ĐỌC HỒI KÝ ĐOÀN THÊM (Trịnh Văn Thảo)




Đọc Hồi ký Đoàn Thêm     Trịnh Văn Thảo  Cập nhật lần cuối 10/04/2017 https://www.diendan.org/phe-binh-nghien-cuu/doc-hoi-ky-doan-them
Đọc Hồi ký Đoàn Thêm (1915-1996) Trịnh Văn Thảo

LTS.
  Bài "đọc sách" này có dạng những dòng ghi chép tỉ mỉ để dành làm tư liệu hơn là một bài viết phân tích, phê bình, tổng luận về một cuốn sách như ta thường thấy. Người soạn những ghi chép này chỉ viết thêm một đoạn ngắn về tác giả (phần 1.), và viết gọn lại những nhận định của tác giả hồi ký về một giai đoạn lịch sử mà ông có điều kiện quan sát ở một vị trí quan trọng (phần 3). Phần chính (phần 2.) có thể khó đọc hơn một bài viết tổng hợp, nhưng nó lại hiện ra như một "đại sự ký" hấp dẫn đối với những người quan tâm tới giai đoạn lịch sử của hồi ký, một đại sự ký do một người là nhân chứng "trong cuộc" ghi lại, tuy không phải mọi sự kiện ông đều có thể chứng kiến tận mắt, nghe tận tai - và do đó, sai sót là điều khó tránh khỏi.  Điều bình thường này cũng góp phần vào tính hấp dẫn của hồi ký : nó cho người đọc thấy một nhân vật cao cấp trong bộ máy cầm quyền - nhưng lại không trực tiếp nắm giữ quyền hành -, của VNCH nhìn thế sự như thế nào. Trong  phần này, đôi khi soạn giả điểm một lời bình hay một chú thích (những đoạn in nghiêng bắt đầu bằng một dấu hoa thị (*) và chấm dứt bằng chữ ký tắt của soạn giả: TVT) giúp người đọc hình dung rõ hơn sự kiện lịch sử trong bối cảnh của nó.
Diễn Đàn chân thành cảm ơn soạn giả, giáo sư Trịnh Văn Thảo, và trân trọng giới thiệu với bạn đọc.
-----------------
1. Đoàn Thêm
Đoàn Thêm là công chức cao cấp với chức vụ tương đương với Đổng lý văn phòng, trực thuộc các phủ Thủ Hiến, Thủ Tướng và Tổng Thống từ thời tiền chiến đến thời Đệ nhị Công Hòa. Nếu qua cách xưng hô, hành văn người ta có thể đoán trước tính nết con người, ta có thể phác họa chân dung của Đoàn Thêm : khiêm nhường, ngay thẳng, thuần hậu và trang nhã. Sinh năm 1915 và lớn lên trong một gia đinh Nho giáo (bố là Cử nhân Đoàn Triển, 1854-1919) tại Hà Nội (Thanh Oai, Hà Tây) , ông đi học Trường Bưởi (Chu Văn An), đỗ Tú Tài rồi Cử nhân Luật trước năm 1945. Ông là một sản phẩm thuần túy của nên học chính người Pháp tại Đông Dương. Tuy thuộc thế hệ trí thức Tây học những năm 1925-1926, ông cố và quen tìm « cho mình một khúc quặt hay một ngã ba » trong bối cảnh phức tạp của đất nước. Có lẽ trong khi viết bài tựa « Nhà quê ra tỉnh » ( NXB Phạm Quang Khai, 1996), tác giả cảm thấy con người dù chịu cảnh cay đắng đổi đời, bôn ba hải ngoại, ba chìm bảy nỗi… «  nhưng ít nhất, phải còn phần nào không thể đánh mât, không cho ai tước đoạt biến cải, ở con người mình và nếp sống cố hữu.. » (ĐT, XV) Nghe những lời ký thác này, ta mới hiểu vì sao, suốt bốn quyển « Niên Kỷ và Ký Sự »1 ghi chép biến cố trong và ngoài nước, ta không thấy môt câu văn, một danh từ cay đắng, hằn học, thù ghét - hay tâng bốc- những nhân vât  đương thời. Với thái độ bình tĩnh và thanh thản - tôi không nói là « vô tư », ĐT đã trả lại cho lịch sử cái gì của lịch sử. 2
2. Hai mươi năm qua (1945-1964). Việc từng ngày

1945 Decoux quả quyết Đông Dương vẫn sẽ thuộc Đế quốc Pháp (1/01/1945)
Các tân Tri huyện khoá 1944 được phát bằng
Giải văn chương 1944: Nhà nho (Chu Thiên), Vang bóng một thời (Nguyễn Tuân), Lều chõng (Ngô Tất Tố), Cư Kỉnh (Hồ Biểu Chánh)...
Trần  Văn Giáp diễn thuyết về "Các Tông  Phái Phật giáo tại VN " tại Viện Bảo tàng Louis Finot (Hànội) 30.01
Yalta (4.02)
10.02 :
Nhà nhiếp ảnh Võ An Ninh – nhà văn Nguyễn Tiến Lãng đón xuân -họa sĩ Mạnh Quỳnh triển lãm tranh
1.03: Nạn đói đang hoành hành ngoài Bắc trong khi Nhật đòi tăng nộp gạo.
9.03: Nhật đảo chánh Pháp
11. 03: Viên Cơ Mật  bãi bỏ Hiệp ước Bảo Hộ (từ nay Bảo Đại đích thân cầm quyền)
18.03: Quần chúng xuống đường biểu tình "cảm ơn" Nhật
19.03: Biểu tình sinh viên khu Đại Học xá Bạch Mai
24,03: Tuyên bố Brazzaville của De Gaulle
17.04: Chính phủ (CP) Trần Trọng Kim thành lập+ Bổ Khâm sứ : Phan Kế Toại (Bắc), Nguyễn Văn Sâm (Nam). Bác sĩ Trần Văn Lai Đốc lý Hànoi.
24. 05: Minoda Thống Đốc Nhật ở Nam Bộ
3. 07: Hội Nghị Nam Kỳ các chính khách (Trần Văn Ân, nha sĩ Nguyễn Văn Bái, Lưu Văn Lang, Hồ Văn Ngà, Kha Vạn Cân...)
14.08: Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất gồm V.N. Quốc Dân Đảng, Hoà Hảo, Cao Đài,  Tịnh Độ cư sĩ, Liên Đoàn công chức, Thanh Niên Tiền Phong...
17.08: Biểu tình công chức biến thành biểu tình ủng hộ Việt Minh
22.08: Mặt trận Việt Minh xuất hiện tại Hà Nội và Sài Gòn (với sụ hỗ trợ của Thanh Niên Tiền Phong)
25.08: Trân Văn Giàu làm chủ tịch Lâm Uỷ Nam Bộ
2. 09: Hồ Chí Minh (HCM) ra mắt dân chúng tại Cột cờ Hà Nội. Biểu tình lớn tại Sài Gòn
12.09 -18.09: Tướng Gracey (Anh) tới Sài Gòn , Tướng Lư Hán (Tàu) tới Hà Nội
5.10: Quân Đội Viễn Chinh  Pháp (CEFEO) ( doTướng Leclerc chỉ huy) đổ bộ tại Vũng Tàu
9 /10 đến 1.12 : QĐVC Pháp bắt đầu cuộc "bình định" Nam Bộ, tái chiếm Nha Trang và Cao Nguyên Trung Bộ. 9/01/46:- Pháp tái chiếm Long Xuyên, Sadec. 20.01: Châu Đốc, Hà Tiên. 26.01: Rạch Giá. 4.02 đến Cà Mau-. --Nam Bộ lại thuộc Pháp ! Rồi đến phiên Cao  Nguyên * Đô Đốc Decoux người tự nhận là thuyền trưởng « lèo lái con tàu Đông Duong » biểu hiện tính chất kiêu hãnh vô ý thức của giới cầm quyên dưới chế độ Đệ nhị Cộng Hòa trước tình hình thế giới : sụp đỗ của Quân đội Nhật, Hội nghi Yalta.. và nạn đói đang hâm dọa nhân dân miền Bắc. Có thể ông ta rất tự tin sau sự thất bại của phong trào Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Trong cuộc tranh giành chinh quyền giữa người quốc gia và công sản, dù có mất mát nhân lực và cán bộ, Đảng CS VN dưới quyền lãnh đạo của Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) đã chiếm ưu thế sau khi thành lập Mặt Trận Việt Minh.(TVT) 
1946 1.01: Bầu cử Quốc Hội (Hồ Chí Minh được 169.222 trên 172.765) nhưng, theo Đ. T., chỉ có 18 đại diện miền Nam trên 356 !  
28.02: Pháp và Trung Hoa (Tưởng Giới Thạch) thỏa hiệp (giải giáp Quân Đội Nhật, quản lý đường xe lửa Hà Nội -Vân Nam, qui chế Huê kiều tại Đông Dương)
2.03: Quốc Hội cử Chính phủ Liên hiệp do HCM lãnh đạo
6.03: Hiệp định Sơ Bộ Pháp Việt
18.03: Tướng Leclerc đến Hà Nội
26.03: Bác sĩ Nguyễn Văn Thinh thành lập chính phủ Nam Kỳ.
17.04: Hội nghị Pháp Việt Dalat trong tinh thần Hiệp đinh sơ bộ
20.04: Thành lập Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp với sự tham gia của đại diện Cao Đài, Hòa Hảo, Quốc Dân Đảng...
