TINH THẦN CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM? (Trần Thanh Tôn và Phan Tấn Chinh tổng hợp và phân tích)

“Tôi tiến, tiến theo tôi. Tôi lùi hãy giết tôi. Tôi chết hãy theo gương tôi”. (Mừng Quốc Khánh, ngày 26-10-1963)

Nhân dịp Lễ Tưởng Niệm Tinh Thần Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và các chiến sĩ đã bỏ mình vì chính nghĩa quốc gia, chúng tôi tình cờ đọc lại quyển “Những bí ẩn lịch sử đằng sau cuộc chiến Việt Nam” của cựu thẩm phán Lữ Giang, trong đó tác giả viết về dòng họ Ngô Đình như sau:

“Tất cả những người trong dòng họ Ngô Đình đều có lòng yêu nước nồng nàn. Cả dòng họ quyết tâm dành lại độc lập cho quê hương và không khuất phục trước mọi khó khăn. Cụ Ngô Đình Khả bị sa thải vì không hướng dẫn vua Thành Thái theo ý muốn của người Pháp, nhất là không chịu ký tên vào tờ biểu yêu cầu vua Thành Thái thoái vị theo lệnh của khâm sứ Pháp. Ông Ngô Đình Khôi bị mất chức Tổng Đốc Nam – Ngãi vì hoạt động chống Pháp. Sau này cả hai cha con còn bị Việt Minh giết (chôn sống?) vì mưu toan ngăn chặn sự thống trị của Cộng Sản. Ông Ngô Đình Diệm, ông Ngô Đình Nhu và ông Ngô Đình Cẩn đã bị sát hại, bị giết vì chống lại việc Hoa Kỳ can thiệp trực tiếp vào miền Nam Việt Nam.”
Viết đến đây chúng tôi xin phép được mở một dấu ngoặc đơn: Sau khi cụ Ngô Đình Khả nhất quyết không chịu ký tên để đày vua Thành Thái, cụ bị khâm sứ Pháp cất hết mọi quyền hành và bổng lộc, rồi bị đuổi về làm ruộng. Từ đó gia đình cụ rất chật vật, lam lũ. Mãi 12 năm sau, đời vua Khải Định, vì nhớ công Cụ đã đóng góp cho Nhà Nguyễn, nhất là được các quan trong triều nói về tài đức và tính liêm khiết, lòng yêu nước của cụ, nên cụ được vua Khải Định phục hồi. Vì thế, chúng tôi xin chia sẻ đôi dòng khiêm tốn về dòng họ Ngô Đình như sau:

Tổ tiên dòng họ Ngô Đình thời xưa ở Hải Dương, miền Bắc Việt Nam, lại theo đạo Công Giáo. Thời vua Tự Đức đạo Công Giáo bị bách hại đến tột cùng tàn nhẫn qua chiếu chỉ Phân Sáp. Theo chiếu chỉ ấy những ai không chịu bỏ đạo phải bị khắc hai chữ “Tả Đạo” vào má bên phải. Còn má bên trái khắc tên “Huyện… Xã” nơi bị đưa đến để bị quan quân canh giữ và hành hạ, nhất là không để những người này trốn từ nơi này đến nơi khác mong tìm gặp lại nhau. Khi chiếu chỉ Phân Sáp ban ra họ nhất quyết không chịu bỏ đạo nên họ bị Phân Sáp đi khắp nơi. Trong đó ông cha của cụ Ngô Đình Khả bị xiêu bạt về vùng Quảng Bình. Còn những người khác trong dòng họ Ngô bị phân sáp đi các nơi khác. Vì phải sống trong cảnh tột cùng của sự tàn nhẫn, hơn nữa thời gian kéo dài không giới hạn, nên các thế sau nhiều người không còn đủ can đảm hy vọng đợi chờ nên không thể giữ đạo Công Giáo nữa. Vì thế nhiều người trong dòng họ Ngô Đình sau này ngay tại Quảng Bình đã thay đổi.

Tuy nhiên họ vẫn khắng khít với nhau như thường trong tinh thần dòng tộc, nhất là vào những dịp lễ tết hay giỗ tổ… Rồi sau này để nói lên tinh thần hòa đồng tôn giáo, ông Ngô Đình Cẩn lúc còn sống thường dành cảm tình cho Phật giáo tại miền Trung, nhất là cho Thượng Tọa Thích Trí Quang, người trụ trì chùa Từ Đàm, trong khả năng ông ta có thể giúp được…

Trở lại sự nghiệp cụ Ngô Đình Khả. Thuở thiếu thời, cậu Khả được hấp thụ một cách sâu sắc nền nho học Khổng - Mạnh. Sau này, khi vào chủng viện cậu Khả học thêm tiếng La Tinh và tiếng Pháp. Là chủng sinh xuất sắc, cậu Khả được chọn đi học tại Đại Chủng Viện của Hội thừa Sai Balê (M.E.P.) bên Poulo Pinang, Mã Lai.

