PHÓNG VIÊN KHÔNG BIÊN GIỚI đòi CHÍNH PHỦ PHÁP đặt vấn đề TỰ DO BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM nhân dịp ông NGUYỄN PHÚ TRỌNG VIẾNG THĂM NƯỚC PHÁP (Danlambao Blog)




Phóng Viên Không Biên Giới đòi chính phủ Pháp đặt vấn đề tự do báo chí ở VN, nhân dịp ông Nguyễn Phú Trọng viếng thăm nước Pháp

Dân Làm Báo Blog

3/23/2018 12 Comments 

http://danlambaovn.blogspot.com/2018/03/phong-vien-khong-bien-gioi-oi-chinh-phu.html


Dưới đây là bản dịch thông cáo của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (Reporters Sans Frontières, Paris), ngày 23/03, nhân dịp ông Nguyễn Phú Trọng thăm viếng nước Pháp cuối tuần này:


Nhân dịp Tổng Bí Thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng thăm viếng VN từ Chủ Nhật tới, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (Reporters Sans Frontières - RSF) kêu gọi chính phủ Pháp hãy đặt thẳng những câu hỏi cấm kỵ về hiện trạng thảm hại của quyền tự do ngôn luận tại VN. 


Tổng Bí Thư đảng CS Việt Nam sẽ tới Paris chủ nhật tới, bắt đầu cuộc thăm viếng 2 ngày theo lời mời của Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron. 


Là người đứng đầu quyền hành ở VN, trên cả chức Chủ tịch nước hay Thủ tướng, ông Trọng là người đầu tiên chịu trách nhiệm về sự đàn áp tàn bạo ký giả và bloggers từ khi phe cánh của ông nắm quyền hành trong nội bộ Đảng, năm 2016. 


Cuộc thăm viếng của Nguyễn Phú Trọng đánh dấu năm thứ 5 chương trình hợp tác chiến lược giữa Pháp và VN, với mục đích "tăng cường liên hệ trên mọi địa hạt" giữa hai quốc gia. Dù vậy, tự do báo chí cho tới nay vẫn bị quên lãng trong hiệp ước trên. 


Daniel Bastard, trưởng phòng Á Châu-Thái Bình Dương của RSF đặt câu hỏi: "Kế hoạch hợp tác chiến lược có ý nghĩa gì khi quyền tự do ngôn luận không được đả động tới? Chúng tôi chờ đợi chính quyền Pháp đặt những câu hỏi cấm kỵ dưới đây với Nguyễn Phú Trọng, những câu hỏi mà các ký giả VN đã phải trả giá bằng sự tự do của họ: 


- Bao giờ VN mới chấm dứt hàng loạt những vụ bắt bớ, những trò hề xử án các bloggers bắt đầu từ 2016? 


Trong năm 2017, 20 ký giả đã bị bắt, bị đưa đi trại tập trung, bị án tù 9, 10 hay 14 năm chỉ vì muốn làm nhiệm vụ thông tin. Những phiên toà ban án tù không bao giờ kéo dài quá 4 giờ. Luật sư bào chữa bị gạt ra ngoài. Đó là chiến dịch đàn áp báo chí tàn bạo nhất tại VN từ 20 năm nay. 


- Chính quyền VN biện minh thế nào về điều kiện giam giữ tệ hại các ký giả VN? 


Thân nhân của các tù nhân tố cáo tình trạng hết sức khủng khiếp, lao động cưỡng bách, thiếu thốn thuốc men. Tình trạng sức khỏe của nhiều bloggers, như Nguyễn Văn Đài, Mẹ Nấm sa sút một cách đáng ngại. Sức khỏe tinh thần của những công dân nhà báo VN cũng bị đe dọa bởi chế độ cô lập: họ bị đày đi ở những nhà tù cách gia đình hàng ngàn cây số. 


- Chính quyền VN trả lời thế nào trước lời kêu gọi đình chỉ việc phê chuẩn hiệp ước giao thương giữa VN với Liện Hiệp Âu Châu của các dân biểu Âu Châu? 