7.05: Chinh phủ Nguyễn Văn Thinh (với các ông Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Văn Tâm…) đại diện Nam Kỳ Quốc! * gương mặt cũ của nước Pháp mới :Đô Đốc T. D' Argenlieu, Tân Cao Ủy Pháp tại Đông Dương (TVT) 22.06: Chạm trán giữa Vệ Quốc và Việt Cách tại Lạng Sơn,
30.06 : Xung đột VM – Việt Quốc tại Phủ Lạng Thương và Lạng Sơn
6-7- 1946: Hội nghị Việt Pháp khai mạc tại Fontainebleau *Nội chiến VM/các đảng Quốc Gia trong chiến tranh Việt Pháp ? (TVT) 2.11: Chánh phủ HCM 2 (lần này không có Việt Quốc và Việt Cách)
9.11: BS Nguyễn Văn Thinh treo cổ tự vẫn (BS Lê Văn Hoạch thay thế)
1.10: Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân được Pháp bổ làm Thủ Tướng Nam Kỳ
11: Trận Hải Phòng. Chiến hạm Pháp công phá hải cảng và thành phố Hải Phòng
Tháng 12/46: VM chuẩn bị trận đánh Hànoi (19/12). Toàn quốc kháng chiến
1947 QĐVC Pháp bình định Bắc Bộ (Nam Định, Hà Đông, Hòa Bình, Bắc Cạn, Lào Kay,..), Trung Bộ (Quảng Trị)
20.07: CP HCM cải tổ * Cũng như hồi đầu Nam Bộ Kháng chiến, chiến dịch tái chiếm các tỉnh thành miền Bắc « lập lại lich sử » cuộc chinh phục Bắc kỳ cuối thế kỷ XIX. Hà Đông, Nam Định, Hải Dương, Hòa Bình, Bắc Cạn, Lào Kay hay Quảng Trị nhanh chóng rơi vào tay quân đội viễn chinh và với nó tạo ảo ảnh phục hồi thuộc địa Đông Dương. Phải chăng đây là thời cơ thuận tiện để áp đặt chế độ bảo hộ mới dưới chiêu bài Liên Hiệp Pháp và sự ưng thuận của cựu hoàng Bảo Đại ?(TVT) 
1948 7- 12.01: Bảo Đại gặp Bollaert tại Genève
04: Kế hoạch Marshall (Mỹ trợ giúp 6 tỷ $ cho các nước thuộc thế giới tự do)
24.04: Thủ Tướng N. V. Xuân và T. V. Hữu sang Hồng Kông thăm Bảo Đại (BĐ)
15. 05: B. Đ. Đề nghị thiếu tướng Xuân thành lập "C. P. Trung Uơng Lâm Thời VN "
5.06: Tuyên ngôn của Pháp thừa nhận nguyên tắc độc lập và thống nhất của Quốc gia VN
1948: Bước đầu nghiệp binh của sĩ quan Quân đội VNCH sau này (Nguyễn Khánh, Trần Thiện Khiêm, Trần Văn Đôn, Trần Tử Oai, Lê Văn Tỵ)
23.08: Thủ lãnh Bình Xuyên Lê Văn Viễn thăng Đại tá
29.11; Thi tú tài ngày 20.12 tại Saigon và Hanoi 
1949 2.03: Tranh luận về qui chế Nam Kỳ trong cuộc đàm phán Việt (Quốc gia) - Pháp
8.03/1949: Ký kết thỏa ước Việt (idem)- Pháp
18.03: Minh ước Phòng thủ Đại Tây Duong (OTAN)
13.06: Bảo Đại tới Saigon
1.07: CP B. Đ. thành lập. Các ông Nguyễn Hữu Trí, Phan Văn Giáo, Trần Văn Hũu, Thủ Hiến Bắc, Trung, Nam
18.09: Vụ Mast- Revers (*Tên hai ông tướng Pháp có liên can đến việc tiết lậu tài liệu quân sự tại VNTVT)
25.09: Radio Saigon cảnh cáo B. Đ.
1.10: Mao tuyên bố thành lập Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. * Theo sử gia P. Devillers, Đài phát thanh Việt Minh lên tiếng, ngày 16 /10/1949chào mừng Mao Trạch Đông nhân ngày thành lập chính phủ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (Histoire du Viet Nam de 1940 à 1952, Seuil, 1952, tr. 452) (TVT)  29.12: Cải tổ nền học chính VN
1950 4.01: Mở trường Đại Học Văn Khoa tai HN
6.01: Nguyễn Phan Long thay thế Nguyễn Văn Xuân
14.01: Đám táng trò (Trần Văn) Ơn bị chết trong cuộc biểu tình học sinh tại Saigon * Đ. T. đề cập rất ít chiến sự Đông Dương trong khuôn khổ kế hoạch rút binh « chiến lược » của QĐ Viễn chinh Pháp ở vùng biên giới Viêt- Hoa. Xem vụ Mast -Revers nói trên. (TVT) 27.08: Dược sĩ Thẩm Hoàng Tín được đề cử làm Thị trưởng HN
6.05: CP Trần Văn Hữu thay thế Nguyễn Phan Long
25.06: Quân đội Bắc Hàn vượt vĩ tuyến 38
15.09 - 18.10:  Mặt trận Biên giới (Đông Khê, Lao Kay, Cao Bằng, Thất Khê ...)
Tháng 10 : Trận phục kích đường thuộc địa (RC) 4
8.12: De Lattre sang Đông Dương * Năm 1950, hai biến cố lớn : khủng hoảng chính trị thành thị với cuộc biểu tình của học sinh, sinh viên, thợ thuyền phản đối việc chính phủ Nguyễn Phan Long tiếp đón hạm đội Mỹ tại Sàigon, quân đội giải phóng hăm dọa tiến về thủ đô. (TVT) 
1951 Tháng Giêng: Trận Vĩnh Yên- Phúc Yên. Võ Nguyên Giáp thất bại, nhưng De Lattre cũng chỉ giữ vài cái chốt chiến lược chung quanh Hànoi. Pháp lại thất bại trận Sông Đáy
16.03: Đảng Lao Động tuyên bố  đứng hẳn về phe Trung Cộng
29.04: Đặng Xuân Khu làm Tổng Bí Thư Đảng Lao Động  
20.07: Trảng Bom thất thủ
31.07: Thủ hiến miền Nam Thái Lập Thành và tướng Chanson bi mưu sát (Trịnh Minh Thế)
1.06: Nguyễn Đệ làm Đổng Lý văn phòng của B.Đ.
5.10: Đánh nhau chung quanh Nghĩa Lộ
13. 11: Đánh nhau chung quanh Hoà Bình
1952 Tháng 1: QĐ Pháp tổn thất nhân sự (sĩ quan con các tướng Leclerc, De Lattre...)
11.02: Pháp bỏ Hoà Bình, đoàn convoi bị phục kích nặng
7.03: Trung tá Nguyễn Văn Hinh  làm Tham Mưu QĐQG. Chính phủ Trần Văn Hữu cải tổ
18.03: Phạm Văn Bính Thủ hiến miền Bắc, Hồ Quang Hoài , Thủ hiến miền Nam
6.05: Trận lúa gạo tại Trung Châu Bắc bộ khởi sự
6.06: Nguyên Văn Tâm làm thủ tướng
27.06: Tổn thất của QĐ Pháp từ 1945 đến 1.04.52: 1247 sĩ quan, 4233 ha sĩ, 5500 lính Lê Dương, 5000 lính Bắc Phi, 17.000 lính bản xứ
20.07: VM đột kích Vũng Tàu
13-18.10: Nghĩa Lộ thất thủ. Sau đó đến lượt Yên Báy => Na Sản=> Sơn La=> Sầm Nứa
1953 Tương quan quân lực hai bên :
Việt Minh : + 200.000 (chủ lực và du kích)
Pháp: + 220.000 lục quân+ 10.000 Không quân+ 5.000 Hải quân
QGVN : 220.000 người

8.01: CP Nguyễn Văn Tâm cải tổ
6.02: Hành quân Qui Nhơn-An khê thất bại
20.02: CP Quốc Gia của Bảo Đại chỉ kiểm soát 1756 làng với 2.500.000 dân
5.03: Staline chết
04: Đồng Chum-Xiêng Khoang - Thượng Lào=> Luang Prabang bị hăm doạ.
Sihanouk làm áp lực quốc tế đòi Độc Lập
28.05: Tướng Henri de Navarre  được cử sang Đông Dương thay Raoul Salan
6.06: Thủ tướng N. V. Tâm thương thuyết với Sihanouk-Penn Nouth vấn đề tranh chấp biên giới
20.06: Nhưng Sihanouk bỏ Nam Vang đi vào bưng Kháng chiến
27.07: Hiệp ước Bàn Môn Điếm (hưu chiến tại Triều Tiên) được ký kết
28.07: Hành quân Camargue tại Quảng Trị (thất bại)
16.10: « Quốc Dân Đại Hội » nhóm họp tại Saigon, tuyên bố chống việc đưa QGVN vào Liên Hiệp Pháp dưới hình thức hiện hữu.
20.11 (đến 8. 05.1955) Khởi sự trận Điện Biên Phủ
29.11: HCM tuyên bố trong báo Expressen và đặt điều kiện thỏa thuận với Pháp.
