DIỄN BIẾN THẢM KỊCH ĐÁM PHẢN TƯỚNG PHỐI HỢP VỚI ĐÁM PHẬT GIÁO ẤN QUANG SÁT HẠI TỔNG THỐNG ĐỆ I VIỆT NAM CỘNG HÒA NGÔ ĐÌNH DIỆM

(Xem: 1190) -



ỦY BAN TRUY TỐ TỘI ÁC ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRUNG TÂM ĐIỀU HỢP TRUNG ƯƠNG P.O. Box 6147, Fullerton, CA 92834 Điện thoại: 626-257-1057 Email: [email protected]


THÔNG BÁO ==============  
Download bản PDF hoặc in ra giấy Bản văn số 10215/ubtttadcsvn
Orange County, California, USA.
Ngày 2 tháng 10 năm 2015 Thưa Đồng bào Quốc nội, Hải ngoại,
Thưa quý Chiến hữu Quân Lực VNCH và Cảnh Sát Quốc Gia VNCH,

Chỉ còn 30 ngày nữa là đúng 52 năm ngày Tổng Thống Đệ I VNCH Ngô Đình Diệm đã vị quốc vong thân (2/11/1963 - 2/11/2015), để rồi từ đó kéo dài các cuộc hỗn loạn chính trị, đất nước điêu linh, đồng bào lầm than khổ cực, và hậu quả là ngày Quốc hận 30/4/1975.

Để tiếc thương Tổng Thống Đệ I Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm, cùng hai bào đệ của Tổng Thống, ông Ngô Đình Nhu và ông Ngô Đình Cẩn, và các anh hùng đã hy sinh mạng sống để bảo vệ Đệ I VNCH trong biến cố phản loạn 1/11/1963, Khối Kỹ Thuật sẽ trích đăng một số chương trong tác phẩm: Thích Trí Quang, Thần Tượng hay Tội Đồ Dân Tộc của tác giả Liên Thành, ghi lại nguyên nhân, diễn biến, kết quả, và hậu quả của cuộc phản loạn ngày 1/11/1963.

Xin mời quý vị theo dõi tại trang nhà http://ubtttadcsvn.blogspot.com. Trân trọng,
Tịnh Ngọc
Trưởng Khối Kỹ Thuật UBTTTADCSVN
=========== (trích sách Thích Trí Quang, Thần Tượng hay Tội Đồ Dân Tộc, bắt đầu từ trang 166 đến 202)

Sài Gòn Thiết Quân Luật


Tình hình an ninh chính trị tại Huế và Sài Gòn mỗi ngày mỗi xấu, mỗi trầm trọng thêm từ sau ngày xảy ra vụ nổ tại Đài Phát Thanh Huế làm chết 8 em nhỏ và một số khác bị thương vào lễ Phật Đản ngày 8/5/1963. Thích Trí Quang lợi dụng cơ hội nầy phát động phong trào đấu tranh nhằm mục đích lật đổ Đệ I Cộng Hòa và Tổng Thống Ngô Đình Diệm bằng cách:

1- Ra lệnh nướng sống Thích Quảng Đức ngày 11/6/1963 tại Sài Gòn, Thích Thanh Tuệ tại Chùa Phước Duyên Huế ngày 13/8/1963, Thích Tiêu Diêu tại chùa Từ Đàm Huế vào đêm 16/8/1963.

2- Tổ chức hằng loạt  các cuộc biểu tình,  mít-tinh, tuyệt thực, đình công bãi thị, bãi khóa tại chùa Từ Đàm và chùa Diệu Đế. Trên đường phố Huế, lực lượng của đám Tăng lữ Bình Trị Thiên, của Sinh viên Học sinh Phật tử, và của tiểu thương Phật tử chợ Đông Ba, chợ An Cựu, chợ Bến Ngự, kết hợp lực lượng Phật tử thuộc các khuôn hội của Tỉnh Giáo Hội Thừa Thiên Huế. 

Trong khi đó thì Trưởng Chi Bộ đảng Cộng sản Thuận Hóa tại Huế Bác sĩ Lê Khắc Quyến, Khoa Trưởng Đại học Y Khoa Huế, phối hợp hành động nhịp nhàng với Thích Trí Quang. Lợi dụng việc Viện Trưởng Đại học Huế Linh Mục Cao Văn Luận bị Bộ Quốc Gia Giáo Dục cách chức, Lê Khắc Quyến  kêu gọi các Khoa Trưởng từ chức, Sinh viên bãi khóa, biểu tình, và tuyệt thực phản đối chính quyền cách chức Linh Mục Viện Trưởng, phản đối chính quyền “đàn áp Phật giáo”.

Tại Sài Gòn tình hình an ninh cũng chẳng khác Huế là bao nhiêu. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, chính quyền trung ương Sài Gòn mỗi giờ mỗi ngày mất dần uy quyền quốc gia. An ninh trật tự lọt khỏi tầm tay kiểm soát của chính phủ và của nhân viên công lực.

Hai trung tâm phản loạn trong thời gian nầy chính là chùa Từ Đàm tại Huế và chùa Xá Lợi tại Sài Gòn.

Chỉ huy và điều động mọi cuộc phản loạn từ Huế đến Sài Gòn là đám Tăng lữ Phật Giáo Ấn Quang có tên dưới đây:

Thích Trí Quang
Thích Thiện Minh
Thích Tâm Châu
Thích Đôn Hậu
Thích Hộ Giác
Thích Huyền Quang
Thích Quảng Độ
Thích Nhất Hạnh
Thích Thiện Siêu
Thích Chánh Trực
Thích Trí Thủ
Thích Chánh Lạc
Thích Giác Đức v.v.