Sau khi tốt nghiệp, thầy Khả trở về Việt Nam chuẩn bị nhận lãnh chức linh mục. Trong thời gian này thầy Khả được đề cử dạy Triết học tại Đại Chủng Viện Huế. Qua bao năm dạy Triết, học trò của thầy Khả đã lãnh chức linh mục hầu hết. Còn thầy Khả không hiểu vì lý do gì (có lẽ vì chính trị) vẫn chưa được chọn. Thấy vậy, linh mục Bề Trên chủng viện gọi Thầy Khả lên và nói: 
“Này con! Cứ thế này dù con ở đây một trăm năm nữa con cũng không được gọi để nhận lãnh chức linh mục, mặc dầu con không có lỗi gì, nhưng con không có tên trong danh sách những người được chọn của Đức Cha Gaspar. Cha biết con còn một mẹ già không làm gì được, con hãy về chăm sóc mẹ con trong những ngày cuối đời của bà ta.” 
Vâng lời Bề Trên, thầy Khả trở về đời sống giáo dân. Hồi ấy thầy Khả tròn 30 tuổi... 
I.- Tinh Thần Dòng Họ Ngô Đình: 
1.- Cụ Ngô Đình Khả:
Cuộc đời của cụ Ngô Đình Khả trải qua nhiều đắng cay, năm chìm bẩy nổi, nên cụ Khả tiếp xúc với nhiều lớp người từ bình dân đến trí thức, từ thôn quê đến thành thị, kể cả người nước ngoài như Nhật, Pháp, Phi Luật Tân, Signapore, Mã Lai, Tầu, Thái Lan... Mặc dầu những nước này hồi ấy chưa được phát triển lắm, nhưng đời sống xã hội của họ được cải thiện nhờ vào đời sống chính trị nên họ được hưởng nhiều quyền tự do hơn ở Việt Nam. Từ đó cụ Khả từng mơ ước thực hiện một cuộc cải tổ xã hội, canh tân đất nước, đem lại cho người dân Việt một cuộc sống công bằng và tốt đẹp.

Với niềm tin và với tinh thần yêu nước thương dân sẵn có, nên trong giây phút cuối cùng cuộc đời, cụ đã nhìn ông Diệm và các con đang quây quần bên cụ, trối lại như sau: 
“Diệm! Con có đủ đức tính để thành người lãnh đạo tốt. Con phải lãnh đạo.” 
Rồi cụ quay sang nói với các con khác của cụ: 
“Các con phải cùng với nó (ông Diệm) tranh đấu dành lại cho được nền độc lập hoàn toàn, thì mới thực hiện công cuộc cải tạo xã hội, xoá bỏ bất công được.” (DHNĐƯMCĐ, tr. đầu tiên & tr. 564) 
Để thực thi lời trăn trối của cụ Ngô Đình Khả trước phút lâm chung, các con cụ sau này thường nhắc nhở và bày tỏ tâm tình của họ như sau: 
2.- Ông Ngô Đình Khôi: 
“Chúng ta phải sống cho ước vọng của cha.” 
(Ông Ngô Đình Khôi nhắc các em trong cuộc họp gia đình chuẩn bị tổ chức đám cưới cho ông Ngô Đình Nhu năm 1943.) 
(DHNĐƯMCĐ, tr. 564)) 
“… Ông Ngô Đình Khôi khuyên hoàng đế Bảo Đại đừng thoái vị để đất nước khỏi lọt vào tay Việt Minh, vì ông ta đã lập được một tổ chức và tích trữ được một số vũ khí, lại có thêm anh Ngô Đình Huân giữ vai trò liên lạc giữa triều đình Huế và Đế quốc Nhật Bản. Nhưng không may, trong tổ chức của ông Khôi lại có kẻ phản bội ông ta. Nên một buổi trưa mùa Thu năm 1945, ông Khôi vừa dùng cơm trưa xong, có người đến nói: “Mời cụ sang xã họp”. Cậu Ngô Đình Huân thấy thế liền nói: “Cha cho con đi với cha.” Ai ngờ, Việt Minh lập mưu bắt cả hai cha con ông Khôi cùng với ông Phạm Quỳnh, cựu thượng thư Bộ Lại, rồi ghép cho họ vào tội mưu toan dùng vũ lực chống lại lực lượng Việt Minh,[2] liền đem ba người đi chôn sống ở rừng Hắc Thú.”[3]
3.- Ông Ngô Đình Nhu:  Việc sống, việc chết của chúng tôi ở trong tay Đấng Chí Tôn. Người để tôi sống hay tôi chết, tôi cũng xin anh em nhớ sáu điều tôi đã đóng góp cho chế độ và đất nước này: 
1’.- Lý Thuyết Nhân Vị. 
2’.- Hiến Pháp với chủ trương Nhân Vị và Cộng Đồng Đồng Tiến. 
3’.- Chính sách phát triển Cộng Đồng. 
4’.- Thanh niên – Thanh nữ Cộng Hòa. 
5’.- Lối đánh Biệt Kích, Biệt Cách. 
6’.- Ấp Chiến Lược. 
“Dầu tôi sống hay tôi chết, anh em nhớ đến tôi hãy nhớ tiếp tục sáu điều đó. Tôi tin tưởng sáu điều đó phù hợp với hiện trạng Việt Nam, là những giải pháp quân, dân, chính để giải quyết vấn đề chậm tiến.”
(Ông Ngô Đình Nhu trong buổi nói chuyện ngày 17-3-1962 tại suối Lồ Ồ. (DHNĐƯMCĐ, tr. 564))  4.- Tổng Thống Ngô Đình Diệm. 
* Quốc Trưởng Bảo Đại: 
- Khi nào Quốc Gia hữu sự, tôi lại cần đến Ông… Không có gì hay hơn những gì Bác đề ra… nhưng… vấn đề ai sẽ là người đủ khả năng và đủ đức hy sinh để đứng ra thực hiện những điều đó?
Ông Ngô Đình Diệm im lặng không trả lời, nhưng tôi có cảm giác ông Diệm hiểu tôi muốn gì… Hồi lâu, ông nói:
- Thưa hoàng thượng, không thể được ạ. Tôi phải phụ lòng hoàng thượng, không thể được ạ. Tôi xin trình ngài là sau nhiều năm suy nghĩ, tôi đã quyết định. Tôi định đi tu…
- Tôi kính trọng ý định của ông. Nhưng hiện nay tôi kêu gọi đến lòng yêu nước của ông. Ông không có quyền từ chối trách nhiệm của mình. Nhưng sự tồn vong của Việt Nam buộc ông như vậy.
(Trích Hồi Ký “Con Rồng Việt Nam” của cựu hoàng Bảo Đại. Xin được viết thêm: Vào những năm cuối đời Cựu Hoàng Bảo Đại đi đạo Công Giáo. Cựu Hoàng cũng chọn thánh Gioan Baotixita làm quan thầy như TT. NĐD) 
* “… Tình thế biến chuyển, vận nước đổi thay ra sao, sử sách sau này sẽ ghi rõ. Riêng về phần tôi: 