CP N. V. Tâm từ chức. Bửu Lộc lên thay thế
1954 11.01: CP Bửu Lộc thành lập
13.03: Beatrice thất thủ, Anne Marie...QĐ Pháp đầu hàng tại ĐBP (8.05)
26.04: Hội nghị Genève vế Triều Tiên và Việt Nam
4.06: Hiệp ước Viêt Nam – Pháp được ký kết. Thủ tướng được chỉ định Ngô Đình Diệm ra Hànoi
21.07: Hiệp đinh đình chiến tại VN . Phiên họp cuối do ngoại trưởng A. Eden chủ toạ. Tổng tuyển cử thống nhất tháng 7.1956
Tổn thất phía bên Pháp: gần 100.000 chết (1900 sĩ quan, 6300 hạ sq + 114.000 bị thương+28.000 bị bắt)
29.08: 
Phong trào Bảo Vệ Hoà Bình xuất hiện
22.09: 16.000 bộ đội VM tập kết tại Xuyên mộc trước khi rút ra Bắc
24.09: Chinh phủ N. Đ. Diệm cải tổ (BS Trần Văn Đỗ, Nguyễn Văn Thoại, Nguyễn Dương Đôn, Hồ Thông Minh, Phạm Duy Khiêm...). Bảo Đại muốn Diệm mời tướng N. V. Xuân, N. Văn Hình và Bảy Viễn vào nội các.
9.10: Thủ tướng Diệm hướng về các lực lượng giáo phái như Cao Đài, Hoà Hảo, Công giáo...
1.12: Tướng Nguyễn Văn Vỹ thay Alexandri, Lê Văn Tỵ thế N. V. Hình
10.12: Thạc sĩ Pham Duy Khiêm  Đại sứ VNCH tại Pháp * Tuy thắng trận, chính phủ Hồ Chí Minh phải buộc lòng, dưới áp lực của các siêu cường, nhận chia đôi đất nước và sống chung với một « quốc gia » miền Nam với hơn một triệu người di cư và với sự ủng hộ của Mỹ. (TVT) 
1955 6.01: Quyền tự do di tản đã bị VM xâm phạm tại vùng Thanh Hoá
11.01: Trịnh Minh Thế (Cao Đài Liên Minh) và Nguyễn Giác Ngộ (Hòa Hảo) ủng hộ CP N. Đ. Diệm
8.02: VM rút khỏi Cà mau. Báo Le Figaro quyên tiền giúp tị nạn
12.02: Sĩ quan Mỹ bắt đầu huấn luyện QĐQG (Quân Đội Saigon)
03. 1955 : N. Đ. Diệm tim cách cô lập các giáo phái và các tổ chức theo Bảo Đại.
29. 03: Xung đột giữa Binh Xuyên (Công An Xung Phong CAXP) và lính QG
30.03: Các lãnh tụ giáo phái rút ra khỏi CP Diệm.
31.03: Tiệc khao các tướng tá tại Tổng Thống phủ
9.04: bis repetita
25.04: Diệm cách chức cán bộ cao cấp Bình Xuyên đang chỉ huy lực lượng CAXP
28/29. 04: Mâu thuẫn B.Đ. - N. Đ. Diệm
Chạm trán đổ máu giữ CAXP và Quân đội (tại trường trung học Petrus Ky, hành dinhTổng tham mưu ...). Phía ông Diệm lên án nhóm các tướng theo Tây (Nguyễn Văn Vỹ, Nguyễn Văn Hinh...) nhưng rốt cuộc ai nấy được mời ăn cơm tại Dinh Tổng Thống
05. 1955: NĐD thành công lật thế cờ, bắt đầu tấn công BX và CAXP với các đơn vị của Trung đoàn Quang Trung, 3 tiểu đoàn nhảy dù, trung đoan 51 bộ binh. BX chạy dài...
3.05- 10.05: Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng ủy nhiệm Thủ Tướng Ngô Đình Diệm lập Chính phủ mới,
Tướng Trịnh Minh Thế, đang chỉ huy đánh chiếm cầu Nhà Bè, bị bắn chết
BX chi còn giữ vài bót Công an tại Dakao và Catinat. 405 người bị thương, tổn thất dân sự nhiều
21.05: Các tướng Nguyễn Văn Thành, Lê Văn Viễn, Nguyễn Văn Vỹ và các ông Lại Hữu Tài, Lai Hữu Sang bị truy tố
23.05: Hành quân dẹp tàn quân BX  tại Rừng Sát chấm dứt.
5.06 - 29.06: Hành quân chống Hòa Hảo miền Tây của Đại tá Dương Văn Đức *Cảm tưởng của người soạn : Hành quân dẹp băng đảng và giáo phái miền Nam trở thành phương kế mua chuộc chính trị để cô lập cánh Bảo Đại và đồng thời để xây dựng quân đội VNCH (nhất là cấp tướng tá). (TVT)   1.07: Tổng số di cư: 533.868 bằng tàu + 243.657 máy bay
Số trại định cư: 122 trại ở 12 tỉnh Nam phần+ 55 (8 tỉnh) ở Trung phần + 9 (6) Cao Nguyên Trung phần
Ngoài phương tiện di chuyển, vật liệu, dụng cụ canh nông, Mỹ giúp VNCH 11 triệu $.
07/55: Đánh tan Ba Cụt  (Chiến dịch Đinh Tiên Hoàng)
Saigon biểu tình chống Cộng + chống BĐ
21.09: Chiến dịch Hoàng Diệu tiêu diệt BX tại Rừng Sát (Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh)
18.10: BĐ cách chức Diệm
23.10: Nhưng 5 triệu cử tri trên 7 truất phế BĐ (63.000 chống) theo bộ nội vụ. Trưng cầu dân ý chính thức khai sinh chế độ VN Cộng Hòa
6.11: Dương Văn Minh và Lê Văn Nghiêm (?) thăng thiếu tướng
30.11: Các linh mục Nguyễn Văn Bình và Nguyễn Văn Hiền tấn phong Giám mục
17.12:  hối xuất: 1$ VN=10 francs, 1$ Mỹ= 35$ VN 
1956 1.01: Thiếu tướng Dương Văn Minh chỉ huy chiến dịch Nguyễn Huệ bình định miền Tây
11.01: Dụ 6 cho phép chinh quyền bắt giam, trục xuất hoặc cưỡng  bách cư trú
22.01: Phong trào Cách Mạng Quốc Gia do Ngô Đình Diệm thành lập năm 1933 được hồi sinh
26.01: Lính Pháp rời VN
19.92: Quan hệ phức tạp giữa CP Diệm với Cao Đài Tây Ninh
25.02: Kroutchev lên án chính sách "tôn sùng cá nhân" của Staline
8.03: Trần Văn Soái ra hàng D. V. Minh
13.03: Khai mạc Quốc Hội Lập Híến. Trần Văn Lắm làm chủ tịch
1.04: Đại Hội thứ 2 của Tổng Hội Phật Giáo
Thống kê (Tr.194) về việc Tổ chức di cư gồm 236 trại, nhận gần 600.000 người + 140.000 sống rải rác+ 125.393 gia đình binh lính = gần 900.000
29.05: Trung Quốc tuyên bố các đảo  Hoàng Sa (Paracels) và Truòng Sa (Spratley) thuộc Trung Quốc. Không có phản ứng chính thức của Hanoi và Saigon  !
11.06: Xử tử hình Ba Cụt
30.06: Chiến dịch Thoại Ngọc Hầu (D. V. Minh)
Trong khi Liên Xô lên án tệ nạn « tôn thờ cá nhân » thì VNCH đang lao vào việc "thần thánh hoá" Tổng Thống Ngô Đình Diệm !
13.07: Tướng Ba Cụt bị hành quyết
6.09: VN cấm ngoại kiều làm 11 nghề ! phản ứng tuyên bố của Trung Hoa Đài Bắc ?
10-12/ 1956: Khủng hoảng bên Hung và bạo loạn Budapest bị dập tắt
22.10: Cải cách điền địa N. Đ. Diệm
Tháng 10-11/1956: Khủng hoảng vùng Cận Đông (Ai Cập quốc hữu hóa kênh Suez). Nga hăm dọa dùng hỏa tiền đối lại Liên minh Anh-Pháp-Do Thái. Mỹ cũng tuyên bố không ủng hộ các xứ này trong âm mưu lập lại đế quốc thuộc địa. Liên Hiệp Quốc gửi sĩ quan quốc tế sang Ai cập. * Hai năm 1955 - 1956 là một khúc quanh trong cuộc đời chính trị của Ông Diệm . Chế độ VNCH được người Mỹ giúp đỡ trên mọi phương diện (kinh tê, chính trị, ngoại giao, quân sự, văn hóa). Loại trừ phe đối lập, dẹp loạn giáo phái, trung lập hóa ít nhất trong một thời gian các lực lượng cách mạng, T. TH. Ngô Đình Diệm được Hiến pháp VNCH cho ông toàn quyên cai trị, trong nước có các nhóm áp lực di cư, công giáo, quân đội ... làm hậu thuẩn, ngoài nước được các cường quốc Tây phương đở đầu, kiêng nễ. VNCH hội tụ những điêu kiên cu thể để tồn tại. Đ. T. soi sáng trong phần cuối những cơ hội khách quan và chủ quan khiến chính quyến miên Nam bỏ lỡ cơ hội (TVT).
1957 20.02: Bộ ngoại giao VNCH khẳng định Trường Sa và Hoàng Sa của VN và vẫn kiểm soát !