Những tin tức tình báo của các cơ quan tình báo quốc gia gồm dân sự cũng như quân sự, nhất hạng là cơ quan tình báo của Phủ Tổng Thống, cũng như Đoàn Công Tác Đặc Nhiệm Miền Trung đều ghi nhận một số tin tức với giá trị cao:

1- Có một số tăng ni trẻ không rõ xuất xứ, hiện đã đột nhập vào các chùa tại Sài Gòn, Chợ Lớn cũng như chùa Xá lợi. Các cơ quan an ninh tình nghi những kẻ nầy là quân Cộng sản xâm nhập.

2- Một cuộc đảo chánh sắp sửa xảy ra do một số tướng lãnh VNCH cầm đầu dưới sự hỗ trợ của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn.

3- Ngoài ra, an ninh trật tự phải được tái lập và luật pháp quốc gia phải được mọi người dân triệt để tôn trọng.

Với những lý do trên nên đêm 20/8/1963 rạng sáng 21/8/1963, Chính Phủ Ban Hành Lệnh Thiết Quân Luật, và SÀI GÒN THIẾT QUÂN LUẬT.

Vào đêm 20/8/1963 rạng sáng ngày 21/8/1963 một lực lượng hành quân hỗn hợp giữa Lực Lượng Đặc Biệt của Đại Tá Lê Quang Tung, Lực Lượng Cảnh Sát Đặc Biệt, Cảnh Sát Chiến Đấu (sau này gọi là Cảnh Sát Dã Chiến) của Nha Cảnh Sát Đô Thành Sài Gòn, Chợ Lớn.

Tất cả các lực lượng trên đều đặt dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Lê Quang Tung, Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt. Mục tiêu của cuộc hành quân trên là lục soát tất cả các nơi tình nghi, các chùa chiền, nơi đã có tin tức đang chứa chấp Việt Cộng xâm nhập từ ngoại biên vào đô thành, hoặc những thành phần bất hảo phá rối trị an ẩn nấp, để bắt giữ bọn chúng.

Sáng ngày hôm sau, ông Bộ Trưởng Ngoại Giao Vũ Văn Mẫu đệ đơn từ chức lên chính phủ để phản đối việc mà ông ta cho rằng đàn áp Phật giáo (ông nầy Phật giáo, là người của Trí Quang). Sau đó ông Trần Văn Chương, Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Hoa Kỳ, và Bà Trần Văn Chương, Đại diện cho Việt Nam Cộng Hòa, cũng xin  từ chức. 
Thích Trí Quang Trốn Vào Tòa Đại Sứ Mỹ
Trong đêm 20/8/1963 rạng sáng 21/8/1963 khi mà lực lượng hành quân hỗn hợp giữa quân đội và Cảnh Sát Quốc Gia đang tiếp diễn để truy lùng, bắt giữ đám Cộng sản trà trộn vào các chùa, cũng như các thành phần bất hảo phá rối trị an, thì Thích Nhật Thiện người thông dịch viên riêng của Thích Trí Quang đã dẫn Thích Trí Quang chạy trốn vào cơ quan USAID của Mỹ. Sau đó từ cơ quan USAID, Thích Nhật Thiện dẫn Thích Trí Quang chạy trốn vào Tòa Đại Sứ của Hoa Kỳ. Rõ ràng đây là kế hoạch giải thoát và bảo vệ Thích Trí Quang của ông Đại Sứ Hoa Kỳ Henry Cabot Lodge và của cơ quan tình báo CIA. Thích Trí Quang trốn tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ từ 21/8/1963 cho đến ngày 4/11/1963 sau khi cuộc đảo chánh đã thành công y mới âm thầm trở về chùa Xá Lợi. Một thời gian ngắn sau đó y trở ra Huế, ngụ tại chùa Từ Đàm. Thời gian Thích Trí Quang trốn tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn là khoảng 2 tháng.

 
Thích Trí Quang, 44 tuổi, tị nạn          Ngày 4/11 Thích Trí Quang (trái)   trong Tòa Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn.     lần đầu tiên bước ra khỏi Tòa Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn    - Ảnh chụp 2/9/1963.                         kể từ khi chạy vào đây tị nạn chính trị.                    
Cũng cần nói đến nhân vật Thích Nhật Thiện, người thông dịch viên riêng của Thích Trí Quang. Thích Nhật Thiện tên trần tục là Lê Mậu Chí, sinh quán tại tỉnh Thừa Thiên. Trước năm 1954 Lê Mậu Chí là Nhân viên Công an của Ty Công An (Quốc gia) Đồng Hới. Vào năm 1959, Lê Mậu Chí bị sa thải khỏi ngành công an vì vi phạm kỷ luật. Lê Mậu Chí vào Sài Gòn sinh sống. Y theo học Anh văn vì muốn trở thành một thông dịch viên cho Mỹ. Sau đó không lâu y đi tu với pháp danh là Thích Nhật Thiện. Thích Nhật Thiện trở thành thông dịch viên riêng cho Thích Trí Quang.
Vào ngày 30/4/1975, sau khi chiếm được Sài Gòn, lực lượng an ninh tình báo của Cộng sản truy tầm và bắt giữ Thích Nhật Thiện vì bọn chúng nghĩ rằng Thích Nhật Thiện là Tình Báo Viên của CIA. Mục đích bắt giữ Thích Nhật Thiện là để khai thác về Thích Trí Quang, để tìm hiểu Thích Trí Quang đã được tình báo Hoa Kỳ móc nối từ khi nào, và mức độ hợp tác của Thích Trí Quang hợp tác với CIA đến đâu, cũng như những công tác gì mà CIA giao phó cho Thích Trí Quang.

