Liệu Hoa Kỳ có nên vũ trang cho Việt Nam để chống lại Trung Quốc?


ValueWalk | 13.8.2013 | Hoa Kỳ chỉ trích Việt Nam về những vi phạm Nhân quyền và những động thái đàn áp các nhà bất đồng chính kiến trên internet, những sự đàn áp này có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng và làm nguội lạnh mối quan hệ giữa hai quốc gia. Sự chỉ trích này xảy ra ngay sau khi Việt Nam tìm cách vận động để Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam. Hoa Kỳ cảm thấy khó xử. Có nên vũ trang cho Việt Nam để kiềm chế Trung Quốc và phớt lờ vấn đề vi phạm Nhân quyền? Hay là nên giữ một lập trường cứng rắn về vấn đề này?
Quan hệ Mỹ Việt Quan hệ Mỹ Việt rất phức tạp, đó là cách nói giảm nhẹ nhất có thể. Chiến tranh Việt Nam đã lấy đi gần 50.000 mạng sống người Mỹ và hàng trăm ngàn người, nếu không muốn nói là hàng triệu mạng sống người Việt. Tuy nhiên, với sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết và sự mở cửa của Trung Quốc, mối quan hệ này nói chung đã có tiến bộ. Việt Nam đã và đang tiến bộ cả trên bình diện chính trị lẫn kinh tế. Nước này đã đạt kỷ lục về sự phát triển kinh tế mạnh mẽ và các thành phố như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang trở thành những trung tâm thương mại, kinh doanh và du lịch chính của khu vực. Nhưng chính quyền Việt Nam vẫn nằm dưới sự chi phối của đảng Cộng sản, đảng này vẫn can thiệp sâu rộng vào nền kinh tế và đã nặng tay khi đối phó với người dân. Những người cộng sản kiểm soát Trung Quốc và Việt Nam

Việt Nam có khả năng trở thành một đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ trong nỗ lực cân bằng quyền lực với Trung Quốc trong khu vực của người Mỹ.  Bất chấp sự thực là cả Trung Quốc và Việt Nam đang bị các đảng Cộng sản kiểm soát, cả hai quốc gia này đã và đang là kình địch nhau kịch liệt. Thực vậy, sau khi chiến thắng trong cuộc chiến tranh Việt Nam, Việt Nam đã phải chiến đấu với Trung Quốc trong cuộc chiến tranh Trung Việt. Cuộc chiến này đã khởi phát sau khi Việt Nam xâm lăng Campuchia. Người Trung Quốc đã xâm nhập lãnh thổ Việt Nam, và người Việt Nam đã dùng kiểu chiến tranh du kích chống lại quân Trung Quốc hùng hậu hơn. Người Trung Quốc đã tiến gần đến Hà Nội trước khi tuyên bố rằng họ đã đạt được mục tiêu “cho Việt Nam một bài học” và rồi rút khỏi lãnh thổ Việt Nam. Những căng thẳng và kình địch giữa Việt Nam và Trung Quốc có khả năng khiến Việt Nam trở thành một đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ. Nhưng Việt Nam vẫn giữ một hồ sơ Nhân quyền loang lỗ đến nỗi người Mỹ khó lòng tha thứ. Việt Nam là một trong những nước có con số chính thức các blogger và các nhà hoạt động trên internet bị giam giữ cao nhất trên thế giới. Cho đến nay, năm 2013, Chính quyền Việt Nam vẫn đang giam giữ hơn 40 người, đứng thứ hai chỉ sau Trung Quốc. Có lẽ những quốc gia khác như Syria và Ả Rập Saudi đang giam giữ nhiều người hơn, nhưng hiện không có hồ sơ chính thức. Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng, để cho mối quan hệ được tiến triển, Việt Nam sẽ phải cải thiện hồ sơ Nhân quyền của họ. Đặc biệt, chính quyền Việt Nam muốn người Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương, một động thái mà chính quyền Obama đã thừa nhận rằng họ sẵn sàng cân nhắc, nếu Việt Nam cải thiện hồ sơ Nhân quyền. Lợi ích chính trị của Hoa Kỳ Over the long-haul, it is in the geo-political interests of the United States to see a well-armed Vietnam as the country could be a valuable ally in balancing power against China’s emerging regional ambitions. The Vietnamese share a border with China and are heavily involved in the South China Sea dispute. The Vietnamese have also already shown their willingness to stand up to Chinese ambitions for regional domination. Qua một thời gian dài, Hoa Kỳ có lợi ích địa chính trị khi Việt Nam được vũ trang tốt vì quốc gia này có khả năng trở thành một đồng minh đáng giá của Hoa Kỳ trong nỗ lực cân bằng quyền lực với tham vọng trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực. Việt Nam có biên giới chung với Trung Quốc và có tham gia ở mức độ lớn vào tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông. Người Việt cũng cho thấy họ sẵn sàng đối mặt không chút sợ hãi với những tham vọng hòng thống trị khu vực của Trung Quốc. Dù vậy, Hoa Kỳ vẫn ngày càng tập chú vào hồ sơ Nhân quyền của các đồng minh và của các nước có khả năng thành đồng minh. Như một hệ luỵ của cuộc chiến tranh Lạnh, chính quyền Hoa Kỳ đã bị tố cáo vì ủng hộ cho các chế độ bạo quyền khắp châu Mỹ La Tinh, châu Phi và nhiều nơi khác. Trong khi sự ủng hộ cho những chế độ như thế có thể có lợi ích thiết thực tại thời điểm đó, nhưng những động thái này làm tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh quốc gia Hoa Kỳ và hầu hết các chế độ bạo quyền được Hoa Kỳ ủng hộ, như chế độ Pinochet ở Chi Lê, đều đã bị sụp đổ hoàn toàn. Hoa Kỳ đang nhắm đến việc tránh  làm xấu hình ảnh của họ ở nước ngoài, trong bối cảnh một thế giới đang thay đổi theo hướng ngày càng đa cực với các cường quốc khu vực có khả năng thách thức vai trò bá chủ của Hoa Kỳ. Trong khi phải giải quyết những phí tổn chính trị và tài chính trong các cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq, Chính quyền Hoa Kỳ có lẽ sớm nhận ra rằng họ không còn có thể hành động như một siêu cường quân sự số 1, mà thay vào đó, phải hành động như một cường quốc chính trị với một số công cụ đa dạng hơn. Việc gia tăng sức mạnh và phạm vi ảnh hưởng của hình tượng nước Mỹ cũng như ảnh hưởng ngoại giao đang ngày càng trở nên quan trọng đối với Hoa Kỳ. Bằng cách sử dụng Nhân quyền, các tư tưởng và kinh tế thị trường tự do, chính phủ Hoa Kỳ có thể tạo ra một số ảnh hưởng đáng kể mà không cần sử dụng sức mạnh quân sự tốn kém. Tuy nhiên, để làm được như thế, Hoa Kỳ phải giữ lập trường vững vàng đối với hồ sơ Nhân quyền. Chính quyền Obama dường như đang thực hiện điều này qua việc yêu cầu Việt Nam cải thiện hồ sơ Nhân quyền nếu nước này muốn được Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí. (Defend the Defenders) Nguồn: ValueWalk

© 2016 About Us | Terms & Conditions