Nếu tôi tiến, các ông sẽ tiến theo tôi. Nếu tôi lùi, các ông cứ giết tôi. Nếu tôi chết, các ông hãy noi gương tôi.” 
(T.Th. Ngô Đình Diệm nói trước phái đoàn Quốc Hội mừng Quốc Khánh 26-10-1963. (DHNĐƯMCĐ, tr. 565))

Mặc dầu trước nỗi nguy khốn đang đè nặng trên vai, thế mà khi Đại Sứ Hoa Kỳ Henry Cabot Lodge (có ông Frederick Flot đứng cạnh) đề nghị Tổng Thống Ngô Đình Diệm ra đi. Tổng Thống vẫn lớn tiếng ném vào mặt ông Cabot Lodge rằng: 
“- Ông Đại Sứ có biết ngài đang nói chuyện với ai không? Tôi xin ngài biết cho rằng, ngài đang nói chuyện với Tổng Thống của một nước độc lập có chủ quyền. Tôi không bỏ dân tộc tôi. Tôi chỉ rời nước tôi, nếu đó là ý muốn của toàn dân tôi. Tôi sẽ không ra đi theo lời yêu cầu của ông Đại Sứ và của các tướng làm loạn. Chính phủ Hoa Kỳ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước thế giới về vấn nạn khốn nạn này.” 
(Ông Cao Xuân Vỹ và vài sĩ quan tùy viên đứng gần đó nghe rất rõ). 
“Tôi (Frederick Flot) đáng lẽ sẽ đón Tổng Thống bằng chiếc Limousine có treo cờ Mỹ đưa Tổng Thống ra phi trường, từ đó ông ta sẽ lên máy bay của Đ.S. Cabot Lodge đi Phi Luật Tân.”
Rồi tới bước đường cùng, cái chết gần kề, linh mục Jean quản nhiệm nhà thờ Cha Tam đề nghị Tổng Thống lẩn tránh, Tổng Thống đã khẳng khái như một chiến sĩ can đảm từ chối: “Xin cảm ơn cha. Tôi không có tội gì với dân tộc và quốc gia tôi. Tôi thấy không có lý do gì phải lẩn tránh”. 
(LTNĐGMTT, tr. 664)
Sau khi trả lời cha Jean như trên, Tổng Thống liền bảo Đại Úy Đỗ Thọ gọi điện thoại báo cho các tướng đảo chính đem xe đến đón ngài về Bộ Tổng Tham Mưu gặp họ, chứ ngài không đầu hàng như nhiều người suy diễn. 
5.- Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục: 
“Các em tôi đã ngã gục hiên ngang trong khi chiến đấu chống lại mọi sự thống trị của ngoại bang.

- Là người Công Giáo đích thực, các em tôi đã hiến mạng sống cho sự thống nhất và độc lập hoàn toàn của Việt Nam.

- Là người Công Giáo đích thực, các em tôi đã tha thứ cho kẻ thù của họ vì những kẻ ấy không hiểu việc mình làm.

- Với tư cách một người Công Giáo và một Giám Mục Việt Nam tôi nhớ đến tất cả mọi người Viêt Nam đã nằm xuống trong trận chiến huynh đệ này.

- Tôi nguyện xin Thiên Chúa cho họ được an nghỉ muôn đời và cho tổ quốc rất yêu dấu của chúng tôi, nước Việt Nam, được hòa bình trong tự do và tình anh em”.
(T.G.M. Ngô Đình Thục trả lời báo chí ngày 4-11-1963 tại Nice, nước Pháp. (DHNĐƯMCĐ, tr. 565))

6.- Ông Ngô Đình Cẩn: “- Cậu có tha thứ cho những người đã làm khổ cậu và gia đình cậu không?

