LUẬT AN NINH MẠNG CÓ KHIẾN INTERNET TRẬT TỰ HƠN KHÔNG? (tin tổng hợp)




Luật An ninh mạng có khiến Internet trật tự hơn không?

Khải Đơn   -   Trí Thức VN

Thứ Bảy, 16/06/2018

https://trithucvn.net/blog/xa-luan/luat-an-ninh-mang-co-khien-internet-trat-tu-hon-khong.html


Liệu bạn đã bao giờ có tự do ngôn luận để kiểm soát hành vi bị vu khống, xúc phạm? 


https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2018/06/ve-du-luat-an-ninh-mang-2-1.jpg

Các điều luật về phỉ báng, xúc phạm ai đó trên phương tiện truyền thông của Mỹ đều nằm dưới Tu chính án thứ nhất trong hiến pháp Mỹ, đó là quyền tự do ngôn luận của con người. (Ảnh minh họa/Getty Images)


Có rất nhiều bạn comment rằng nếu không có luật an ninh mạng thì ai quản lý những hành vi như nói xấu, xúc phạm hay phỉ báng người khác? Ai sẽ quản lý những người gây ra tổn thương danh dự bằng thông tin trên mạng? – Và với những câu hỏi đó, họ cho rằng luật an ninh mạng là đúng, là cần thiết để duy trì trật tự và sự trong sạch của mạng internet. Các bạn ấy còn nói rằng ở Mỹ, ở Canada, ở Châu Âu, xúc phạm người khác trên mạng hay trên báo đều bị kiện như chơi, đền bù thiệt hại cả triệu đô…


Nhưng có 1 điểm có lẽ không ai trong các bạn ấy nhắc tới, đó là các điều luật về phỉ báng, xúc phạm ai đó trên phương tiện truyền thông (bao gồm các hình thức báo chí và internet) của Mỹ chẳng hạn, đều nằm dưới Tu chính án thứ nhất trong hiến pháp Mỹ, đó là QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN CỦA CON NGƯỜI.


Tổng thống Donald Trump rất nhiều lần dọa ông sẽ kiện New York Times, Washington Post hay một tờ báo nào đó với tội phỉ báng vì có lời lẽ không hay về ông. Cho tới nay, ông chưa thực sự thành công với bất cứ đe dọa nào trong số đó.


Trong một cuộc trò chuyện tôi gặp phóng viên ở Massachussetts tại Boston, anh tổng biên tập nói, các vụ kiện phỉ báng/xúc phạm/làm tổn hại danh dự tại Mỹ thường chia làm hai đối tượng.


NẾU NGƯỜI KIỆN LÀ NGƯỜI CỦA CÔNG CHÚNG


Bạn là tổng thống, ca sĩ, người mẫu nổi tiếng hay bất cứ ai nằm trong nhóm được định nghĩa là “public figure”. Nếu bạn muốn kiện ai đó xúc phạm bạn thì CHÍNH BẠN phải là người đi tìm ra đủ bằng chứng chứng minh rằng người đó làm tổn thương danh dự, phỉ báng bạn MỘT CÁCH CỐ Ý (dù trước khi xuất bản/đăng post, đã biết là sai). Anh tổng biên tập nói: Ví dụ báo của tôi bình luận là tổng thống đã có hành động thiếu suy nghĩ trong ra quyết định. Thì tổng thống là người phải tìm đủ bằng chứng CHỨNG MINH rằng báo của chúng tôi làm vậy với mục đích cố ý gây hại chứ không phải là bình luận thông thường, cảm xúc hay… đơn giản là chúng tôi quá ngờ nghệch nên bình luận sai.


Anh nói: “Ở điểm này, tổng thống cực kỳ khó tìm ra dụng ý thực sự để đem ra tòa làm bằng chứng. Ngoài ra báo chí hay người dân còn được bảo vệ bởi tu chính án thứ nhất về quyền tự do ngôn luận, nghĩa là chúng tôi và người dân CÓ QUYỀN bình phẩm về những việc làm không hay, hoặc thoải mái chế nhạo, đi tìm luận cứ cho thấy tổng thống không hành động đúng.”


Một vụ kiện kinh điển đã trở thành tiền lệ cho những vụ án xúc phạm, phỉ báng trên báo chí là vụ ông L.B. Sullivan kiện tờ New York Times.


Báo New York Times đăng một quảng cáo ủng hộ Martin Luther King, trong đó có thông tin mục sư Martin Luther King đã bị cảnh sát Alabama bắt giữ bảy lần. Thông tin này là sai, ông thực sự bị bắt chỉ có 4 lần.