22.02: Diệm bị ám sát hụt tại Ban Mê Thuột
1.03: Viện Đại Học Huế thành lập
10.03: Thủ tướng Chu Ân Lai công kích thái độ Liên Xô về vấn đề Cận Đông
28.04: Khủng hoảng vùng Cận Đông
6.05: "Khối Dân Chủ" ra đời, đối lập với chính quyền
Tháng 5/ tháng 6: Hoa kiều biểu tình phản đối vụ VN cấm người ngoai quốc làm 11 nghề
HCM va NĐD đi thăm các « nước bạn »
20.08: 23 bị can có dính líu vơi Bình Xuyên ( Hồ Hữu Tường, Trần Văn Ân...) bị đưa ra trước toà án quân sự. 8 người bị án tử hình. Các ông Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Ngọc Bích... xin Diệm khoan hồng
09: Khủng hoảng chính trị bên Thái Lan
10/1957: Khủng bố nhắm người Mỹ bên Thái Lan
31.10: HCM và Lê Duẩn đi Mốt cu
26.10: Tai nạn Hội chợ Thị Nghè gần 45 chết, 50 bị thương
Tháng 12:1957: Tịch thâu tài sản cựu hoàng Bảo Đại và vợ con
1958 5.01: Pathet và CP Lào hoà giải trong khi chính tình Cao  Miên  rối ren
18.01: Hối suất $VN đổi =12 F
19.01: Luật Gia Đình của bà Nhu gặp trở ngại tại Quốc hội
10.02: HCM thăm Ấn, NĐD sang Phi Luật Tan. Cháy lớn tại xóm nhà lá Saigon
27.02: Phạm Xuân Chiểu, Nguyễn Văn Là, Trần Ngọc Tám cất chức tướng !
13.03: Báo Thời Luận bi phạt
5.04: Thác sĩ Phạm Huy Thông thoá mạ GS Trần Đức Thảo trong báo Cộng sản (« bộ mặt thật của TDT » )
10. 04: Khởi sự vụ án Nhân Văn Giai Phẩm. Bị kết tội: Đào Duy Anh, Văn Cao,  Phan Khôi, Nguyễn Hữu Đang, Từ Phác, Trương Tửu, Nguyễn Mạnh Tường, Hoàng Cầm, Trần Duy, Trần Dần, Thuỵ An, Hoàng Tích Linh....
Chạm trán biên giới Việt Miên
Tháng 5: Khủng hoảng Pháp bên Bắc Phi (Algerie)
20.05: Phong trào Phụ Nữ Liên Đới của Bà Nhu ra đời (?)
1.06: De Gaulle thành lập chính phủ mới
27.06: Nguyễn Tường Tam xuất bản số đầu "Văn hóa ngày nay"
22.07: Gần 1.000 thí sinh (/8000) Tú Tài được vào vấn đáp
09/1958: Khủng hoảng eo Đài Loan
25.09: Lễ phát giải thưởng văn chương cho Linh mục Thanh Lãng, Nguyễn Mạnh Côn, Minh Đăng
Khánh...
7.10: Lãnh tụ Đại Việt (Trương Tử Anh) bi kết án
Văn hào Boris Pasternak bị ép phải từ chối giải Nobel Văn chương
4.11: Hồ Biểu Chánh từ trần
10.12: Mao Trạch Đông từ chức chủ tịch Trung Cộng vì thất bại kinh tế
1959 1.04: 1$ VN=14 F. Castro lên nắm chính quyền tại Cuba
12. 01: Bắc Việt xâm phạm biên giới nước Lào
16. 01: Phan Khôi từ trần (72 t.)
18.01: 2.000 cô gái điếm bị bắt nhốt vì nạn mãi dâm
23.01: Ông Diệm lai đổi tên các tỉnh !
16.02: Nhà thờ Đức Bà thành « Vương Cung Thánh Đường »
21.02: Mở trường Đại Học Huế
Tháng 3: Tranh chấp biên giới Việt Miên kéo dài
21.03: Người Tây Tạng nổi dậy chống Trung Cộng. Tây Tạng kháng chiến. Dat Lai Lạt Ma sang Ấn lánh nạn
5.09: Phật giáo VN ủng hộ Đạt Lai Lạt ma
10.04: Bộ ngoại giao QG xác nhận Hoàng Sa thuộc VN
16.05: Hục hặc giữa Pathet và chính phủ Hoàng gia Lào
17.05: Hộ pháp Cao Đài Phạm Công Tắc từ trần tại Nam Vang
1.06: Qui chế Bá linh vẫn chưa giải quyết
22.06: Việt Kiều bên Thái hồi hương
06/ : Căng thẳng tại Karala (Ấn). Chính phủ Trung ương giải tán CP Karala
2.07: HCM sang Nga
2.08: Nguyễn Văn Ba (1 Anh chăn bò) trả lại cái cặp đựng 1 triệu $
08/: Khủng hoảng bên Lào. Mỹ và Việt Cộng can thiệp vào nội bộ Lào
- Ấn Độ va Trung Cộng găng nhau vùng biên giới
39.08: Bầu cử Quốc Hội VNCH
9.09: Đại Hoc Dalat khánh thành
10/ Lúa trúng mùa
1960 1.01: Khủng hoảng chính trị bên Lào
3.01: "Ngày « Dinh điền" và « tri ân Tổng thống » !
19.01: Nhân Văn Giai Phẩm bị tố cáo "đi làm gián điệp cho Mỹ"
2.02: Dàn xếp  biên giới Việt Miên
5.02: Tổ chức bầu cử các « khóm trưởng » tại Đô thành
17.02: 3158 thí sinh thi Tú tài Pháp tại Saigon
Diệm tiếp tục cho người Việt lên "lập nghiệp" trên Cao Nguyên Trung phần
14.03: Khánh thành « Khu trù mật » Vị Thanh
27.04: T. T. Lý Thừa Vãn (Nam Hàn) từ chức
10.06: Việt Kiều tại Nouvelle Calédonie hồi hương về Bắc
18.06: Tỉnh trưởng Vĩnh Long bị giết
7.07: Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đoạt giải thưởng La Mã
15.07: Cựu Thủ tướng Nguyễn Phan Long bị ám sát
6.08: Đại úy Không Lê đảo chính bên Lào
25.08: 19 khu trù mật được thiết lập
09/ Loạn chiến bên Lào
1.10: 1331 sinh viên VN đi du học bên Pháp + còn 9314 theo học các trường V. N
21.10: Cao Nguyên bị VC tấn công
10.11: J. F. Kennedy đắc cử Tổng thống Mỹ
11.11: Vài đơn vị Nhảy dù QĐVNCH mưu toan lật chế độ Ngô Đình Diệm nhưng không thành. Sư đoàn 21 & 7 về Saigon « cứu giá » (TVT)
1.12: Phe Phoumi Nosavan chống quân Trung lập.
20.12: Mặt Trận Giải  Phóng miền Nam ra đời. Cuộc chiến tranh Đông Dương thứ II khởi sự
22.12: Buom Oum lập chính phủ Lào
28.12: Saigon sửa soạn mừng Khánh thọ lục tuần của Tổng thống N. Đ. Diệm
31. VC tràn sang Lào chuẩn bị CT ĐD thứ II
1961 2.01: Nga Mỹ can thiệp bên Lào
10.01: Quân Hoàng gia chống Không Lê (Trung Lập)
18.01: Dự án tổ chức « phong trào đại đoàn kết chống Cộng »
22.01: Saigon làm lễ Tấn phong 4 tân Giám mục
24.01: Lễ Thích Ca đắc đạo. * Ai châm ngòi tranh chấp tôn giáo ? TVT
1.02: Cải tổ Trung Tâm Quốc Gia Kỹ Thuật Phú thọ
6.02-28.02: Đánh dữ bên Lào
8.02: Ba liên danh tranh chức Tổng thống
9.02: Tướng Hòa Hảo Trần Văn Soái từ trần
6.03: Luật sư Vương Quang Nhường làm Chủ tịch Viện Bảo Hiến
03/: Các liên danh tranh chức Tổng Thống họp báo
28.03: Biểu tình Thanh Nữ Cộng Hòa
6.04: Giải thưởng Văn chương (Nguyễn Mạnh Bảo, Vũ Hoàng Chương, Bình Nguyên Lộc, Vũ Khắc Khoan..)
13.04: QĐQG lập Vùng 3 chiến lược và Biệt Khu Thủ Đô
25.04: Khánh thành Viện Pháp Việt tại Ba Lê (rue Saint Jacques)
29.04: N. Đ. Diệm lãnh nhiệm kỳ Tổng Thống thứ II
8.01: Nolting thay Durbrow làm Đại sứ tại VN
15.05: Đảo chính tại Nam Hàn
22.05: Lễ Phật Đản
28.05: CP N.Đ. Diệm mới
9.06: Hành quân VC cấp tiểu đoàn (?) tại Bình Sơn, Khánh Hoà
2.07: Văn sĩ Hemingway từ trần
13.06: Hoàng Sa thuộc Quảng Nam
24.07: Phục kích Ban Mê Thuột. Hành quân VC và VNCH vùng Cao Nguyên Trung Phần
18.09: Cửu tuần khánh thọ Cụ bà Ngô Đình Khả và chúc mừng "thái tử" N. Đ.  Cẩn. Lễ Tạ ơn tại Vương Cung Thánh Đường Saigon trong khi tỉnh lỵ Phước Thành bị VC tấn công, tỉnh và Phó Tỉnh trưởng bi giết
1.10: Đại tá Hoàng Thụy Nam (trong Uỷ Ban Quốc Tế theo theo Hiệp Định Genève) bị mất tích và bỏ xác trôi sông. Thủ phạm bị giết. 
