đâu.
Bởi tôi là một người khiếm thị.
Mới bốn tuổi, tôi mắc phải căn bệnh gọi là hội chứng khô mắt,
lúc ấy mọi thứ xung quanh chỉ là những hình ảnh lờ mờ trước mắt tôi.
Có nhiều việc tôi không thể tự mình làm được.
Tôi không thể tự lái xe, không thể nhìn các bài giảng trên bảng
và đối với tôi, đọc sách là một chuyện không dễ chút nào.

Tôi luôn ước mơ mình được bình thường như bao người khác.
Từ khi không còn phân biệt rõ mọi thứ xung quanh,
những việc quan trọng đối với tôi dường như đã quá xa vời.
Nhưng tôi vẫn là tôi, tôi không thể thay đổi thực tế ấy.
Tôi cố gắng học cách sử dụng các giác quan khác
nhằm bù đắp lại những khiếm khuyết của mình.


NHỮNG NGƯỜI TRÍ THỨC TRUNG THỰC LÊN TIẾNG

Báo NHÂN DÂN
Chủ nhật, ngày 18-5-1958, trang 3
Đấu tranh vạch mặt bọn phá hoại “Nhân văn – Giai phẩm”

NHỮNG NGƯỜI TRÍ THỨC TRUNG THỰC LÊN TIẾNG

Giáo sư Trần Hữu Tước: “NHÓM NHÂN VĂN – GIAI PHẨM THẬT BỈ ỔI VÀ NGUY HIỂM”
Cuộc đấu tranh này
có một tác dụng sâu sắc đối với chúng tôi
trong việc củng cố lập trường, thống nhất tư tưởng;
chúng tôi rất lấy làm công phẫn,
rằng trong khi tuyệt đại đa số lao động trí óc
siết chặt hàng ngũ
với lao động chân tay xung quanh đảng,
nỗ lực góp phần xây dựng đất nước,
xây dựng chủ nghĩa xã hội,
thì có một số nhỏ trí thức có những
tư tưởng chính trị thù địch,
chống đối lại với lợi ích của Tổ quốc,
có những thái độ, hành động thật không xứng đáng
một người trí thức tiến bộ và chân chính của nhân nhân.
Những người đó cần phải cải tạo triệt để và xử trí thích đáng.
Qua cuộc đấu tranh này,
chúng tôi càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng,
đã dập tắt kịp thời tác hại của nhóm phá hoại này.
Dưới ngọn cờ vinh quang của đảng tiên phong,
chúng tôi tin tưởng chắc
chắn sự nghiệp cách mạng ở nước ta sẽ hoàn thành,
và chúng ta sẽ mạnh tiến lên chủ nghĩa xã hội một cách tốt đẹp và mau chóng
(blog của Lưu Song Việt)

Bài diễn văn hay nhất về Loài Chó 


Diễn văn của luật sư George Graham Vest tại phiên tòa xử vụ kiện hàng xóm làm chết con chó của thân chủ, được phóng viên William Safire báo New York Times bình chọn là hay nhất trong các bài diễn văn trên thế giới trong 1000 năm qua.

…Con chó của ta luôn ở bên cạnh ta
trong phú quý cũng như trong lúc bần hàn,
khi khoẻ mạnh cũng như lúc ốm đau.
Nó ngủ yên trên nền đất lạnh,
dù đông cắt da cắt thịt hay bão tuyết lấp vùi,
miễn sao được cận kề bên chủ là được.
Nó hôn bàn tay ta
dù khi ta không còn thức ăn gì cho nó.
Nó liếm vết thương của ta
và những trầy xướ
Source: Dân Làm Báo