Con tha thứ.” (hai lần) 
Ông Ngô Đình Cần trả lời linh mục đến ban bích tích giải tội và cho ông rước Mình Thánh Chúa trước khi ông ta bị đem ra pháp trường để bị bắn. 
(DHNĐƯMCĐ, tr. 566)) 
Xin chia sẻ vài hàng về việc làm của ông Ngô Đình Cẩn như sau: 
THẤT BẠI NẶNG NỀ CỦA HÀ NỘI 
“Chúng ta hãy nghe một đoạn nói về hoạt động của Đoàn Công Tác Đặc Biệt của ông Ngô Đình Cẩn do những cán bộ cao cấp của Việt Cộng ghi lại sau ngày 30.4.1975: 
Trong cuốn hồi ký mang tên “Bội Phản hay Chân Chính?”, Dư Văn Chất, Phái khiển của cụm tình báo chiến lược A.22 đã viết: 
“Đây là một ngành an ninh đích thực, nhưng là một “siêu tổ chức” với nhiều đặc thù mà không có bộ máy nào của Ngụy so sánh được. Nó tập trung quyền lực cao độ: cực quyền, với các phương thức hoạt động hết sức tinh vi, hiểm độc và táo bạo. Trong cái nhà tù không song sắt, Công an Mật vụ cùng với kháng chiến ta ăn chung, ngủ chung, chơi chung và công tác chung. Chuyện khó tin mà có thật, và chỉ có được trong thời điểm lịch sử nhất định. Bắt đầu từ cuộc đấu tranh chính trị đòi hỏi hiệp thương tổng tuyền cử cho tới tiếng súng Đồng Khởi hạ màn kết thúc. Thành tích chống Cộng của Mật vụ Ngô Đình Cẩn – Dương Văn Hiếu thật diệu kỳ. Chúng đánh phá vào cơ quan đầu não của các Đảng bộ miền Trung như Liên Khu Năm, Tỉnh Ủy Thừa Thiên, Thành Ủy Huế rồi Đà Nẵng. Tiến xuống phía Nam, chúng tấn công cơ sở Đặc Khu Sài Gòn Chợ Lớn, Thủ Biên, Cần Thơ. Nổi bật nhất là Mật vụ Miền Trung đánh bắt gọn các lưới Tình Báo Chiến Lược của ta trải suốt từ Bến Hải tới Sài Gòn trong vòng chỉ một năm.” 
(BPhCC.tr. 2) 
“Phải công nhận bọn mật vụ Ngô Đình Cẩn giỏi thật… Nó nắm vững mình từ tổ chức, phương châm công tác, quy luật hoạt động tới tâm lý và quy luật tư tưởng. Nó rành cả cách xử lý cán bộ bị bắt và sau khi ra tù. Mình đánh giá địch quá thấp, chỉ vì giáo điều…một chiều... trong khi địch thiên biến vạn hóa - đặc biệt về ngành an ninh tình báo, công an…” 
(BPhCC.tr. 113) 
Trong loạt bài viết về Mười Hưong, dưới nhan đề: “Tướng Tình Báo Chiến Lược” đăng trên tờ Thanh Niên, số 300 ra ngày 26-11-2002 đăng lời của Mười Hương (Trần Quốc Hương) như sau: 
“Những năm 1940, tôi có cảm giác cô đơn lạnh lùng khi phong trào đi xuống. Thế nhưng hồi ấy cũng không đen tối bằng những năm 1957 đến 1959 sau này…” 
Ông ta nói tiếp: 
“Chúng ta lâu nay cứ chê bai thằng Cẩn rằng: Nó đi guốc mộc, miệng nhai trầu bỏm bẻm… chê như vậy không đúng đâu. Thằng Cẩn nó giỏi lắm, có mưu trí lắm. Nó biết hết dường đi nước bước của chúng ta.” 
Chính Mười Hương cũng đã nhìn nhận: 
“Cái chủ trương bao trùm của Ngô Đình Cẩn là chuyển hướng tù nhân, đối tượng là những người kháng chiến nằm vùng hoặc từ Bắc vào. Ai có bị bắt, bị nhốt trong các nhà lao ấy mới thấy sự thâm hiểm của chúng. Ngô Đình Cẩn thường nhốt chung năm bảy người vào một cụm. Chúng nó vẫn cho ăn, uống, đi lại, thậm chí có thể gởi mua sách báo đọc. Nhốt từng buồng giam nhưng như kiểu không nhốt, có khoảng cách khó hiểu, để mọi người nghi ngờ lẫn nhau, muốn đoàn kết vẫn không đoàn kết được.” 
Theo tài liệu của Bộ Thông Tin VNCH, tính đến tháng 5 năm 1956 đã có 94.041 cán bộ Việt Cộng về hồi chánh và 5.613 bị bắt. 
Cuốn “Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 - 1955” của Bộ Quốc Phòng Hà Nội, Tập II (tr. 73 - 74) đã viết: 
“Chỉ từ tháng 7-1955 đến tháng 2-1956, Mỹ - Diệm đã giết hại, giam cầm 93.362 cán bộ, đảng viên và những người yêu nước. Cơ sở đảng, cơ sở quần chúng bị tổn thất nặng. 
“Ở Tây Nam Bộ, sau hai năm thực hiện đấu tranh chính trị, đã có một đồng chí Phó Bí Thư Xứ Ủy, 18 tỉnh ủy viên, 100 huyện ủy bị bắt. 
“Tỉnh Thủ Dầu Một ta bố trí ở lại 1.647 đảng viên chỉ còn 260. Tỉnh Gia Định 3.000 đảng viên chỉ còn 350. Huyện Hàm Thuận (Bình Thuận) từ 656 đảng viên đến ngày 20.7.1955, chỉ còn 80 đảng viên, v.v. 
“Đặc biệt nghiêm trọng, do bị khủng bố dã man ở một số địa phương đã ra đầu hàng, tự thú với địch. Ở Bình Định, hầu hết đảng viên bị bắt đều khai báo tự nhận mình là đảng viên hoặc khai cho người khác. Hai huyện Nghĩa Hành và Đức Phổ (Quảng Ngãi), tính đến tháng 8–1955, có 80% đảng viên khai báo. Xã Phong Chương (Phong Điền, Thừa Thiên) có chi bộ 25 đảng viên, ra đầu hàng 24 còn một phải chạy trốn. Một số đảng viên không tin ở đấu tranh chính trị thành công đã dao động, chạy dài, tránh né công tác, thậm chí có người tập ăn nhạt, uống ít nước để nằm hầm bí mật được lâu...” 
Báo Công An Nhân Dân online ghi nhận thêm:  “Hầu như nhiều vùng Quảng Trị, Thừa Thiên mất trắng. Đa phần cán bộ ta đã bị chúng bắt, cơ sở bị xóa. Một số ít dạt ra miền Bắc, lên xanh hoặc chuyển công tác vào phía.” 
Vì không chịu nổi chiến dịch tố Cộng tại miền Nam, năm 1957 Lê Duẫn, Xứ Ủy Nam Bộ, phải bỏ ra Hà Nội.”  HÀ NỘI CHUỘC MƯỜI HƯƠNG 