1962 1.11: Hành quân Tân Uyên, Ba Xuyên, An Giang, Kiến Hoà, Quảng Nam, Ca Mau, vùng Hạ Lào
3.02: Uỷ Ban Đặc trách Ấp chiến lược (N. Đ. Nhu chủ tọa)
8.02: QĐ Hoa Kỳ tại VN đặt dưới quyền Tướng Harkíns
12.02: Triển lãm hội hoạ (Lam Triết, Đinh Cường, Nguyễn Lâm)
24.02: Văn sĩ Hồ Thích mất
27.02: Dinh Độc Lập bị dội bom. Phi công Phạm Phú Quốc bị bắt
11.03: Khánh thành tượng Hai Bà Trưng (nhà điêu khắc Nguyễn Văn Thế, 2e Prix de Rome)
21.03: Ủy ban nhân dân tái thiết Dinh Độc Lập
22.03: Tướng Phác Chính Hì lên làm độc tài (Nam Hàn)
03-04: Nội chiến VN tái phát. Idem bên Lào (Nam Tha)
11.05: Đường xe lửa Quảng Ngãi - Đông Hà bi giật mìn
12.05: Vạn Tượng và Luang Prabang bị Pathét Lao-VC uy hiếp
17.05: Lễ Phật Đản tai chùa Xá Lợi
23.05: Toà án QĐ xử tử hình cán bộ VC và Liên Hiệp sinh viên can tội khủng bố
05-05 : Hành quân QG và VC
25.06: Đánh trực thăng vận
6.07: W. Faulkner được Nobel Văn Chương
9.07: Hội nghị Genève về Lào chấm dứt
14.07: 1 đoàn Quân xa Binh Dương giữa và Bình Long bị phục kích nặng
08-09: Hành quân VC - QĐVNCH (Nam – Trung - Cao Nguyên)
8.09: Giải thưởng văn chương cho Lê Ngọc Trụ, Nhật Tiến, Doãn Quốc Sĩ, Linh Bảo...
Tháng 10: Khủng hoảng lớn Nga Mỹ về Cuba. Hỏa tiễn Nga phải bị tháo gở. Chơi poker nguy hiểm, Kroutchev thua to
12/ Thuyên chuyển tướng tá QĐ Saigon ? Diệm Nhu nghi ngờ gì chăng?
1963 2.01: Trận Ấp Bắc cách Mỹ Tho 16 cây số có tham gia của hai tiểu đoàn VC. Tổn thất: 101 VC chết, 65 chết phía VNCH
- Hành quân mật khu Bàu Tràm cách Tây Ninh 25 cây số (Đại bản doanh VC)
3.01: VC tấn công trại huấn luyện cách Pleiku 24 cs (30 khoá sinh chết)
- HQ Bàu Tràm chấm dứt
- HQ « Thu Đông 5" cách Phước Thành 19 cây số
7.01: Souphanouvong tố cáo phe Nosavan  (cánh Hữu) tăng cường lưc lượng
- Khánh thành nhà máy dầu nhớt Nhà Bè sản xuất 1.000 tấn mỗi tháng
- VN có thêm 9 giáo sư thạc sĩ Y khoa
9.01: Hành quân tại Lấp Vò và Sa Dec
12.01: Nhà bị cháy tại Biên Hoà
13.01: Hành quân Phú Yên. Saigon bị lạnh (15 độ)
1801: Hành quân Phước Thành, Phú Yên
30.01: 11.000 quân sĩ Huê Kỳ tại VN
3.02: Đồn Chương Thiện bị VC tấn công
12.02: Hành quân "Lam Sơn" gần Tam Kỳ, Cao Lãnh
4.03: Phó Tổng thống. Trần Thành (Đài Loan) sang thăm VN
03: Chạm trán VC - VNCH tại Châu Phú, Phú Bổn, Kiến Hoà, Giòng Trôm, Định Tường,  Quảng Ngãi...
20.03: Cháy lớn khu Vĩnh Hội (gần 3000 nhà)
26.03: Khánh thành trại "nhân, trí, dũng" huấn luyện cán bộ Ấp Chiến Lược tại suối Lồ Ồ
1.04: Không quân oanh kích núi Cô tô (An Giang)
5.04: Pathet va VC tấn công quân Không Lê ở Khang Khay và Xiêng Khoang. Không Lê  rời Xiêng Khoang
7.04: Hơn 100.000 (?) phụ nữ Bà Nhu được huấn luyện quân sự
9.04: Nhà cháy ở Xóm Chiếu, Trương Minh Giảng
14.04: Đánh nhau tại Trảng Bàng
17.04: Đã lập xong (?) 5917 Ấp C. L. quy tụ 8 triệu dân. N. Đ. Diệm tuyên bố mở chiến dịch chiêu hồi
18.04: Khủng hoảng Lào
22.04: VC tấn công Long Hải, Pleiku, Quảng Ngãi
23.04: Hành quân Quảng Ngãi
30.04: Mở trường Cao Đẳng Công Chánh đào tạo kỹ sư và Cán sự
7.05: Lễ Phật Đản tại Huế. Bắt đầu có khủng hoảng giữa Phật Giáo với chánh quyền. Phong Trào Phật Gíáo lan rộng đến Saigon (Ấn Quang). Xô xát đổ máu tại Huế
10.05: Phật tử họp tại chùa Từ Đàm đòi hưởng chế độ đặc biệt như Công giáo
15.05: Phái đoàn P.G. đến gặp T. T. N. Đ. Diệm
16.05: Họp báo tại chùa Xá Lợi
16.05/25.05: Đánh nhau tại Mộc Hoá, Đỗ Xá
27.05: Khủng hoảng vì kỳ thị chủng tộc bên Mỹ và chiến sự bên Lào
30.05: Xá Lợi, Ấn Quang, Từ Đàm bị lính phong toả
1.06: Thuyên chuyển công chức tại Huế
4.06: Joan XXIII mất. U. B. Liên Bộ Tôn Giáo thành lập. Biểu tình và xô xát tiếp tục
19.06: Đưa đám táng Thượng tọa Thích Quảng Đức
26.06: Quan hệ PG và chính quyền căng thẳng
1.07: Hành quân tại Châu Phú, Bình Đinh, Phước Thành
5.07: Toà án quân sự xử 19 quân nhân và nhân sĩ vụ đảo chánh hụt ngày 11/11/1960
7.07: Nhất Linh uống thuốc ngủ tự tử để phản đối chính quyền giam cầm vì liên quan đến vụ đảo chính hụt
8.07: Tòa án quân sự tuyên án 19 bị can (bị hủy bỏ năm 1963) *11.07: Án hủy bỏ như trên cho Phan Khắc Sửu, Vũ Hồng Khanh, Bùi Lượng, Đinh Xuân Quảng, Nguyễn Thành Phương, Nguyễn Tường Tam...(TVT) 13.07: Truy tố các nhân vật nhóm Caravelle
07: PTPG tiếp tục
08: Hành quân tại An Xuyên
3.08: Bà N. Đ. Nhu lên án PTPG, công kích cha (Đại Sứ Trần Văn Chương). Nữ sinh Mai Tuyết An tự chặt tay để phản đối chín quyền, Đại Đức Thích Thanh Tuệ tự thiêu ở Thừa Thiên, Ni cô Diệu Quang (Khánh Hoà), Đại Đức Thích Tiêu Diêu...
16.08: Cao Văn Luận bị bãi chức Viện Trưởng Đại Học Huế
20.08: Xung đột và xô xát tại chùa Xá Lợi. Trước dư luân, T.T. N. Đ. Diệm chịu "trách nhiệm trước lịch sử"
21.08: Vũ Văn Mẫu xuống tóc, Tôn Thất Đính thi hành lệnh giới nghiêm
22.08: ĐS Trần Văn Chương bãi chức
ĐS Cabot-Lodge tới Saigon
24.08: Thích Tịnh Khiết giới thiệu « Uỷ Ban Liên Hiệp » mới đối lập với "Uỷ Ban Liên Hiệp Bảo vệ Phật Gíáo thuần tuý"
25.08: Tình hình trong nước vẫn căng thẳng
1.09: Có tin đồn Cố vấn N. Đ. Nhu đảo chính
7.09: Học sinh các trường trung học bãi khoá
12.09: Bà Nhu đi ra xứ ngoài "giải độc" dư luận quốc tế về vấn đề P.G.
4.10: Bà Nhu sang Paris bị sinh viên VN biểu tình phản đối
- ĐS Bửu Hội đề nghị Liên Hiệp Quốc sang điều tra tại VN
9.10: Đánh nhau tại Bình Định
10.19: Bà Nhu diễn thuyết và họp báo ở Hoa Kỳ
14.10: VNCH thiết lập tỉnh Hậu Nghĩa gồm Long An, Bình Dương và Tây Ninh
16.10: Áp lực Hoa Kỳ đối với chánh quyền N. Đ. Diệm. Có tin bà Nhu không được T.T. Kennedy tiếp kiến
23.10: Không khí tiền đảo chính ( vụ Đại Sứ Trần Văn Chương, các GS Vũ Văn Mẫu, Bửu Hội và bà Diệu Huệ). Đại Đức Thích Thiện Mỹ tự thiêu trước nhà thờ Đức Bà
26.10: Ô. Nhu tiếp phái đoàn Liên Hiệp Quốc sang VN
31.10: Cố Vấn Nhu tiếp kiến UB Liên Hiệp Bảo Vệ PG 
1.11:  Buổi sáng, T.T. Diệm tiếp Đô đốc  Felt, tổng tư lệnh Mỹ tai Thái Bình Dương. Xe thiết giáp canh gát Dinh Gia Long
13.30: QĐ VNCH đánh chiếm nhiều nơi trong Đô Thành (Nha cảnh sát, Đài phát thanh, nha Truyền tin, Bộ nội vụ, vv). Lực lượng tấn công có 1 Đại đội trọng pháo 105, Tiểu Đoàn 1 & Tiểu Đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến + các đơn vị chuyển từ Biên Hoà, Thủ Đức, Long An, Bình Dương
14.30: Xung đột tại Đài Phát Thanh. 16.45: Đài phát thanh loan tin Q.Đ. lật đổ chế độ. Một Hội đồng « Cách Mạng » yêu cầu Diệm và Nhu từ chức và rời khỏi VN. Hai người không chịu.