Tuy nhiên, một người tên L.B. Sullivan , ủy viên an toàn cộng đồng ở Montgomery cảm thấy bị xúc phạm (vì ông làm việc trong hệ thống chính quyền sở tại và cá nhân ông thấy thông tin sai xúc phạm mình). Ông khởi kiện New York Times tội phỉ báng. Cuối cùng vụ án lên tới tòa án tối cao Hoa Kỳ và tờ New York Times được xử thắng kiện. Để đảm bảo quyền tự do ngôn luận cho báo chí và người dân, tòa án Hoa Kỳ thường buộc những quan chức, chính trị gia, người nổi tiếng [public figure] cung cấp bằng chứng cho thấy sự sai phạm cố ý của người bị kiện.


Người trò chuyện hôm đó với tôi nói, vụ án kinh điển đó là tiền đề quan trọng để báo chí Hoa Kỳ được tự do bình luận, thảo luận hay viết bất cứ gì với quyền tự do ngôn luận.


NẾU NGƯỜI KIỆN LÀ NGƯỜI BÌNH THƯỜNG


Nếu bạn chỉ là một nhân viên văn phòng, cô giáo, và bạn kiện tờ báo xúc phạm bạn, một blogger làm tổn hại đến danh tiếng của bạn, thì bạn chỉ cần đơn giản tìm ra một lý lẽ cho thấy nếu là một người bình thường, tờ báo/blogger đó không nên đăng thông tin xúc phạm bạn như vậy. Nỗ lực và công sức mà một người bình thường phải bỏ ra để chống lại việc bị xúc phạm, phỉ báng trên mạng/trên báo thấp hơn rất nhiều so với việc làm người nổi tiếng.


Anh tổng biên tập giải thích rằng, việc có sự “bất công” như vậy giữa người của công chúng và công dân bình thường vì đó là đảm bảo để người dân có được quyền tự do ngôn luận và giám sát các quan chức nhà nước, chính trị gia, người có ảnh hưởng [có sức mạnh] với toàn thể cộng đồng. Trong khi đó, sự giới hạn cũng đồng thời tránh việc những kẻ có quyền lực lạm dụng sức mạnh của họ để bịt miệng các ý kiến họ không ưa thích.


Bạn có thể đọc thêm về các hành vi phỉ báng, xúc phạm trên mạng, trên báo được ứng xử trong luật pháp Mỹ ra sao tại đây và đây.


** Luật an ninh mạng ở Việt Nam thì sao?


Giờ quay trở lại luật an ninh mạng ở Việt Nam. Là người Việt Nam bạn có thể tự đặt câu hỏi với bản thân dùm tôi:


– Bạn đã bao giờ thực sự có quyền tự do ngôn luận như nó được ghi trong hiến pháp chưa?


– Bạn tin rằng sự quản lý là cần thiết, vậy bạn có biết mình có quyền gì chưa?


– Hay thực ra bạn chưa bao giờ được nếm cái quyền đó trong đời?


– Về đối tượng: Bạn có biết luật an ninh mạng quy định AI XÚC PHẠM AI HAY AI CÓ QUYỀN KIỆN AI XÚC PHẠM CHƯA?


Là người viết ở Việt Nam, tôi đã chứng kiến rất nhiều người viết khác vào tù vì họ giới thiệu các thông tin về sự sai phạm của các nhóm quyền lực, chính trị gia, tập đoàn kinh tế. Nếu bạn chưa quên, thì những người đặt câu hỏi về mỏ bauxite ở Tây Nguyên đã gặp rắc rối gì? – Sau nhiều năm, những câu hỏi của họ phản ánh đúng tình hình thực tế về vi phạm môi trường, và chẳng có nhiều nhặn gì lắm về lợi ích kinh tế. Những người viết bài nói về tê giác ở vườn thú của Vingroup ở Phú Quốc đã bị làm gì? – Dù tập đoàn đó chẳng cần chứng minh họ đã làm gì đúng hay sai, đã có thể đến từng nhà để đe doạ từng người viết. Bạn chưa bao giờ có tự do ngôn luận, nên đừng đem luật Mỹ, Canada, Châu Âu ra so sánh – trong khi chuẩn mực thi hành hoàn toàn không hề giống nhau.


Bạn cho rằng sự quản lý những hành vi xúc phạm, phỉ báng người khác là cần thiết. Tôi cũng thế. Nếu một buổi sáng, tôi ngủ dậy và khắp mạng xã hội phỉ báng tôi là thứ gì đó, tôi cũng tổn thương chứ. Và là một công dân, tôi cũng muốn được bảo vệ – giống bạn. Nhưng bạn thử tưởng tượng xem, nếu bất cứ ông thủ tướng, chủ tịch nước, giám đốc an ninh, tình báo, ca sĩ [bồ của bí thư], bí thư tỉnh ủy đều có quyền vu cho bạn là “xúc phạm” họ, và bạn bị tống cổ vô tù hay bị phạt rất nhiều tiền, thì ai sẽ là lực lượng giám sát sự minh bạch của những nhân vật đang nắm phần lớn quyền lực xã hội trong tay họ.