Mười Hương bị Đoàn Công Tác Đặc Biệt của ông Dương Văn Hiếu bắt vào tháng 6 năm 1958. Mười Hương rất bất ngờ và các cấp trên của ông ta ở Hà Nội lúc đó cũng rất ngạc nhiên. Trong nghề tình báo, Hà Nội thường đánh giá Mười Hương là một người thận trọng, chín chắn, và có kinh nghiệm hoạt động. 
Sau cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963, Việt Cộng đã nhờ một Trung Tướng của VNCH, người Huế, theo Phật Giáo, và là một điệp viên của Việt Cộng, vận động để thả Mười Hương ra. Trung Tướng này đã nói chuyện với Tướng Mai Hữu Xuân lúc đó được Tướng Dương Văn Minh cử làm Đô Trưởng Sài Gòn, kiêm Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia, kiêm Đặc Ủy Trưởng Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo với “sứ mạng” là kiếm tiền. Tướng Xuân đòi 50.000 USD (Theo tài liệu của Việt Cộng là 5.000.000$=125.000 USA). Hà Nội đồng ý. Sau khi đưa tiền, Mười Hương đã được phóng thích. Như vậy Mười Hương đã chỉ tù hơn 6 năm đúng như Mười Hương đã kể. 
Sau 30.4.1975, ông Nguyễn Tư Thái, Phụ Tá Trưởng Đoàn Công Tác, đã bị Công An Việt Cộng bắt và bị đưa đi thẩm vấn tại nhiều cơ quan khác nhau. Khi bị giam ở trại Thanh Liệt, nhiều cán bộ cao cấp từ trung ương đã đến hỏi ông về những lời khai của Mười Hương. Năm 1986, khi ông được đưa về giam tại trại Nam Hà, Bộ Chính Trị phái một Tướng tên là Hải và một Đại Tá đến hỏi ông về chuyện hợp tác giữa Mười Hương và cơ quan tình báo VNCH. Ông viết: “Cũng trong dịp này, hai tên cán bộ này có cho tôi biết sau năm 1963 phải lo lót cho nhóm Dương Văn Minh và Mai Hữu Xuân trên 5 triệu đồng Mười Hương mới được thả ra.” 
Người thứ hai cũng đã được Hà Nội thương lượng để được Tướng Mai Hữu Xuân phóng thích là Đại Tá Lê Câu, chỉ huy Cục 2 Quân Báo Miền Nam, bị bắt tại Sài Gòn năm 1962. Đại Tá Lê Câu lúc đó đang bị giam ở Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo, số 3 Bến Bạch Đằng, Sài Gòn, đã được Mai Hữu Xuân cho chuyển qua Tổng Nha Cảnh Sát để chờ đợi được phóng thích sau khi thương lượng xong. Nhưng khi cuộc thương lượng về tiền bạc đang được tiến hành, CIA được tin Mai Hữu Xuân đã thả Trần Quốc Hương (Mười Hương), nên sợ Mai Hữu Xuân cũng sẽ phóng thích Đại Tá Lê Câu sau khi nhận tiền của Việt Cộng, do đó CIA đã yêu cầu Tổng Nha Cảnh Sát cho mượn Đại Tá Lê Câu để thẩm vấn. Đại Tá Lê Câu đã được đưa về lại Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo rồi được CIA đưa ra chiến hạm Mỹ ở Thái Bình Dương để lấy lời khai và lưu giữ một thời gian, vì thế Tướng Mai Hữu Xuân không thể phóng thích Đại Tá Lê Câu.” 
(Trích “Trùm Điệp Báo Mười Hương của Lữ Giang) 
Tiếp theo là những cán bộ tình báo, điệp viên cao cấp đều được Hà Nội bỏ tiền ra chuộc. Nhất là khi ông Hà Thúc Ký làm Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ, ông ta thả ra hết những tên cán bộ Cộng Sản như trên. Sau khi được thả người được trở về Hà Nội, người ở lại miền Nam hoạt động tiếp! 
7.- Hồng Y Nguyễn Văn Thuận: 
a.- Tinh thần. 
“Con người! Rồi tất cả sẽ qua đi. Chỉ có Đất Nước và Dân Tộc mới trường cửu.” 
(ĐHY Nguyễn Văn Thuận trong dịp nói về cái chết của ông Ngô Đình Cẩn. 
(DHNĐƯMCĐ, tr. 567)) 
Ngoài ra, ngài còn sáng tác một bài thơ với nhan đề: “Con có một Tổ Quốc Việt Nam” dưới đây. Bài thơ nói lên lòng yêu nước, niềm hãnh diện, vui sướng về quê hương gấm vóc, về lịch sử oai hùng và thương mến dân tộc ngài. Bài thơ này đã được linh mục Đỗ Bá Công phổ nhạc và được trình bày bởi danh ca Khánh Ly. v.v. 
Con Có Một Tổ Quốc 
Là người Công Giáo Việt Nam, Con phải yêu Tổ Quốc gấp bội. 
Tiếng chuông ngân trầm, 
Việt Nam nguyện cầu. 
Tiếng chuông não nùng, 
Việt Nam buồn thảm. 
Tiếng chuông vang lừng, 
Việt Nam khải hoàn. 
Tiếng chuông thanh thoát, 
Việt Nam hy vọng. 
Con có một tổ quốc Việt Nam, 
Quê hương yêu quí ngàn đời. 
Con hãnh diện, con vui sướng. 
Con yêu non sông gấm vóc, 
Con yêu lịch sử vẻ vang. 
Con yêu đồng bào cần mẫn, 
Con yêu chiến sĩ hào hùng. 
Sông cuồn cuộn máu chảy cuộn hơn. 
Núi cao, xương chất cao hơn. 
Ðất tuy hẹp, nhưng chí lớn. 
Nước tuy nhỏ, nhưng danh vang. 
Con phục vụ hết tâm hồn, 
Con trung thành hết nhiệt huyết. 
Con bảo vệ bằng xương máu, 
Con xây dựng bằng tim óc. 
Vui niềm vui của đồng bào, 
Buồn nỗi buồn của Dân Tộc. 
Một Nước Việt Nam, 
Một Dân Tộc Việt Nam, 
Một Tâm Hồn Việt Nam, 
Một Truyền Thống Việt Nam. 
Là người Công Giáo Việt Nam, 
Con phải yêu Tổ Quốc gấp bội. 
Chúa dạy con, Hội Thánh bảo con. 
Con mong giòng máu ái quốc, 
Sôi trào trong huyết quản con. 
(Trích từ tập sách Ðường Hy Vọng của Ðức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận) 
b.- Số phận nghiệt ngã. 
“- Thưa Thượng Tướng: Đức Cha Phó (TGM Nguyễn Văn Thuận) của tôi đâu, mời ngài về luôn một thể? 
“- Như Cụ biết: chế độ này là chế độ Cộng Sản. Tên Thuận nó thuộc dòng dõi Ngô Đình Diệm, chúng nó chống cách mạng (Cộng Sản) từ trong trứng nước. Không để hắn ta ở đây được.” 