20: « Q.Đ.C.M. » tấn công thành Cộng Hoà và chiếm thành hồi 22g
3G đêm: QĐCM tấn cộng dinh Gia Long. Tới 4g. sáng, quân phòng vệ Dinh đầu hàng. Anh em DN rút về nhà thờ Cha Tam ở Chợ Lớn
Trung tướng Dương Văn Minh, Chủ Tịch HDCM, ban hành lệnh giới nghiêm toàn quốc
tổn thất : 145 bị lạc đạn, 20 chết.
2.11: Đài Phát Thanh báo tin Dinh Gia Long đã bị chiếm, hai anh em ô. Diện và ô. Nhu đã  « tự tử » (7g). Tiếng súng đã im. Dân chúng đổ xô ra các ngả đường đi xem xét và nghe tin tức. « Phần đông có vẻ nô nức vui thích như trong ngày hội. »
- Hàng ngàn người các giới, cả phụ nữ, nhất là thanh niên hoan hô Quân đội, mua quà bánh tặng các chiến sĩ và đua nhau hỏi chuyên.
- Buổi trưa, có tin hai anh em ô. Diện bị hạ sát chớ không phải tự tử.
- Nhiều đoàn thanh niên tới phá các trụ sở Việt Tấn Xã và chín tờ báo đã ủng hộ chế độ cũ
- 26 trụ sở của cá nhân và đoàn thể ùng hộ chế độ cũ, cũng bị phá.
- Tượng Hai Bà Trưng (vì giống bà Nhu và con gái ?) bị kéo đổ và chặt đầu lôi qua nhiều đường.
- Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng (HĐQNCM) ra tuyên cáo số 1:
.Khẳng định Quân Đội phải lật đổ một chế độ độc tài,
. Cuộc Cách Mạng được toàn thể các giới tham gia,. Hứa sẽ lập gấp Chính phủ Lâm thời,
. Thành lập một Hội Đồng Nhân sĩ
. HĐQNCM sẽ trao quyền cho quốc dân « khi các định chế dân chủ được thực hiện" (T.366-367)
HĐQNCM ra thông cáo số 2 chủ trương « chống Cộng, đứng trong thế giới Tự Do »
3.11: Thành phần HĐQNCM gồm các Trung tướng D. V. Minh, Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính,... các thiếu tướng Đỗ Mậu, Lê Văn Kim, Nguyễn Văn Thiệu...
Chính phủ Lâm Thời với Nguyễn Ngọc Thơ, Phạm Đăng Lâm, Phạm Hoàng Hộ, Âu Trường Thanh
Trung tướng Mai Hữu Xuân làm Đô Trưởng
5.11: Các con Cố Vấn Nhu được đưa đi Âu châu
Rất đông đưa đám thiểu tá Bùi Nguyên Ngải bi tử thương khi đánh Dinh GL
6.11: Cố vấn Ngô Đình Cẩn bị giải từ Huế vô Saigon
Mã Lai, Thái Lan...thừa nhận CP mới. Trung Tá Lê Quang Tung (Lực Lượng đặc biệt) quy thuận. Một số chính khách và quân nhân bị lưu đày hay lưu vong về nước
9.11: 250 người được phóng thích
12.11: Phong trào sinh vien học sinh bắt đầu rục rịch, đòi thanh trừng giáo chức
18.11: Bộ trưởng Ngô Trọng Hiếu bị Đai Sứ Phi trả lại VN
Đại tướng Lê Văn Tỵ làm cố vấn quân sự cho chánh phủ
20.11: Prong trào sinh viên học sinh lan rộng
23.11: T. T. Kennedy bị ám sát
2.12: Số báo hằng ngày ở Saigon lên tới 44
14.12: Thành Cộng Hòa được chuyển giao cho Bộ Giáo dục
16.12: Tịch thu tài sản các đoàn thể ủng hộ chế độ cũ : Cần Lao Nhân Vị, Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia, Liên Đới Phụ Nữ, Thanh Niên Cộng Hòa, VN Cao Đẳng Giáo Dục
23.12: Giáo Chủ Cao Đài Lê Văn Tất về nước
Thay đổi chính sách « ấp chiến lược « (?)
31.12: Chùa Xá Lợi trụ sở Đại Hội Thống nhất PG  *Hy vong tim một lối thoát hòa bình cho VN biến thành ảo vọng. Mất lãnh tụ có uy tín, mất hậu thuẫn quần chúng, chính quyền quân sự dễ rơi vào tay một số tướng lãnh đầy tham vọng, dễ mua chuộc để trở thành công cụ thống trị của ngoai bang. Chính sách can thiêp trực tiếp của người Mỹ vào nội tình VN đi đến kết quả là ngày càng phân hóa xã hội dân sự (tranh chấp tôn giáo, óc địa phương) và cơ cấu chính quyền. (TVT) 
1964 2.01: Khai mạc « Hội Đồng Nhân Sĩ » tại Hội Trường Diên Hồng
4.01: Lính Miên tấn công An Giang
5.01: Thăng chức tướng sĩ quan VNCH. Truy điệu Nhất Linh. Biểu tinh chống Trung Lập tại chợ Bến Thành. Khủng hoảng tôn giáo-chính trị. Thích Thiện Châu làm Viện trưởng Viện Hoá Đạo
10.01: Đụng độ giữa VNCH  va VC tại Tân Uyên
17.01: Biểu tình chống Trung Lập và De Gaulle
23.01:Đánh nhau tại Kiến Hoà
28.01: VN cấm nhập cảng hàng Pháp
29.01: Trần Văn Ân  được ân xá
30. 01: Quân đội lại "chỉnh lý" : với một số tướng lãnh, Nguyễn Khánh lấy chính quyền, loại các tướng Đôn, Kim, Đính, Xuân
1.01: Khủng hoảng trong nội bộ Tổng Hội Sinh Viên
5.02: Lãnh tụ Đại Việt Nguyễn Tôn Hoàn về nước. Tòa Giám mục kêu gọi đoàn kết. Trong chiến dịch "Phụng Hoàng" (nhiều cố vấn Anh. Mỹ chết và bị thương)
8.02: CP Nguyễn Khánh (Nguyễn Tôn Hoàn, Nguyễn Xuân Oánh, Phan Huy Quát, Âu Trường Thanh, Nghiêm Xuân Hồng...)
10.02: Các nhân sĩ Hồ Hữu Tường (Bình Xuyên), Trịnh Khánh Vàng (Cao Đài) ân xá
13.03: Mac Namara thăm VN
14.07 Hiến chương 4/1/64 cho CP N. Khánh quyền hành tối đa
17.03: Mỹ tăng cường QĐQG lục quân, không và hải quân.
19.03: Tướng Huỳnh Văn Cao thăm Miên. Xung đột biên giới
21.03: Nguyễn Khánh làm chủ tịch HĐQNCM (với các tướng Khiêm, Mậu, Chiểu). Big Minh làm bù nhìn.
28.03: Bắt mật vụ của Cố Vấn N. Đ. Cẩn tại Huế
3.04: 16 phi cơ không lực VN oanh tạc biên giới Viêt Lào
7.04: Thiếu tướng Lâm Văn Phát làm tổng trưởng Bộ Nội vụ thay Hà Thúc Ký
8.04:  Chung Tấn Cang (Thủy Quân Lục Chiến) và Nguyễn Cao Kỳ (Không quân) lên « chuẩn tướng » (*tướng một sao giữa hàm đại tá và thiếu tướng lục quân theo tiêu chuẩn Huê kỳ.TVT)
9.04: Đánh trực thăng tại Mỏ Cày (Kiến Hoà)
12.04: Nguyễn Khánh chỉ trích "trí thức phòng trà" từ chối cộng tác với chính quyền
18.04: N.K. tuyên bố: " về vấn đề nói, không ai có thể thắng người đàn bà. Nhưng bà Nhu là hạng đàn bà đặc biệt mà chúng ta (?) phải thắng" (387)
19.04: 210 cố vấn Hoa Kỳ thiệt mạng tại VN
21.04: Chiến sự tái phát bên Lào
24.04: Ngô Đình Cẩn bị án tử hình
04: Đánh nhau tại Đỗ Xá. Nhiều trực  thăng và phi cơ phóng pháo bị hạ
2.05: Bến Saigon : chiếc Hàng Không mẫu hạm C a r d ( 16500 tấn) bị mìn, 73 thủy thủ bị thương. Lính Mỹ bị lựu đạn bến Bạch Đằng. Mưu sát Mac Namara thất bại.