Tháng 12 vừa qua, Quốc hội Âu Châu đã thông qua một quyết nghi khẩn cấp đòi trả tự do cho các ký giả bị giam cầm trái phép ở VN. Việc phê chuẩn thoả ước tự do trao đổi thương mại giữa VN với Liên Hiệp Âu Châu lúc đầu dự định sẽ đưọc biểu quyết trong năm 2018 để được thực thi cuối năm nay. Nhưng nhiều dân biểu đặt vấn đề với việc ký kết một thoả ước như vậy với một quốc gia, từ mấy tháng nay, đã trở thành một nước tiêu diệt tự do báo chí tệ hại nhất. 


Nhân cuộc thăm viếng của Nguyễn Phú Trọng, Phóng Viên Không Biên giới đã đồng ký với hai tổ chức nhân quyền khác kêu gọi chính phủ Pháp đặt thẳng thắn vấn đề nhân quyền ở VN. 


VN đứng cuối sổ bảng xếp hạng tự do báo chí trên thế giới của Phóng Viên Không Biên giới (2017), thứ 175 trên 180 quốc gia. 


*


France asked to put “forbidden” questions to visiting Vietnamese leader 


Vietnamese Communist Party general secretary Nguyen Phu Trong (right) will visit France from 25 to 27 March. Blogger Nguyen Van Dai (left), who have been held for more than two years, will go on trial on 5 April (photos: Franck Zellar - Hoang Dinh Nam / AFP). 


When Vietnamese Communist Party general secretary Nguyen Phu Trong visits France next week, Reporters Without Borders (RSF) calls on the French authorities to ask him the questions that are forbidden in Vietnam, questions about his crackdown on the freedom to inform in his country. 


Scheduled to arrive in Paris on 25 March for an official two-day visit at President Emmanuel Macron’s invitation, Trong has much more power than Vietnam’s president or prime minister. As the country’s real leader, he bears more responsibility than anyone else for the persecution of journalists and bloggers since his faction seized power within the party in 2016. 


Trong’s visit marks the fifth anniversary of the strategic partnership between France and Vietnam, the aim of which is “reinforcement of the relationship in all domains.” But respect for the freedom to inform has until now been the partnership’s big omission. 


“What is the point of this ‘strategic partnership’ if press freedom is missing?” said Daniel Bastard, the head of RSF’s Asia-Pacific desk. “We call on the French authorities to ask the party’s general secretary the questions that are forbidden in his country, the questions that get Vietnamese journalists imprisoned if they dare to ask them.” 


When does Vietnam plan to end the series of arrests and sham trials of bloggers that it launched in late 2016? 


Since the start of 2017, more than 20 citizen-journalists have been arrested, deported or sentenced to nineten or even 14 years in prison just for trying to inform the public. The trials in which these sentences have been imposed never last more four hours. The defence is systematically sidelined. This is the worst crackdown on the freedom to inform in more than 20 years


How does Vietnam justify the appalling conditions that citizen-journalists must endure in its prisons? 


According to their families, they are subjected to shocking conditionsthat include forced labour and lack of medical care. The health of many imprisoned citizen-journalists, including the bloggers Nguyen Van Dai and Me Nam, is deteriorating alarmingly. Their mental health is also endangered by isolation. They are often taken to prison a thousand kilometres from their families


What is Vietnam’s response to calls by European parliamentarians to block ratification of the Europe Union’s free trade agreement with Vietnam? 


The European Parliament adopted an emergency resolution last December demanding the release of citizen-journalists wrongfully detained in Vietnam. The free trade agreement was supposed to be approved in the coming months and come into effect by the end of 2018. But many MEPs now question whether the EU should have such an agreement with a country that has of late become one of the worst enemies of the freedom to inform


RSF issued a joint statement (attached) with two other organizations today calling on the French authorities raise the issue of human rights in Vietnam with complete frankness during General Secretary Trong’s visit. 


Vietnam is one of the bottom ten (175th out of 180 countries) in RSF's 2017 World Press Freedom Index


https://rsf.org/en/news/france-asked-put-forbidden-questions-visiting-vietnamese-leader












© 2016 About Us | Terms & Conditions