Không hiểu Thích Nhật Thiện đã khai những gì về Thích Trí Quang, chỉ biết rằng sau đó Trần Bạch Đằng đã phúc trình với Nguyễn Văn Linh, Thủ Tướng chính phủ Cộng sản Việt Nam, rằng: “Thích Trí Quang là nhân viên tình báo chiến lược của CIA”. Kể từ thời gian sau ngày 30/4/1975 đến nay tháng 4/2013, Thích Trí Quang đã tịnh khẩu và bị Cộng sản cô lập tại chùa Già Lam ở tỉnh Gia Định.
Có lẽ trong lòng tên Việt gian đa mang nầy cũng tiếc lắm, vì suốt đời làm khuyển mã cho Cộng sản Việt Nam (từ trước 1945). Vậy mà vì sợ chính quyền Việt Nam Cộng Hòa bắt giữ vào đêm Thiết Quân Luật 21/8/1963, y bất chấp nguyên tắc tình báo, chạy trốn vào Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ để bọn tình báo Cộng sản Việt Nam phát hiện y là tên phản bội lại chúng. Vì thế, “đồng chí Phạm Văn Bồng” tức Thích Trí Quang với 24 năm tuổi đảng phục vụ tận tình cho “Bác và đảng” đã bị vất vào thùng rác như trái chanh đã bị ung thối không thể dùng được nữa.

Đảo Chánh hay Phản Loạn? Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Trung Tướng Trần Văn Đôn là người móc nối các Tướng lãnh, tổ chức, và soạn thảo kế hoạch cho cuộc đảo chánh vào ngày 1/11/1963. Lợi dụng chức vụ cao cấp trong quân đội,  trong các cuộc thanh tra và thăm viếng các đơn vị trên toàn quốc, Tướng Đôn đã móc nối chiêu dụ một số Tướng lãnh và sĩ quan cấp tá  tham gia cuộc đảo chánh gồm có:

Trung Tướng Dương Văn Minh. Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm. Thiếu Tướng Lê Văn Nghiêm. Thiếu Tướng Tôn Thất Đính. Thiếu Tướng Mai Hữu Xuân. Thiếu tướng Lê Văn Kim. Thiếu Tướng Phạm Xuân Chiểu. Thiếu Tướng Nguyễn Khánh. Thiếu Tướng Đỗ Cao Trí. Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Lễ. Thiếu Tướng Nguyễn Văn Là. Thiếu Tướng Trần Tử Oai. Thiếu Tướng Nguyễn Giác Ngộ. Đại Tá Đỗ Mậu. Đại Tá Trần Ngọc Huyến. Đại Tá Nguyễn Vĩnh Xuân. Đại Tá Nguyễn Khương...
Ban tham mưu, đầu não của cuộc đảo chánh gồm có 5 nhân vật theo thứ tự quan trọng sau đây:
1- Trung Tướng Trần Văn Đôn
2- Thiếu  Tướng Lê Văn Kim
3- Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm
4- Trung Tướng Dương Văn Minh
5- Thiếu Tướng Tôn Thất Đính
Chính 5 nhân vật nầy quyết định ngày giờ cuộc đảo chánh. Họ đã quyết định ngày đảo chánh là ngày 1/11/1963 và giờ khởi sự đảo chánh là 1 giờ 30 trưa. Trung Tướng Trần Văn Đôn giải thích tại sao họ lại chọn ngày 1/11/1963:
“1- Thường lệ Tổng Thống Ngô Đình Diệm ít khi rời khỏi Sài Gòn vào ngày Thứ Sáu. Theo chương trình hôm đó, ông Cô vấn Ngô Đình Nhu phải chủ tọa buổi học tập về Ấp Chiến Lược tại Đô Thành. Khi đảo chánh xảy ra dễ dàng bắt giữ hai ông để không thể xảy ra cuộc phản đảo chánh.
2- Ngày 1/11/1963 là một ngày lễ, công chức ngh lễ vào buổi sáng, sinh viên học sinh ngh trọn ngày. Tổ chức đảo chánh nhằm vào ngày lễ và thời gian là 1 giờ 30 trưa để dân chúng đô thành thấy và tham gia đông đảo cuộc đảo chánh lật đổ một chế độ độc tài”.  



Diễn Tiến Cuộc Phản Loạn
Vì đây là một sự việc lịch sử liên quan đến vận mệnh của đất nước và của cả dân tộc, diễn tiến của cuộc đảo chánh ngày 1/11/1963 phải được ghi lại một cách trung thực, đúng đắn. Vì lẽ đó, tôi xin được phép trích lại lời tường thuật của Trung Tướng Trần Văn Đôn, nhân vật hàng đầu chỉ huy cuộc đảo chánh:

Theo thư mời của Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm, Tham Mưu Trưởng, tất cả các Chỉ Huy Trưởng Quân Binh Chủng và Nha Sở, cũng như các cấp chỉ huy của Nhảy Dù, Lữ Đoàn Phòng Vệ Phủ Tổng Thống, Lực Lượng Đặc Biệt, Tổng Nha Cảnh Sát, tất cả đều có mặt tại phòng hội của Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa các ông nầy được mời đến và giữ luôn tại đó vào sáng ngày 1/11/1963.
Từ 1 giờ trưa cho đến 1 giờ 30 các đơn vị tham gia đảo chánh theo lệnh Tướng Đôn tấp nập di chuyển vào Thành phố Sài Gòn.
Đúng 1 giờ 15 phút, Trung Tướng Dương Văn Minh đứng lên tuyên bố: “Quân Đội đảo chánh”.
Trong phòng hội, người đứng lên phản đối đầu tiên là Đại Tá Lê Quang Tung, Tư lệnh Lực Lượng Đặc Biệt. Ông ta bị bắt giữ ngay, đưa ra khỏi phòng hội, và đưa lên sân thượng. Bọn chúng đã bắn chết ông ta.
Trung Tá Lê Quang Thiệu, Tham Mưu Trưởng Lực Lượng Đặc Biệt và là em ruột của Đại Tá Lê Quang Tung, chạy đến bộ Tổng Tham Mưu tìm anh. Ông ta cũng bị bắt giữ và cũng bị bắn chết. Ngưới thứ ba bị hạ sát là Hải Quân Đại Tá Hồ Tấn Quyền, Tư Lệnh Hải Quân. Đại Tá Hồ Tấn Quyền bị hạ sát bởi một viên Trung Úy Hải Quân thân cận của ông ta.  Viên Trung Úy nầy mời Đại Tá Quyên đi ăn trưa mừng sinh nhật của Đại Tá Quyền. Trên đường ra xa Lộ Biên Hòa, Đại Tá Quyền bị viên Trung Úy rút súng bắn chết trên xe.
1 giờ 30 phút, các quân nhân thuộc trung tâm huấn luyện Quang Trung tiến vào thành phố và tiến chiếm các mục tiêu trọng yếu:
1- Phi trường Tân Sơn Nhất.
2- Bộ Tổng Tham Mưu.
3- Trung Tâm phát tuyến chính của Đài Phát Thanh Quốc Gia ở Quang Trung.
- Đại Tá Trần Ngọc Huyến, Trường Võ Bị Đà Lạt, và Trung Tá Nguyễn Vĩnh Xuân từ Nha Trang gọi Trung Tướng Đôn báo cho ông ta biết họ đã khởi sự.
- Thiếu Tướng Tôn Thất Đính gọi điện thoại cho Tướng Đôn, yêu cầu Tướng Đôn ra lệnh cho Đại Tá Bùi Đình Đạm giao sư Đoàn 7 cho Đại Tá Nguyễn Hữu Có chỉ huy. Đại Tá Đạm giao lại Sư Đoàn 7 cho Đại Tá Có, và Tướng Đôn dặn Đại Tá Nguyễn Hữu Có:
- Tôi nhắc anh đừng cho Sư Đoàn 9 của Đại Tá Bùi Dinh đi đâu.
- Tại Trường Sĩ Quan Bộ Binh Thủ Đức, Tướng Đôn lệnh cho Đại Úy Ngọc đem một Tiểu Đoàn Sinh viên Sĩ Quan (Khóa 16) lên 20 xe GMC về Bộ Tổng Tham Mưu nhưng bị lộ. Đại Tá Lam Sơn, Chỉ Huy Trưởng Trường Thủ Đức, ra lệnh bắt Đại Úy Ngọc. Nhưng Đại Úy Ngọc đã chạy thoát về Bộ Tổng Tham Mưu. Được tin, tôi ra lệnh cho Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm yêu cầu Tướng Tôn Thất Đính ra lệnh Đại Tá Lam Sơn không được điều động quân sĩ ra khỏi trường.
- 2:30 phút Trung Tá Nguyễn Vinh Xuân báo cáo đã nắm trọn quyền ở Thành phố Nha Trang và Tỉnh Khánh Hòa. Đại Tá Trần Ngọc Huyến cũng báo cáo đã chiếm giữ Đà Lạt không nổ một phát súng.
- Hai Tiểu Đoàn Thủy Quân Lục Chiến do Thiếu Tá Nguyễn Bá Liên (Cháu Đại Tá Đỗ Mậu) tư lệnh phó Tham Mưu Trưởng Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến trước đó được lệnh tổ chức một cuộc hành quân giả đánh núi Thị Vãi phía Bà Rịa, rồi từ đó đúng ngày 1/11/63 di chuyển thẳng về thủ đô Sai Gòn. Tiểu Đoàn 1 của Đại Úy Trần Văn Nhựt và tiểu Đoàn 4 của Đại Úy Lê Minh Hằng cũng tiến Sài Sài Gòn đúng 1:30 phút  trưa.
- Tiểu đoàn 4 của Đại Úy Hằng chiếm Tổng Nha Cảnh Sát.
- Tiểu đoàn 1 của Đại Úy Trần Văn Nhựt chiếm Đài Phát Thanh Sài Gòn.
Lữ Đoàn Phòng vệ Phủ Tổng Thống phản ứng bằng cách gởi ngay 1 chi đoàn thiết giáp M41 và M113 và một Đại Đội Bộ Binh bao vây Đài Phát Thanh Sài Gòn. Họ chiếm từng nơi có đặt máy phát thanh, xin phép dinh Gia Long cho họ phá các máy phát thanh nhưng ông Ngô Đình Nhu không cho vì phải để Tổng Thống lên đài kêu gọi bằng máy vi âm riêng từ dinh Gia Long. Tướng Đôn biết được tin nầy có lệnh đài chính tại Quang Trung cúp làn sóng của Đài Phát Thanh Sài Gòn. Tiểu Đoàn TQLC của Đại Úy Nhựt chiếm toàn bộ Đài Phát Thanh vào lúc 5 giờ chiều. Tiểu Đoàn 4 của Đại Úy Hằng chiếm Nha Cảnh Sát dễ dàng và thả hết tù.