7.05: Bà Nhu xin Đức Giáo hoàng và T. T. Kennedy can thiệp cho Ngô Đình Cẩn. Cẩn và đồng lõa bị xử bắn tại Huế và Saigon (Khám Chí Hoà) ngày 9.05
15.05: Mỹ tăng cường Không Quân VNCH
05: Pathet Lào phản công mạnh và chiếm gần hết Đồng Chum
06: Tranh chấp tôn giáo vẫn chưa dứt . Biểu tình lung tung
06: Tranh chấp biên giới giữa các nước Việt Miên Lào tiếp tục
29.06: Thăng chức Chuẩn tướng (theo hệ thống QĐ Huê Kỳ) cho Nguyễn Chánh Thi, Phạm Văn Đống, Bùi Hữu Nhơn, Cao Hảo Hớn, Ngô Zu, hạ bệ các tướng Đôn, Kim, Xuân, Đính
31.05: Hội nghi Honululu về VN
06: Khủng hoảng chính trị bên Nam Triều Tiên
10.06: Mỹ oanh tạc Pathet Lào
Chiến sự trong tuần 7/06-13/06:
VC :160 chết, 25 mất tích, 76 mất súng, 217 hành quân
VNCH :121 c, 51 MT, 156 M s, 178 hq
15.06: Biểu tình giáo dân tại Huế, Saigon (ngày 7/06)
17. 06: VC tấn công Đức Hoà thiệt hai nặng đôi bên
19.06: Đường xe lửa Nha Trang  bị giật mìn
20.06: Tướng Westmoreland  thay Harskin. Cabot Lodge từ chức, Maxwell Taylor được cử làm Đai sứ tai VN, A. Johnson làm phó Đ.S.
1.07: Tuyên uý Phật Giáo thành lập. Sửa soạn điều đình bên Lào
4.07: Kon-Tum bị VC tấn công
6.07: 20925 thi sinh Tú tài tại Saigon. Đánh lớn tại Thừa Thiên (hơn 100 VN  người chết , 1 Mỹ, 1 Úc)
9.07: Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc U Thant đề nghi triệu tập Hội nghị Genève  về VN. Mỹ tuyên bố chống trung lập và hăm dọa lan rộng chiến tranh ra Bắc Việt
12.07: Nguyễn Tôn Hoàn lập một « Lực Lượng QG Thống Nhất »
17.07: Ca sĩ Lâm Đại tự tử
19.07: Biểu tình chống Pháp (do Tổng Hội Sinh Viên tổ chức)
07: T.T. Johnson gửi thêm 5000 cố vấn + 16000 hiện hữu. Đánh dữ tại tỉnh Bình Dương
2/3. 08: Chiến hạm Maddox  bị 3 Tiểu đĩnh Bắc Việt rượt bắn. HK mẫu hạm « Ticonderaga » can thiệp. Quốc Hội Hoa Kỳ cho phép T.T. Johnson "áp dung mọi biện pháp" thích ứng  (tức là dội bom miền Bắc)
7.08: N. Khánh ban bố tình trạng khẩn trương
11.08: QĐ VNCH tiếp tục thăng tướng. Trong tuần vừa qua có 235 VC + 167 VNCH  chết,  bị bắt và mất tích hơn 100 người
16.80: Hiến chương Vũng Tàu bầu Nguyễn Khánh làm Chủ Tịch VNCH với ủng hộ của Công giáo nhưng các phong trào sinh viên va Phật giáo lại đặt vắn đề.
22.08: PT SV tiếp tục và mốc nối với ba nhóm chánh khách ( Đại Việt, Dân Xã, Quốc Dân Đảng )
08: Khủng hoảng giữa các tướng lãnh và Phật Giáo (?)
27.08: Tranh chấp tôn giáo, chính tri, thanh niên tạp nhạp . N.Khánh đả kích cựu « đồng minh »Nguyễn Tôn. Hoàn, Hà Thúc Ký, cho lệnh đóng cửa trường học. cử Nguyễn Xuân Oánh điều khiển chính phủ
7.09: D. V. Minh lại được bầu làm Chủ Tịch một « ban lãnh đạo lâm thời ».
8.09: Thượng Hội Đồng Quốc Gia  thành lập (Phan Khắc Sửu, Lê Văn Thu, Nguyễn Văn Huyền, Trần Đình Nam, Trần Văn Văn, Nguyễn Xuân Chữ, Hồ Văn Nhựt, Mai Thọ Truyên, Ngô Gia Hy, Lê Khắc  Quyến, Tôn Thất Hanh, Lương Trong Tường, Nguyễn Đình Luyên, Hồ Đắc Thắng)
Linh mục Hoàng Quỳnh hăm dọa Công Giáo "sẽ tự vệ"
9.09: Mốt số chính khách rút ra khỏi chinh phủ. Trần Văn Hương làm Đô trưởng, BS Nguyễn Lưu Viên bộ trưởng bộ Nội vụ. Các tướng Xuân, Kim, Đôn,  Đính được gọi về Saigon
13.09: Các tướng Dương Văn Đức, Lâm Văn Phát ... âm mưu đảo chính. N. Khánh, Khiêm lên án cuộc đảo chính trong khi "dân chúng vẫn bình tĩnh đi lại như thường" (407). N. Khánh về Saigon . Tướng tá liên can đến đảo chính bị cách chức
18.09: Đại Học Huế đòi viện trưởng Cao Van Luận từ chức. Tranh chấp chính tri lan rộng đến Saigon
19.09: Xung đột Mỹ Việt tại vinh Bắc Việt. Nguyễn Chánh Thi tư lịnh vùng I.  Tranh chấp miền Thượng và biên giới Việt Miên.
21.09: Phong trào chống Cần Lao ở Qui Nhơn, Phan Thiết
30.09-10 : Đỗ Mậu, Nghiêm Xuân Hồng từ chức. Đánh lớn tại Cà Mau, Bình Dương, Đức Hoà, Gò Dầu Hạ, Bạc Liêu, Bến Cát, Hậu Nghĩa...
20.10: Phi cơ VN oanh tạc ... lầm làng Mên
21.10: Thống tướng (chức cao nhất trong lục quân VNCH) Lê Văn Tỵ chết thọ 61 tuồi. Lại thăng thêm 6 chuẩn tướng nữa !
24.10: Phan Khắc Sử làm Quốc trưởng , BS Nguyễn Xuân Chữ Chủ Tịch Thượng H.Đ., GS Trần Văn Hương làm Thủ tướng
1.11: Căn cứ Không quân Biên Hoà bị pháo nặng
4.11: Chính phủ Trần Văn Hương (Nguyễn Lưu Viên, Nguyễn Xuân Oánh, Phạm Đăng Lâm...). Phản ứng dè dặt rồi tiêu cực của Phong trào Sinh Viên tai miền Trung lan rộng đến Saigon
18.11: Luật sư Lê Văn Thu làm Chủ Tịch Thượng Hội Đồng Quốc Gia . Hành quân "Phong Hoả I" nhắm chiên khu D của VC. Khánh và Minh được thăng Đại tướng
27.11: Thiết quân luật tại Saigon- Gia Định. Biểu tinh và xô xát (1 học trò bị chết)
30.11: Đánh nhau ở Định Tường, Đà Nẵng
1.12: Phi cơ Mỹ ném bom Bắc Việt. Đánh lớn tại Bình Định, Tam Kỳ, Chương Thiện. Trong khi đó, nhóm tướng trẻ và tướng già vẫn hục hặc nhau. Thượng HĐQG bị giải tán
24.12: Mìn nổ tại khách sạn Brink. Khủng hoảng giữa Nguyễn Khánh. và Đại sứ. M. Taylor
26.12: Mỹ oanh tạc đường mòn Hồ Chí Minh
27.12: Trận Binh Giã, đánh lớn có phi cơ can thiệp, lính VC cũng như QĐVNQG bị tổn thất nặng (gần 200 người chết). QĐVNCH tái chiếm BG ba hôm sau.
Những ngày chưa quên III.

Tóm tắt chiến sự VNCH II (1965/1966/1967/1968*/1969 ) của TVT 1965: Tranh chấp giữa tướng tá quân đội VNCH và các phong trào Phật giáo. Sau các trận Bình Giả, Đồng Xoài từ ngày 10.06 đến 12.06, hơn 1 nghìn chiến sĩ bỏ xác, chưa nói đến các trận trên vùng Cao Nguyên (Đakto, Pleimé)
1966: căng thẳng và tranh chấp giữa các nhóm Phật giáo chủ hòa và trung lập và chính quyền tướng lãnh (Nguyễn Khánh). Đánh lớn vùng Đông Bắc và Tây Bắc Sàigon.
1967: Viện quân Mỹ tăng cường (nửa triệu) . Đánh lớn tại Khe Sanh, Dakto.
1968: Tổng phản công của MTGP miền Nam vào Tết Mậu Thân. TT. Johnson công nhận đã thất bại tại VN. Vừa đánh nhau vừa thương thuyết (Hòa đàm P a ris). Gần 200.000 người Việt hai bên tử thương trong trận Mậu Thân!
1969: Hơn 532.000 lính Mỹ tại VN. Tình hình quân sụ tạm lắng đọng trước chiến dịch « mùa hè đỏ lửa » (1972) tại Quảng Tri, Lộc Ninh. Chương trình « Việt Nam Hóa  chiến tranh » ( QĐ Mỹ từ nay chỉ trợ chiến QĐVNCH bằng không lực và hải quân) sẽ được thực hiện . Quan hệ « địa dư chính trị » thế giới cũng chuyển hướng : Liên minh Mỹ và Trung Cộng (Nixon sang Bắc Kinh, 1972) đối mặt với trục Nga Xô – Bắc Việt.