(Tướng VC Trần Văn Trà trả lời TGM Nguyễn Văn Bình hồi 2giờ 30 phút chiều ngày 15- 8-1975 trong Dinh Độc Lập, Sài Gòn). 
Chỉ vì dòng dõi Ngô Đình Diệm “chống “cách mạng” từ trong trứng nước”, TGM Nguyễn Văn Thuận bị Cộng Sản cầm tù gần 13 năm. Trong thời gian đó ngài bị biệt giam chín năm trong xà lim. Trong chín năm đó có những lúc ngài nằm thoi thóp chờ chết. Thấy thế mấy tên công an canh giữ ngài gọi nhau: “Các đồng chí ơi! Vào xem lão Thuận đang giẫy chết này.” 
Tuy nhiên trong bất cứ hoàn cảnh nào, ngài luôn luôn đặt Đức Tin, Đức Cậy, và Đức Mến của ngài nơi Chúa quan phòng một cách tuyệt đối. Nhờ đó ngài luôn sống trong HY VỌNG và vươn lên. Hơn nữa, ngài luôn thực thi đường lối của thánh Phanxicô Assi là: “Đem yêu thương vào nơi oán thù. Đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp. Đem chân lý vào chốn lỗi lầm”, để cảm hóa những “cặp mắt cú vọ” ngày đêm đang đằng sát khí bên ngài, mà ngài đã thành công. Vì thế những công an canh giữ ngài dần dần trỏ nên bạn thân, rồi nhiều người thành học trò của ngài. Có người còn lén lút xin học Giáo Lý Công Giáo, rồi xin ngài ban bí tích Rửa Tội… 
Hiện nay hồ sơ phong Á Thánh cho ngài đã hoàn tất. Nhưng vì phương diện ngoại giao với nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay, nên Tòa Thánh Vatican chưa tiện chính thức tuyên phong Á Thánh cho ngài. Trong tương lai, khi ngài được phong thánh, ngài sẽ là vị hiển thánh đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. 
8.- Bà Ngô Đình Thị Hiệp: 
“Để nhắc cho con cháu sau này hướng về quê hương Việt Nam. Chúng nó có thể quên bất cứ cái gì, nhưng đừng để chúng nó quên Đất Nước và Dân Tộc Việt Nam.” 
(Bà Ngô Đình Thị Hiệp (Mẹ ĐHY Thuận luôn nhắc nhở.) 
(DHNĐƯMCĐ, tr. 567) 
Trong những ý nguyện trên, theo thiển kiến của chúng tôi ý tưởng của bà Ngô Đình Thị Hiệp tuy rất chất phác, đơn sơ nhưng thật đáng quý cho tất cả người Việt chúng ta sống bất cứ nơi nào và cho bất cứ thế hệ nào. 
Qua những ý nguyện trên đây, chúng ta thấy được một phần nào tinh thần dòng họ Ngô Đình nói chung và tinh thần Tổng Thống Ngô Đình Diệm nói riêng dành cho quốc gia - dân tộc. 
II.- Còn về phương điện vật chất: 
1.- Theo như cụ Quách Tòng Đức, nguyên Đổng Lý Văn Phòng của T.Th. NGÔ ĐÌNH DIỆM suốt chin năm dưới thời Đệ I VNCH cho biết: 
a.- “Mặc dầu là cố vấn chính trị của Tổng Thống hay cố vấn chỉ đạo miền Trung, hai vị này chẳng có văn thư nào do Tổng Thống ký ban hành cả. Bà Ngô Đình Nhu cũng vậy, Tổng Thống đâu có ký văn thư nào phong cho bà ta là “Đệ Nhất Phu Nhân” đâu. Nhất là ông Ngô Đình Cẩn chẳng những không có lương, cũng không có văn phòng riêng. Còn Tổng Thống chẳng có cái gì riêng cho Cụ. Ngay cả lương tháng của Cụ, Cụ trao cho ông Võ Văn Hải hết. 
Khi Tổng Thống bị thảm sát, trong túi áo của Cụ chỉ còn nửa bao thuốc Basto và cỗ Tràng Hạt. Suốt chín năm lãnh đạo miền Nam Việt Nam, Tổng Thống dành dụm được 2.800.000$ Việt Nam. Tổng Thống gửi linh mục Toán (Quản lý dòng Chúa Cứu Thế). Ước nguyện của Tổng Thống vào những năm cuối đời già yếu, Cụ sẽ vào ẩn mình trong tu viện này để dọn mình chết. Ngoài số tiền riêng, Tổng Thống không có một mái nhà riêng, dù chỉ là một túp lều hay một chiếc xe đạp cũ… 
b.- Tổng Thống Ngô Đình Diệm quan tâm đến các con của tử sĩ. 
“Tổng Thống nói với Đại Tá bác sĩ Truơng Huê Quan, Giám Đốc Trường Quốc Gia Nghĩa Tử, Sài Gòn: 
“Trong cuộc chiến này chỉ có con của tử sĩ là thiệt thòi nhất, vì vậy tôi chọn cái tên “Quốc Gia Nghĩa Tử” để nhớ là Quốc Gia phải có bổn phận với họ. Tôi sẽ… Ngoài ra tôi sẽ lập các ký túc xá ở gần các trường Đại Học cho các học sinh giỏi ở để học đại học.” 
- Thế Cụ định hết nhiệm kỳ này nghỉ, phải không? 
- Đúng! Cụ mệt quá rồi, nhất là sau vụ Phật giáo xẩy ra. 
- Thế Cụ định khi về hưu sẽ ở đâu? Ở cái nhà trong vườn Phượng Hoàng đâu có được. Ai lo cho Cụ? 
- Không! Cụ tâm sự với tôi (Võ Văn Hải) là sẽ về Huế ở với bà Cụ Cố. Khi nào Cụ Cố chết, Cụ sẽ vào tu ở Dòng Chúa Cứu Thế. Vì vậy, lương và phụ cấp của Cụ đều gửi cha Toán là quản lý của nhà dòng. Còn vườn Phượng Hoàng là chỗ cụ sẽ lên nghỉ để vui chơi với con tử sĩ.” 
(NLNNOBCTTNĐD. tr. 21) 
Sau ngày 2-11-1963, Tướng Dương Văn Minh chỉ thị cho Tướng Trần Văn Minh đến gặp linh mục Toán để lấy số tiền này, rồi họ…(?)” 2.- “Còn gia đình ông bà Ngô Đình Nhu, vào những năm sau này, những người quý mến ông bà ta như: ông Cao Xuân Vỹ và các bạn thân mỗi người góp một ít tiền giúp họ mua được căn nhà nhỏ đã bỏ hoang từ lâu của một người Pháp, ở Đà Lạt. Vì nhà quá cũ nên phải sửa lại. Đang sửa lại hết tiền nên phải ngưng. Đây là căn nhà đâu tiên cũng là căn nhà cuối cùng của ông bà ta. Xưa nay họ chưa có một căn nhà nào. Suốt đời đi ở nhờ.”