- Tại Vùng I và Vùng II báo cáo về Trung Tướng Đôn họ đang thi hành cuộc đảo chánh.
- Riêng tại Vùng IV Tướng Đôn ra lệnh cho Thiếu Tướng Huỳnh Văn Cao, Tư Lệnh Vùng IV, không được chuyển quân. Nếu không tuân lệnh sẽ gặp phản ứng mạnh. Bởi lẽ khi ấy Tướng Huỳnh Văn Cao đang ở tỉnh Kiến Hòa, nghe đảo chánh ông ta định điều động Sư Đoàn 9 đang hành quân ở Kiến Hòa đem quân lên Sài Gòn chống đảo chánh. Nhưng khi đơn vị nầy đến Bến Tre thì không qua sông được vì tất cả phà đã bị Đại Tá Có di chuyển về bên nầy sông.
- Ba giờ chiều ngày 1/11/1963 tình hình chung rất tốt đẹp. Quân đoàn ở Vũng Tàu gồm Trung Tâm Huấn Luyện Vạn Kiếp do Trung Tá Vĩnh Lộc chỉ huy. Trường Thiếp Giáp thuộc quyền Thiếu Tá Nguyễn Văn Toàn và Đại Úy Phan Hòa Hiệp. Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù đang thụ huấn tại Trung tâm Huấn Luyện Vạn Kiếp đã vào Sài Gòn và đang bao vây tấn công trại Cộng Hòa với sự yểm trợ của Sư Đoàn 5 Bộ Binh do Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu chỉ huy.
- 12 giờ khuya ngày 1/11/1963 Thiếu Tướng Tôn Thất Đính đang vây thành Cộng Hòa, gọi Trung Tướng Đôn xin phép xử dụng Đại Tá Lâm Văn Phát, người tình nguyện tấn công thành Cộng Hòa. Qua điện thoại Tướng Đôn hứa với Thiếu Tướng Đính rằng: “Sẽ thăng cấp Thiếu Tướng cho Đại Tá Lâm Văn Phát nếu ông nầy chiếm được thành Cộng Hòa”. Thiếu Tướng Đính cũng xin tiếp tế đạn dược, xăng nhớt, để tấn công mục tiêu thứ 2 là Dinh Gia Long. Trung Tướng Đôn đồng ý và ra lệnh Thiếu Tướng Đính phải thanh toán dinh Gia Long xong trước khi trời sáng. Hiện Tiểu Đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến đang bao vây dinh Gia Long và cánh quân của Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu đến tiếp viện với quân và chiến xa vừa chiếm thành Cộng Hòa.
Trong khi đó thì nhân viên CIA Conein bên cạnh Tướng Đôn thúc giục: “Hai ông ấy đi đâu? Phải bắt cho kỳ được vì rất quan trọng.” [Hai ông ấy là Tổng Thống và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu] .
- 6 giờ sáng ngày 2/11/1963 Thiếu Tướng Tôn Thất Đính gọi máy báo cho Trung Tướng Đôn biết đã chiếm xong Dinh Gia Long đúng 6 giờ như đã hứa nhưng không tìm thấy hai ông Diệm, Nhu.
Cuộc Điện Đàm Giữa Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu với Tướng Lãnh Đảo Chánh
I) Lần thứ nhất
3 giờ 30 chiều ngày 1/11/1963, Tổng Thống Diệm gọi điện thoại cho Trung Tướng Đôn và hỏi:
- Các anh làm gì đó?
- Thưa Cụ, quân đội đứng lên đáp lại lòng mong mỏi của dân. Chúng tôi yêu cầu cụ từ chức vô điều kiện.Chúng tôi sẽ lo cho Cụ và gia đình đi ngoại quốc.
Tổng Thống Diệm hỏi tiếp:
- Tại sao các anh làm như vậy?
- Vì chúng tôi đã nhiều lần yêu cầu mà Cụ chẳng thay đổi gì hết.
- Nói vậy chứ tôi định sẽ tuyên bố cải tổ chính phủ.
- Thưa Cụ, muộn quá rồi, đây có Trung Tướng Dương Văn Minh xác nhận lời nói của tôi.
Tướng Minh nói với Tổng Thống Diệm:
- Chúng tôi chịu đựng từ mấy năm nay rồi.
Sau đó ông Cố vấn Ngô Đình Nhu nói chuyện với Tướng Đôn:
- Tại sao các anh lại phải đánh, có việc gì không bằng lòng thì nói với nhau, sao mà thiếu tình như vậy?
Tướng Đôn trả lời:
- Chúng tôi hành động như vậy chỉ vì ý dân, ngay hôm qua chính ông Cố vấn nói với tôi rằng ông Cụ không muốn thay đổi gì hết.
- Thôi được mời mấy anh lên đây thương thuyết với chúng tôi. Tôi bảo đảm an ninh cho các anh.
Tướng Đôn hỏi ý kiến các tướng lãnh hiện diện trong phòng, và trả lời ông Cố vấn Ngô Đình Nhu:
- Các tướng tá ở đây không một ai đồng ý lên thương thuyết, vì biết đây là cớ hoãn binh, một cái bẫy mà thôi.
Tướng Đôn đưa điện thoại cho ông Minh, nhưng ông Cố vấn Ngô Đình Nhu không muốn nói chuyện với Tướng Minh và ông ta cúp máy.
II) Lần thứ hai