Ký thỏa hiệp tại Hòa đàm Paris (1973), sụp đổ mau chóng của QĐVNCH và « Đại thắng Mùa Xuân » (1975)
3. Về Chế độ VN Cộng Hòa của Tổng Thống Ngô Đinh Diệm (theo Những ngày chưa quên, I, 1954-1963, Hoa Kỳ, NXB Xuân Thu, 1989)3
Hạ bệ và suy tôn Trong khi đàm phán tại Giơ neo, quốc trưởng Bảo Đại mời Ngô Đình Diệm làm thủ tướng thay thế Bửu Lộc. Bắt đầu chấm dứt cách cai trị bằng  "công hàm khuyến dụ " từ Pháp gửi về. Thuật dùng người của Quốc Trưởng BĐ qua 3 ông Thủ tướng họ Nguyễn (Xuân, Long, Tâm) 1 ông Trần (Hữu) và một lô Thủ Hiến. Càng lâu, mau thuẫn BĐ và NĐD về vai trò của cận thần (Nguyễn Đệ), lãnh tụ giáo phái và Bảy Viễn... càng gay gắt. Sau khi dẹp xong loạn Bình Xuyên, phân hoá và trấn áp các giảo phái, NĐD xây dựng chánh quyền mới dựa vào QĐCH (do Mỹ tài trợ và huấn luyện) và người Bắc đi di cư. Cuộc Trưng cầu dân ý (10/1955) do bộ Nội Vụ xếp đặt dàn cảnh để truất phế BĐ mang tiếng "thụ động, nhu nhược và phóng đãng" nhưng chế độ vẫn không giải quyết dứt khoát vấn đề tịch thu tài sản Cựu Hoàng.
Thành lập VNCH I Một chế độ muốn tồn tại phải có "triết lý" đây có nghĩa là thuyết Nhân Vị (Công bằng xã hội, Cộng đồng đồng tiến) nhập cảng từ bên Pháp (Personnalísme) của nhóm Esprit. Trong quan điểm Cố vấn Ngô Đình Nhu, chế độ mới dung hoà nguyên tắc tự do dân chủ với chế độ Tổng thống Mỹ. Nhưng ông Tổng Thống VN phải có toàn quyền chính trị lẫn quân sự. Đó là hạt nhân triết lý chính trị của Ô. Nhu và chế độ Cộng Hòa I. Nhưng chế độ vẫn không vượt qua nổi mâu thuẫn giữa nguyên tắc tự do dân chủ với thực tế xã hội và chính trị. Càng về lâu, xu hướng độc đoán càng lấn áp quyền  tự do dân chủ. Một đường hai ngã. Về cách làm việc của T. T. N.Đ. Diệm Trong thời gian chuyển tiếp giữa hai cuộc chiến tranh, Ô. Diệm đã bỏ dở cơ hội thực hiện một cách mạng ôn hoà vì chế độ chỉ dựa vào hàng ngũ công chức (thụ đông, cơ hội). Chế độ tập trung chính quyền trong tay T. T.  biến các cơ quan  hành chính thành một dụng cụ cai trị vô hiệu. Mặc dù yêu cầu của các cố vấn Mỹ, statu quo vẫn kéo dài vì phương pháp thực dụng (empirique) của T. T. và lề lối cai trị quan quyền phong kiến. Cái bàn và cây viết  Tượng trưng xu hướng duy kinh nghiêm, thực dụng vả cụ thể - ông không ưa viết gi cả", ăn nói lại hàm hồ, làm việc nhiều khi mâu thuẫn (60-61) , "tâm lý quan bần thanh bạch", thế giới chính trị của Ông quy vào ba yếu tố  "quan, lại, dân" – Đoàn Thêm gọi là xu hướng "paternalisme" nhất là khi cả gia đình tin vào "charisme" đặc tính Trời cho. Chế độ tái lập tập quán "quân chủ " Ngô Triều một cách lố bịch (Tục Chúc Tết, Đặt Tên mới cho địa phương, Cách xưng hô...) dễ xa lánh lớp thanh niên. Kết: " ngay từ 1959-60 (chính quyền) thiếu thông cảm đã gây một bầu không khí gượng ép và chứa đựng đầy lo ngại" (76) Ông là ai? Bỏ ai? Dùng ai? Tìm đâu ra người khá?
Điều căn bản là ông cai trị một lãnh thổ gồm 80% người miền Nam. Đâu là hình ảnh của lãnh tụ và gia đình ông dưới cái nhìn của đại đa sổ người dân Nam bộ. Họ hoài nghi nguồn gốc lịch sử của chế độ: ai gọi ông lên nắm chính quyền nếu không có sự xếp đặt nào đó của thực dân ?
Ông không phải thiếu sáng suốt khi dùng người cũ, khi lực lượng quốc gia đối lập với thực dân đã bi bại hoại hao mòn, lòng dân ba miền còn chia rẽ, phân hoá, đầu óc địa phương vẫn tồn tại, chưa nói đến khác biệt thế hệ, trình độ chuyên môn, ... Dù Ông luôn luôn bị ám ảnh bởi vấn đề địa phương, chế độ vẫn bị cô lập, phong tỏa bên trong và bên ngoài.
Tuy nhiên, sau hai nhiệm kỳ tổng thống, chế độ cũng có thực hiện nhiều thành quả đáng kể -  nhất là khi so sánh với chế độ đồng thời ở miền Bắc - trên bình diện trùng tu xây cất nhà cửa, đường sá,  mở đại học, thành lập khu kỹ nghệ, xí nghiệp - những sinh hoạt dân sự không nằm trong quyết định ưu tiên của T. T. Cận vệ trắng và gia đình trị ; Những chân dung Ông Nhu :"nước da sạm, mắt sắc hơi trợn, hai tai bạt thiếu ráy, má lúm đồng tiền và đôi hàm rất khỏe", thông minh nhưng thiếu liên tục trong nếp nghĩ cũng như hành động. Thái độ khinh mạn của Cố vấn Nhu và vợ làm cho dư luận trong nước bất bình và cản trở việc thực hiện " quốc sách" Ấp chiến lược mà ông muốn thực hiện
Con người ông thay đổi nhanh, từ lúc ban đầu còn ăn mặc luộm thuộm, cử chỉ thân mật đến lúc lên làm cố vấn chinh trị của T. T. Sự thay đổi đột ngộ dễ đánh lạc dư luận người thân cận. Cựu sinh viên trường Chartes là một 'nhân vật chính yếu' vì được T. T. tin dùng. Nhu là nhân vật rường cột của chế độ, có kiến thức văn hoá cao, nhất là so với ông em Cẩn gần như thất học. Chưa nói đến vai trò đặc biệt của Đức Anh trưởng Tổng giám mục. Tuy xuất thân gia đinh trưởng giả  và nuôi nhiều tham vọng, bà Nhu lợi dụng danh nghĩa gia đình họ Ngô để thao túng chính trường. Những hành động quá trớn, ngôn ngữ quá phong túng của bà khiến tác phong "vĩ Đức vi Chính " của Ô. Diệm bị vô hiệu lực khi ông tỏ ra nhu nhược dung túng người thân thuộc . Tóm tắt, chế độ để lại nhiều giấc mộng không thành: Phong trào giải thực không trọn vẹn, dấu vết thuộc địa vẫn sờ sờ, nguyên tắc liên tục hành chính và pháp lý cũng năm trong Statu quo, chế độ cho cảm giác an phận trong cảnh "thừa kế" hơn canh tân, đổi mới ngay trên mặt văn hoá như Thư viện, nhà văn hoá, giàn nhạc giao hưởng, báo chí văn nghệ ( Sáng dội miền Nam) Thành tích chín năm kết thúc chế độ (hơn 900 trang in !) thổi phồng thống kê phản ánh thất bại căn bản trên mặt pháp trị cũng như nhân trị.  Tinh hình nội chiến kéo dài trong nước giải thích những thành quả trái ngược: tích cực  trên mặt xây dựng công chinh, giao thông, quân sự - chính sách quân đội hoá ngành hành chính - nhưng chỉ đạt những kết quả ngoạn mục hơn là thực tế.
Hiện thân của chế độ là hình ảnh một nhân vật "toàn thân như trí não tạo một khối vững chắc nhưng nặng nề, dầy chặt nhưng khó cởi mở", một Don Quichotte thời nay thiếu may mắn nhưng không thiếu đạo đức.
Trước ngày bị đảo chính lần thứ ba, ô. Diệm  còn tự an ủy khi nhận xét rằng chế độ còn có nhiều khuyết điểm nhưng còn hơn nhiều chế độ khác. Cái khổ của ô. Tổng Thống là ông tỏ ra hoàn toàn bất lực trong ý chí khắc phục khuyết điểm - bản thân, gia đình, hậu thuẫn quần chúng- để cứu vãn tình thế ngày càng nguy khốn!
Thư mục : 1/ Hai mươi Năm Qua (1945-1964), Nam Chi Tùng Thư 2/ Việc từng ngày 1965-1966-1967-1968-1969, Nam Chi và NXB Pham Quang Khai 3/ Những ngày Chưa Quên (1939-1954), idem 4/ Những ngày Chưa Quên (1954-1963), idem 5/ Nhà quê ra tỉnh, idem, 1996
Chú thích : 1 Chúng tôi không đề cập đến sách biên khảo, soạn và dịch cùng những tập thơ của Đ. T. 2 Trừ một vài chỗ, soạn giả (TVT) cố giữ nguyên văn của tác giả...dù đôi khi cũng phải rút gọn để tránh việc dài dòng văn tự hay lập đi lập lại . Những dòng viết nghiêng mở đầu bằng dấu hoa thị (*) và chấm dứt bằng « (TVT) » là của soạn giả 3 Đoạn này do soạn giả viết lại







© 2016 About Us | Terms & Conditions