 3.- Riêng về phần bà Ngô Đình Nhu:


Luật sư Trần Văn Chương (bố ruột bà Ngô Đình Nhu) đang là Đại Sứ VNCH tại Hoa Kỳ. Vào những tháng sôi động cuối năm 1963, ông ta biết được Hoa Kỳ không còn ủng hộ Tổng Thống Ngô Đình Diệm nữa; rồi họ mua chuộc cũng như xúi ông ta viết một thư dài khuyên Tổng Thống từ chức, và ông ta sẽ sẵn sàng thay Tổng Thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo miền Nam trong lúc khó khăn này. Khi bà Nhu biết được chuyện đó, bà Nhu gọi điện thoại gây gỗ với ông bà Trần Văn Chương, dọa sẽ cắt đứt liên lạc mặc dầu là bố mẹ ruột… Bà Nhu trách ông Chương là luật sư mà không biết gì về Hiến Pháp VNCH. Vì nếu Tổng Thống từ chức hay mệnh hệ thế nào, Phó Tổng Thống sẽ lên thay, chứ sao lại “nhường” cho ba (ông Chương) được.


 (NLNNOBTTNĐD, tr. 40)


Tưởng cũng nên nhắc lại: vào những năm đầu của nền Đệ I Cộng Hòa, sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã ổn định được tình thế, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã mua lại một số lớn ruộng đất của những đại điền chủ ở miền Tây. Những đại điền chủ đó là những người làm việc đắc lực và thân tín cho thực dân Pháp hồi bấy giờ, nên họ được các quan Pháp cho không hàng ngàn mẫu ruộng. Trong số đó có gia đình Luật Sư Trần Văn Chương. Theo luật ruộng đất mới được tu chính, Chính Phủ chỉ để lại cho mỗi đại điền chủ tối đa là 100 mẫu thôi. Số còn lại, chính phủ mua với giá một giá nào đó. Sau đó chính phủ chia cho những nông dân nào cần ruộng đất để canh tác. Sự việc đó làm cho ông bà Trần Văn Chương bất mãn và lên tiếng phản đối. Thấy vậy, bà Ngô Đình Nhu trách ông Trần Văn Chương rằng: “Ba thà chịu mất vài trăm mẫu ruộng hay mất cả miền Nam này vào tay người Pháp.”


4.- Bà Ngô Đình Nhu vào những năm cuối đời:


a.- Bà Ngô Đình Nhu.


…Mỗi buổi sáng sớm, bất kể thời tiết. Bà Nhu đều "xuống đường" đi bộ chừng độ 10 phút đến nhà thờ Saint Léon dâng thánh lễ hằng ngày. Cũng tại ngôi thánh đường này, lần đầu tiên vào tuần lễ đầu tháng 11 năm 2001, Ba Nhu tổ chức lễ tưởng niệm cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.