Vào 6 giờ sáng ngày 2/11/1963, Đại Úy Đỗ Thọ (cháu gọi Đại Tá Đỗ Mậu là chú ruột) sĩ quan tùy viên của Tổng Thống Diệm điện thoại cho Đại Tá Đỗ Mậu cho biết Tổng Thống Diệm còn ở Sài Gòn. Một lát sau Tổng Thống Diệm gọi ở phòng Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm, nghe điện thoại Thiếu Tướng Khiêm mời Tướng Đôn qua.
Tổng Thống Diệm nói:
- Thôi được, nhưng tôi yêu cầu dành cho những người lính chiến đấu cho chúng tôi tại Dinh Gia Long được danh dự lần cuối cùng, honneurs militairres.
Tướng Đôn hỏi ý kiến các Tướng lãnh đang vây quanh Tướng Đôn không ai đồng ý dành Honneurs militaires theo như yêu cầu của Tổng Thống Diệm.
Trung Tướng Đôn trả lời:
- Không được, thưa Cụ. Tôi yêu cầu Cụ từ chức vô điều kiện. Tôi sẽ bảo đảm sinh mạng Cụ và gia đình.
Tổng Thống Diệm im lặng, Tướng Đôn nói tiếp:
- Thưa Cụ, Cụ nên đi với gia đình ra ngoại quốc.
- Tôi còn bà mẹ già làm sao tôi đi được.
- Thưa Cụ, xưa nay ông cậu ở Huế lo cho bà Cụ cố chứ không phải Cụ.
Tổng Thống Diệm không trả lời, cúp điện thoại.
Cuộc Điện Đàm của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm và Người Đại Diện cho Chính phủ Hoa Kỳ, Ông Đại Sứ Cabot Lodge
4
 giờ 30 chiều ngày 1/11/1963 Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm gọi điện thoại cho Đại sứ Cabot Lodge. Theo tài liệu của chính phủ Hoa Kỳ thì cuộc điện đàm như sau:
Tổng Thống Ngô Đình Diệm:
- Có vài đơn vị nổi lên chống đối, tôi muốn biết thái độ của Mỹ ra sao?
- Tôi không đủ dữ kiện để trả lời cho ông được. Tôi có nghe súng nổ, nhưng tôi không được báo cáo sự việc xảy ra, vả lại bây giờ là 4 giờ 30 sáng tại Hoa Thịnh Đốn, và chắc là chính quyền cũng không có thái độ.
- Nhưng ông phải có ý niệm tổng quát. Nói cho cùng tôi là vị nguyên thủ quốc gia, tôi cố làm nhiệm vụ của tôi.
- Ông thi hành nhiệm vụ của ông. Như tôi đã nói với ông từ hồi sáng, tôi thán phục lòng can đảm và sự đóng góp của ông cho quốc gia ông. Bây giờ thì tôi quan tâm đến sự an toàn của ông. Tôi có nhận được báo cáo rằng các tướng lãnh đảo chánh bằng lòng để anh em ông rời khỏi nước an toàn nếu ông từ chức. Ông có đồng ý điều nầy không?
Tổng Thống Diệm nói:
- Không
Một phút im lặng, Tổng Thống Diệm hỏi:
- Ông có số điện thoại của tôi không?
- Có, nếu ông cần để tôi giúp cho an toàn, gọi cho tôi.
- Tôi sẽ cố chấn chỉnh tình hình.
Tổng Thống và Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu Rời Khỏi Dinh Gia Long
T
rong phút cuối cùng, Tổng Thống và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu vẫn còn hy vọng vào Tướng Huỳnh Văn Cao, Tư Lệnh Quân Đoàn IV, và Tướng Nguyễn Khánh, Tư lệnh Quân Đoàn II, nên họ muốn đến đó. Kế hoạch lúc đầu thì mỗi người đi một ngã, nhưng sau đó Tổng Thống sợ ông Cố vấn đi một mình có thể bị giết nên lại quyết định đi chung. Tại Dinh Gia Long lúc đó có ông Cao Xuân Vỹ, Đại Úy Đỗ Thọ, Đại Úy Bằng, và Đại Úy Lộc. Tổng Thống bảo ông già Ẩn lên lấy cặp da, Tổng Thống nhận cặp da và giao cho Ông Hoàng. Đỗ Thọ liền thưa, Hoàng có vợ con nên Thọ xin đi thay. Đoàn người rời khỏi dinh Gia Long khoảng 8 giờ tối đêm 1/11/1963 gồm có: Tổng Thống, ông Cố vấn Ngô Đình Nhu, Đại Úy Đỗ Thọ, Đại Úy Bằng và ông Cao Xuân Vỹ. Hai ông lên xe Deux Cheveux không có ghế sau nên phải ngồi trệt xuống sàn. Trung Tá Hưng lái và Đỗ Thọ ngồi cạnh Trung Tá Hưng. Ông Cao Xuân Vỹ vào nhà lấy tấm nệm xe nên bị trể. Xe chuyển bánh qua cánh cửa sát đường Pasteur, Đại Úy Hoàng và Đại Úy Lộc đi bộ bên hông xe. Xe ông Cao Xuân Vỹ chạy cách xa đằng sau, một xe cận vệ đi trước xe Tổng Thống để dò đường, và một xe khác chở cận vệ đi phía sau. Đoàn xe ra đường Pastuer rẽ về cổng sau của Tòa Đô Chính, rồi ra cổng trước trên đường Lê Thánh Tôn, chạy ngang qua rạp Cinéma Rex, rẽ về tay phải qua đường Lê Lợi, đến Nha Thanh Niên tại đường Đồng Khánh. Tổng Thống Diệm và ông Cố vấn Nhu đổi xe để đến nhà Mã Tuyên. Trước đó vào khoảng 5 giờ chiều ngày 1/11/1963, Trung Tá Phước Phó Đô Trưởng Thành phố Sài Gòn Chợ Lớn gặp ông Mã Tuyên tại trụ sở Thanh Niên Cộng Hòa tức khu Đại Thế Giới cũ ở đường Đồng Khánh, Trung Tá Phước nói với ông Mã Tuyên:
- Tổng Thống muốn đến nhà ông lánh nạn có được không?
Mã Tuyên nhận lời, liền về nhà chuẩn bị.
Sau 8 giờ tối hôm 1/11/1963 Tổng Thống, ông Cố vấn Ngô Đình Nhu, và 6 người trong đoàn an ninh tùy tùng có mặt tại nhà Mã Tuyên. Ông Mã Tuyên cho biết cả hai ông, Tổng Thống và ông Cố vấn đều hết sức bình tĩnh.
10 giờ đêm 1/11/1963 Tổng Thống đã đưa một số giấy tờ để ông Mã Tuyên đốt đi. Sau đó, Tổng Thống và ông Cố vấn gọi điện thoại cho nhiều nơi, và các nơi cũng gọi lại nói chuyện với 2 ông, trong số có Tướng Nguyễn Khánh, Tư Lệnh Quân Đoàn II. Ông Khánh không hứa gởi quân mà chỉ hứa lập chiến khu cho 2 ông kháng cự. Tướng Đỗ Cao Trí, Tư Lệnh Quân Đoàn I, thì ở quá xa chẳng giúp gì được. Tướng Huỳnh Văn Cao, Tư Lệnh Quân Đoàn IV, thì bị phe đảo chánh kiểm soát chặt chẽ, không thể hành động cũng như không thể di chuyển binh sĩ vì phà Mỹ Tho và Bắc Mỹ Thuận đã bị quân đảo chánh chiếm giữ.
Sáng 2/11/1963, từ sáng sớm tiếng súng đó đây thưa thớt, nhưng nét buồn hiện rõ trên khuôn mặt của Tổng Thống. Theo kế hoạch thì Tổng Thống tìm chỗ ẩn thân, còn ông Cố vấn Ngô Đình Nhu thì cải trang lên Vùng II cầu cứu Tướng Nguyễn Khánh, nhưng Tổng Thống Diệm nói: “Tôi ở đâu thì chú ở đó, nếu chết cùng chết”. Tổng Thống Diệm không muốn em mình gặp nguy hiểm, và ông Nhu phải đành nói với Tổng Thống Diệm: “Tôi nghe lời anh”.
Trong thời gian Tổng Thống và ông Cố vấn Nhu ở tại nhà ông Mã Tuyên, ông Cố vấn Ngô Đình Nhu đã có ý định đưa Tổng Thống vào lẫn tránh tại khu Hố Nai. Nhưng Tổng Thống lại sợ gây họa cho đồng bào di cư nên ông không chịu đi. Trung Tá Phước cũng đã đi dò đường để đưa hai ông lên Vùng II hoặc xuống vùng IV. Thế nhưng cả hai ngõ đường đều bị tắc nghẽn vì bị quân đảo chánh chận nút.
Sáng ngày 2/11/1963 sau khi cầu nguyện, hai ông vẫn bình tĩnh dùng điểm tâm và uống cà phê với ông Mã Tuyên.
Tổng Thống hỏi ông Mã Tuyên:
- Nhà thờ nào lớn nhất vùng nầy.
- Nhà thờ Thánh Tâm thường gọi là nhà thờ Cha Tam.
Hai ông thay âu phục màu đậm để đến nhà thờ cha Tam nhưng không cho ông Mã Tuyên lái xe đưa hai ông đi, hoặc lái xe đi theo vì sợ liên lụy cho ông Mã Tuyên sau nầy.
Ông Mã Tuyên cho tài xế lái xe Traction màu đen chở Tổng Thống, ông Cố vấn, và Đại Úy Đỗ Thọ đến nhà thờ Cha Tam. Xe chạy vào dừng sát cửa nhà thờ. Hai ông xuống xe đi nhanh vào nhà thờ, quỳ bên nhau trên hàng ghế đầu, và cầu nguyện để dọn đường xin ơn chết lành.
Sau đó, Tổng Thống và ông Cố vấn vào gặp Cha Sở. Tổng Thống nói với cha sở:
- Chúng tôi sẽ đi nữa chứ không làm phiền cha.
Cha Jean, Chánh Sở nhà thờ nói:
- Nhà thờ là của chúa. Ai cũng có thể đến không có gì ngần ngại. Tổng Thống và ông Cố vấn yên tâm ở đây, chứ đừng đi nguy hiểm lắm.
Linh Mục Jean cố thuyết phục Tổng Thống:
- Tổng Thống không nên gặp các Tướng lãnh lúc nầy vì quá nguy hiểm. Hãy nghĩ lại, chính tôi sẽ đưa hai ông đến chỗ bí mật, an toàn, hoặc muốn tỵ nạn thì tôi sẽ đưa đến Tòa Đại Sứ Pháp hoặc Trung Hoa Quốc Gia.
Tổng Thống Diệm từ chối và nói:
- Tôi không có tội gì đối với đồng bào của tôi, nên tôi không trốn tránh.
 Ông Cố vấn Ngô Đình Nhu cũng lên tiếng:
- Thưa Cha, Tổng Thống nghĩ vậy nên chúng con không đi đâu nữa. Dầu sao chúng con cũng liên lạc với các Tướng lãnh để bàn về việc ra đi của Tổng Thống cho đúng lễ nghi quốc gia.
Sau đó Linh Mục Jean cố thuyết phục một lần nữa:
- Tôi sẽ làm hết khả năng tôi cho Tổng Thống và ông Cố vấn được an toàn, vì việc gặp các Tướng lãnh sẽ là rất nguy hiểm.
Tổng Thống Diệm trả lời:
- Cám ơn Cha. Tôi thấy không có gì nguy hiểm cả. Tôi đã dâng trọn cho Chúa và Mẹ Maria. Hơn nữa tôi lại còn có trách nhiệm với quốc gia.
Linh Mục Jean vẫn cố gắng thuyết phục Tổng Thống, thế nhưng lời cuối cùng của Tổng Thống nói với Cha Jean: - Cám ơn Cha đã lo.

Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu đã Vị Quốc Vong Thân

Khoảng 6 giờ 30 sáng ngày 2/11/1963 Đại Úy Đỗ Thọ, cháu của Đại Tá Đỗ Mậu và là Sĩ Quan Tùy Viên của Tổng Thống Diệm gọi điện thoại cho Đại Tá Đỗ Mậu xin đem xe vô Chợ Lớn đón Tổng Thống và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu.
Được tin, Tướng Dương Văn Minh họp các tướng lãnh đảo chánh để lấy ý kiến và quyết định. Tướng Là:
- Nên giải quyết Tổng Thống Diệm như trường hợp Lý Thừa Vãn, Tổng Thống Nam Hàn, nghĩa đưa đi ngoại quốc sống lưu vong.
Trên một nửa tổng số các tướng lãnh đồng ý với ý kiến của Tướng Là, để Tổng Thống Diệm đi ngoại quốc sống lưu vong, ngoại trừ các Tướng: Dương Văn Minh, Tướng Trần Văn Đôn, Tướng Lê Văn Kim, Tướng Phạm Xuân Chiễu, Thiếu Tướng Lê Văn Nghiêm, Thiếu Tướng Mai Hữu Xuân, Đại Tá Nguyễn Văn Quang đều quyết định thanh toán Tổng Thống và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu. Tướng Nguyễn Ngọc Lễ thì nói: “Nhổ cỏ thì nhổ cả rễ”.

Tướng Dương Văn Minh chỉ định Thiếu Tướng Mai Hữu Xuân, Đại Tá Nguyễn Văn Quang, Đại Tá Dương Ngọc Lắm, và Thiếu Tá Nguyễn Văn Đầy đi đón Tổng Thống Diệm và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu. Trung Tướng Minh cũng phái Thiếu Tá Dương Hiếu Nghĩa và Đại Úy Nhung đi theo phái đoàn để thừa cơ hội ra tay giết Tổng Thống và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu. Đại Úy Nhung là cận vệ của Trung Tướng Minh. Thiếu Tá Dương Hiếu Nghĩa binh chủng Thiết Giáp là đảng viên Đại Việt của ông Hà Thúc Ký.

Diễn Biến Thảm Kịch Đám Phản Quốc Sát Hại Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa và Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu  Trong buổi họp báo của ông Conein, nhân viên CIA và là người đại diện cho ông Đại sứ Hoa Kỳ Cabot Lodge tại Bộ Chỉ Huy Hành Quân Đảo Chánh từ lúc cuộc đảo chánh khởi đầu cho đến lúc kết thúc, Conein nói với các ký giả và báo chí ngoại quốc rằng:
- Các tướng lãnh Việt Nam đã họp, và rồi biểu quyết xử sự với ông Diệm và Ông Nhu.
Và diễn tiến thảm kịch đã xảy ra như sau: Đoàn xe do tướng Mai Hữu Xuân trong đó có một chi đội thiết vận xa đến Nhà Thờ Cha Tam. Đại Tá Dương Ngọc Lắm Tổng Giám Đốc Bảo An và Dân Vệ vào nhà thờ đón Tổng Thống và ông Cố Vấn.
Hai ông được mời lên xe thiết vận xa, ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu bất bình và hỏi: - Cách thức các Tướng đi đón Tổng Thống là như thế nầy sao? Tổng Thống là Tổng Thống của nhân dân chứ đâu phải là tù binh. Tại sao các anh đưa xe bọc sắt đón Tổng Thống như thế nầy?
Tổng Thống nói với Đại Tá Dương Ngọc Lắm: - Ông đưa tôi và Cố Vấn Nhu về dinh Gia Long rồi đến Tổng Tham Mưu. Ông Lắm trình lại với tướng Mai Hữu Xuân, Tướng Xuân từ chối.
Tướng Mai Hữu Xuân giục Tổng Thống và ông Cố Vấn lên xe, một lần nữa ông Cố Vấn Nhu lại nói:
- Thiếu Tướng nên biết cho đến giờ phút nầy Tổng Thống vẫn còn là Tổng Thống, không có lý do gì lại đi đón Tổng Thống bằng xe bọc sắt như thế nầy.
Thiếu Tướng Mai Hữu Xuân quay đi không nói một lời, tức thì Đại Úy Nhung và Thiếu Tá Dương Hiếu Nghĩa xông đến đẩy Tổng Thống lên xe M113. Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu trợn mắt cầm điếu thuốc đang hút dang dở ném vào mặt tên Nhung rồi la to:

- Không được vô lễ với Tổng Thống!

Tên Nhung rút súng chĩa vào ông Cố Vấn Nhu. Tổng Thống thấy thế liền mím môi quắt mắt. Thấy vậy Nhung cho súng vào bao và quay mặt tránh đi chỗ khác. Sau đó thì Dương Hiếu Nghĩa đẩy Tổng Thống lên xe, một lần nữa ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu la to:

- Không được vô lễ với Tổng Thống. Tổng Thống Diệm nắm vai ông Cố Vấn: - Thôi chú, mình đi. Sau khi đẩy hai ông lên xe, tên Nhung bẻ quặt hai tay của Tổng Thống về phía sau lưng và trói lại, Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu cũng bị bẻ tay ra sau và trói như vậy.
Đoàn xe khở

© 2016 About Us | Terms & Conditions