Họ trở thành thủ tướng và ăn lương của người dân. Giờ họ lại được miễn luôn cả sự giám sát của người dân. Thì điều đó chỉ đơn giản có nghĩa là họ hóa thành những tay lãnh đạo độc quyền có tất cả sức mạnh bịt miệng người dân khỏi những hành vi mờ ám họ thực hiện trên mọi phương diện của quyền lực.


Trước khi tự hào so sánh luật Mỹ, luật Úc, luật Canada về an ninh mạng, về tội phỉ báng xúc phạm, hãy nhìn lại trước mặt mình: đó là bể kính hay bầu trời.


Bởi những con cá vùng vẫy trong bể kính chẳng bao giờ biết ngoài bầu trời có gì đâu.


Theo Facebook Nhà văn, người viết báo tự do Khải Đơn


(*) Bản đăng đã được chỉnh sửa so với nguyên bản.


Bạn có thể đọc thêm về các hành vi phỉ báng, xúc phạm trên mạng, trên báo được ứng xử trong luật pháp Mỹ ra sao tại đây và đây.


-----------------

Xem thêm:

·         LHQ: Luật An ninh mạng đi ngược lại các cam kết Việt Nam đã ký

·         Nikkei: Luật An ninh mạng làm dấy lên lo ngại trong giới doanh nghiệp


*

Luật An ninh mạng: Quyền và tiền!

Ban Biên Tập

BNS Tự do Ngôn luận số 293

16/06/2018

Với một khái niệm về An ninh mạng không giống ai trên thế giới, ngoài giống đàn anh Tàu cộng: “An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân – Với một Đảng hội mạo danh Quốc hội, gồm những đại (dễ) biểu mà ám ảnh quyền lợi lớn hơn thao thức phục vụ, tâm địa quỵ lụy đảng lớn hơn ý chí bênh vực dân – Với lối bỏ phiếu tự cho là văn minh: bấm nút kiểu nặc danh, thành ra hành xử vô trách nhiệm, sinh ra kết quả đáng nghi ngờ, bày ra âm mưu quá lộ liễu, Luật An ninh mạng vừa được thông qua hôm 12-6-2018.

XEM TIẾP>>>   


*

An Ninh Mạng hiểu theo phổ quát

Hiệu Minh

16/06/2018

QH Việt Nam vừa thông qua dự luật An Ninh Mạng (ANM) và sẽ có hiệu lực 6 tháng nữa vào ngày 1-1-2019.

Một số tổ chức quốc tế và đại diện ngoại giao đã lên tiếng bày tỏ sự quan ngại cũng như thất vọng về bước đi thụt lùi này.

Văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc chuyên trách Đông Nam Á mới đây tuyên bố họ “quan ngại” về việc quốc hội Việt Nam hôm 12/6 thông qua Luật ANM gây tranh cãi.

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói: “Chúng tôi thất vọng về việc thông qua Luật ANM mới của Việt Nam, trong đó càng thu hẹp tự do biểu đạt trên không gian mạng và áp đặt những hạn chế gây phiền toái đối với các doanh nghiệp Hoa Kỳ và các doanh nghiệp nước ngoài khác.

XEM TIẾP >>>  


*

Mấy hiểu sai liên quan Luật An Ninh Mạng (ANM)   

FB Trần Vũ Hải

15/06/2018  21:37  

1/ Việt nam có nhiều luật, nhưng không có hiệu lực thực tế, ví dụ như Luật phòng chống tác hại của thuốc lá. Luật ANM sẽ rơi vào tình trạng tương tự thôi.

Sai. Vì khác nhiều luật khác, Luật ANM quy định lực lượng chuyên trách bảo vệ ANM (thuộc Bộ Công An), và lực lượng này sẽ được ưu tiên cấp đủ nguồn lực và nhân sự để thực thi Luật ANM, cho dù Ngân sách tốn phí thế nào.

2/ Luật này chỉ tác động, hạn chế, ngăn chặn, xử lý những người có tư tưởng "chống nhà nươc".

Sai. Luật này có nhiều quy định có thể làm căn cứ để răn đe, xử lý bất cứ ai có hành vi nào đó được coi là sử dụng không gian mạng xâm phạm đến quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức, nhà nước theo nhãn quan của lực lượng chuyên trách bảo vệ ANM.

XEM TIẾP>>>   


*

Bàn khả năng hoãn hoặc sửa Luật An ninh mạng - BBC News Tiếng Việt


Việt Nam: Luật An Ninh Mạng "nhằm ngăn dòng chảy cuộc sống" - RFI


Luật An ninh mạng Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt


Hơn 86% đại biểu Quốc hội tán thành thông qua Luật An ninh mạng  -  Soha.vn


Những điểm lưu ý trong Luật An ninh mạng có hiệu lực từ ngày 1/1/2019  -  kinhtedothi.vn










© 2016 About Us | Terms & Conditions