Thông thường sau thánh lễ Bà ở lại giúp dọn dẹp nhà thờ và xếp đặt trưng bày hoa nến. Ngày Chúa Nhật Bà phụ trách dậy lớp thánh kinh cho các trẻ nhỏ. Bà gia nhập đạo Công Giáo khi lập gia đình, nhưng lúc thiếu thời được giáo dục trong các trường Công Giáo nên có thể nói là Bà đã lớn lên và trưởng thành trong tín lý của đạo Chúa. Trong câu chuyện, Bà Nhu nhiều lần biểu lộ Đức Tin tuyệt đối nơi sự an bài của Đấng Tối Cao. Khi nghe tôi nói có thân nhân đang bị bệnh và rất muốn trở về Mỹ sớm hơn, Bà Nhu đi vào phòng làm việc lấy cho tôi một tượng ảnh Đức Mẹ Maria đúc bằng kẽm to hơn đồng một xu Mỹ kim. Bà nói mang tượng ảnh về cho bệnh nhân thì Đức Mẹ sẽ cứu giúp và chữa khỏi. Tôi nghĩ vì bà có Đức Tin mạnh mẽ như vậy nên Bà đã vượt qua được bao cơn sóng gió ba đào mà sống mạnh khỏe đến ngày nay…
Trước kia tôi nghe có người nói Bà Nhu chỉ ăn qua loa, hai ba lần một tuần. Tôi nghĩ là nếu ăn uống như vậy thì làm sao mà... thở được. Bây giờ tôi nghe chính Bà Nhu nói: "Hai ngày nay tôi chưa ăn gì cả, vì tôi không ăn nên không có bệnh".
 Nhớ lại chuyện cũ, bà có vẻ đăm chiêu: "Ở Sàigòn nóng quá nên tôi mặc áo dài hở cổ, Tổng Thống không bằng lòng".


Chiếc áo dài hở cổ được đặt tên là "Kiểu áo Bà Nhu" đã một thời là "mốt" của các thiếu nữ Sai Gòn và cũng là một đề tài xôn xao của những người vô công rồi nghề. Bà kể chuyện trước kia bà phải đại diện chính phủ tiếp đón phu nhân các vị quốc khách mà chẳng có đến một món trang sức nên thấy thiếu sót. Nhân có bà vợ một ông bộ trưởng muốn bán mấy món đồ trang sức làm bằng đá đỏ (ruby), Bà Nhu có trình và xin Tổng Thống số tiền 6.000$ đồng VN để mua lạị. Tổng Thống nghe lời giãi bầy cũng hợp lý nhưng yêu cầu người bán phải viết một tờ giấy biên nhận với đầy đủ lai lịch của những món đồ trang sức đó. Bà Nhu nói đó là lần duy nhất Tổng Thống cho tiền, và cũng chẳng còn nhớ những đồ trang sức đó bây giờ thất lạc nơi đâu.
Nhớ lại Phong Trào Phụ Nữ Liên Đới năm xưa, Bà nắm hai tay ngước mắt nhìn lên trần nhà nói bằng tiếng Pháp "Phụ nữ phải được giải phóng, phụ nữ phải được tôn trọng". Giấc mơ của Bà là người phụ nữ phải có chỗ đứng và tiếng nói trong xã hội.  Ước vọng của Bà là người phụ nữ phải có những cơ hội thuận tiện để thăng tiến trong mọi lãnh vực của đời sống. Tiếng nói của Bà rõ ràng, chắc nịch, lên xuống với những cảm xúc làm người nghe rất dễ bị lôi cuốn rồi nhiệt tình ủng hộ.”


(Bà Ngô Đình Nhu.  Trương Phú Th) b.- Bà Ngô Đình Nhu 48 năm cô đơn.
“… Khi ông Ngô Đình Nhu bị thảm sát, bà còn trẻ (39 tuổi), đẹp lắm - điều mà báo chí Mỹ thiên vị và ác độc cũng phải ca ngợi. Nhưng bà ở vậy, thờ chồng, nuôi đàn con còn vị thành niên, không có của chìm của nổi, không lầu son gác tía nhờ tham nhũng hoặc ăn cắp của công. Nếu có bằng chứng bà phạm vào một trong hai điều cấm kỵ này, chắc chắn báo chí và công luận Mỹ và Việt Nam, vốn thù nghịch, đã không bao giờ để bà yên. Bà sống khép kín như một nữ tu tại gia. Không xuất hiện trước đám đông... Không tuyên bố này nọ. Bà thường nói với những người quen biết, như một lời giã biệt thế gian: "Thời của tôi qua rồi"… Không vì tiền bán thân cho tỷ phú. Nếu sống vào thời quân chủ, bà xứng đáng nhận lãnh bằng khen "Tiết Hạnh Khả Phong".

…. Ca ngợi Bà như một nữ chính khách một thời sáng giá, đảm lược, dám nói dám làm, như chồng Bà, trước vòng vây khốn của thù trong giặc ngoài. Tôi kính trọng Bà như một thần tượng…

Nhà danh họa Auguste Renoir, vào những năm cuối đời, bị bệnh thấp khớp hành hạ, không đứng được nữa, phải ngồi vẽ tranh một cách đau đớn với bàn tay co quắp, nhức buốt. Người học trò của ông, danh họa Matisse, thấy vậy, thương ông, đã hỏi: “Tại sao Thầy phải tiếp tục ngồi vẽ một cách khổ sở như thế?” Auguste Renoir nhìn khung vẽ, trả lời: “Đau đớn sẽ qua đi. Cái đẹp sẽ còn lại.”

Tôi muốn nhắc lại lời của Auguste Renoir, để nói về bà, trong một nghĩa nào đó. Đau đớn tinh thần của Bà Ngô Đình Nhu đã qua đi. Nhưng vẻ đẹp của bà sẽ tồn tại vĩnh viễn.” (Bà Ngô Đình Nhu 48 Năm Cô Đơn. Kim Thanh) 

Tưởng cũng nên được nhắc lại: Bà Ngô Đình Nhu rất ảnh hưởng văn hóa Âu-Mỹ. Thế mà suốt chín năm

© 2016 About Us | Terms & Conditions