TẤM LÒNG, CÁI NGHỀ và CÁI GHẾ của PTT NGUYỄN SINH HÙNG (Nguyễn Sinh Linh)

Động đất tại Nhật, với “tấm lòng, cái nghề và cái ghế” của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng (Nguyễn Sinh Linh) 23.03.2011 http://tienve.org/home/activities/viewThaoLuan.do;jsessionid=3F6DA42D80F3541956D574A327C19B6F?action=viewArtwork&artworkId=12407
Hãy thông cảm. Việc Giao thấy thảm nạn tại Nhật mà “chạnh nghĩ” đến căn nhà của Lỗ Tấn cũng còn khá![1] Chuyện Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng nhìn thảm nạn trên mà “xúc động” trước “ý thức” của dân Nhật mới đáng nói. Ngày thứ Bảy (19.03.2011) báo Sài Gòn Giải Phóng đăng bản tin “Không để hàng thiết yếu tăng giá vô tội vạ” của Thúy Hải.[2] Bản tin này nói về “Hội nghị nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết việc triển khai Nghị quyết số 11.NQ-CP ngày 24-2-2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định an sinh xã hội.” Trong bài, tác giả thuật lại lời phát biểu của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng: “Chúng ta đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tác động bởi nhiều yếu tố, nhưng nhìn sang Nhật Bản mới thấy ta còn nhiều may mắn hơn họ. Tôi rất xúc động khi xem những hình ảnh mà người dân Nhật Bản trong hoạn nạn, không những họ không tăng giá bán mà còn vận động cùng nhau giảm giá bán để mọi người dân có thể mua được hàng hóa giá rẻ để dùng. Ở nước ta, nếu có sự đồng lòng để cùng vượt khó, mỗi cán bộ, mỗi doanh nghiệp ý thức được trách nhiệm của mình trước cộng đồng, chắc chắn chúng ta sẽ thực hiện thành công Nghị quyết 11”. Chao ôi, tấm lòng từ bi của ông phó thủ tướng nước ta! Tưởng ông nhìn sang thấy thảm cảnh tang thương của người dân Nhật và nước Nhật nên xúc động, hoá ra ông chỉ xúc động đúng... cái nghề và cái ghế của ông. Cái ghế của ông là “phó thủ tướng thường trực”, cái nghề của ông là ổn định kinh tế, ổn định giá cả. Khi nhìn sang thảm nạn của nước Nhật ông chỉ thấy yếu tố giá cả và ước rằng dân ta cũng “ý thức” như dân Nhật. Sao ông “khôn” thế hở ông phó thủ tướng? Cha ông ta có câu: Ở cho phải phải, phân phân Cây đa cậy thần, thần cậy cây đa Tạm ví dân ví như... cây đa, chánh quyền như thần. Nếu “thần” đòi hỏi “cây đa” phải “ý thức được trách nhiệm của mình” như là dân Nhật, tất nhiên “thần” cũng phải “ý thức được trách nhiệm của mình” như là chính quyền Nhật. Nếu chính quyền Nhật không “ý thức” được như thế, đến muà bầu cử dân Nhật sẽ dùng lá phiếu của mình mời chính quyền đi chỗ khác chơi! Nếu chưa tới muà bầu cử, dân chúng sẽ dùng quyền tự do ngôn luận của mình vạch ra những cái sai, những cái ngu xuẩn của chính quyền. Nếu ông muốn dân ta phải “ý thức được trách nhiện” như người dân nước Nhật, trước hết Hùng phải nhìn vào mình, nhìn vào chính phủ của mình, tự hỏi mình đã làm được như chính phủ Nhật chưa? Nguyễn Sinh Hùng chỉ xúc động đúng cái “nghề” và cái “ghế” của mình, do đó cũng nên xem lại “nghề” và “ghế” của va.
“Nghề” của Nguyễn Sinh Hùng Chủ Nhật (6.3.2011) báo Lao Động đăng bản tin “Hà Nội kiềm chế lạm phát thành công sẽ có sức lan tỏa lớn”.[3] Bản tin này tường thuật diễn biến của “Hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ trên địa bàn TP. Hà Nội” mà Nguyễn Sinh Hùng là nhà chỉ đạo. Bản tin cho biết: “Hôm 5/3, phát biểu chỉ đạo Hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ trên địa bàn TP. Hà Nội, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu Hà Nội cùng chung sức với cả nước kiềm chế lạm phát. Đánh giá cao tinh thần khẩn trương triển khai đồng bộ các giải pháp kiềm chế lạm phát của Thành phố Hà Nội, Phó Thủ tướng cho rằng, Hà Nội cần huy động sự vào cuộc của toàn xã hội trong việc ngăn chặn lạm phát, tạo chuyển biến trong nhận thức, thói quen sinh hoạt, tiêu dùng của mọi tầng lớp nhân dân. Với vị thế quan trọng của Thủ đô đối với nền kinh tế cả nước, theo Phó Thủ tướng, Hà Nội và các thành phố lớn kiềm chế lạm phát thành công, cả nước sẽ thành công.” Tiểu sử chính thức cho biết Nguyễn Sinh Hùng có bằng tiến sĩ kinh tế, tuy nhiên chỉ với cách “chỉ đạo” nói trên, có thể thấy Nguyễn Sinh Hùng chưa thật sự nắm vững kiến thức bắt buộc của một sinh viên kinh tế năm thứ nhất. Thứ nhất, lạm phát là một tình trạng quốc gia , không ai có thể chống lạm phát với những chính sách địa phương. Thứ hai, trong thời đại toàn cầu này thì vấn nạn lạm phát tại một nước còn có ảnh hưởng từ thị trường khu vực, thị trường quốc tế, càng không thể chống chọi với lạm phát bằng biện pháp địa phương. Cho dù thành phố Hà Nội “khẩn trương triển khai đồng bộ các giải pháp kiềm chế lạm phát” đến đâu đi nữa, việc này không thể đảo ngược tình hình lạm phát trên cả nước. Nguyễn Sinh Hùng không thể xây dựng Hà Nội thành một “điển hình tiên tiến” trong “phong trào chống lạm phát” rồi “nhân đại trà” ra cả nước. Trình độ như thế nên Hùng có các chống lạm phát rất hay. Báo Thương Trường ngày 8.6.2010 cho biết trong cuộc họp báo này 7.06.2910, Hùng khẳng định “lạm phát năm 2010 sẽ không thể ở mức 7% như nghị quyết của Quốc hội.” Hùng bảo: “Mục tiêu của Chính phủ là giữ chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2010 mà Quốc hội đã thông qua là 7%. Tuy nhiên, chúng ta phải tôn trọng thực tế. Năm nay CPI sẽ phải trên 7%. Nhưng quan điểm của Chính phủ là nếu CPI có lên trên 7% thì cũng vẫn phải cố gắng giữ mức dưới 8%.”[4] Coi như nếu lạm phát tăng trên 8 phần trăm thì cố gắng giữ mức dưới 9 phần trăm. Nếu nó tăng trên 9 phần trăm thì cố gắng giữ mức dưới 10 phần trăm. Nếu nó tăng trên 10 phần trăm thì cố gắng giữ mức dưới 11 phần trăm. Nếu nó tăng trên 11 phần trăm thì cố gắng giữ mức dưới 12 phần trăm. Năm ngoái Hùng chỉ chống lạm phát theo trường phái “nếu... thì cố gắng”. Va chạm với thực thế cay nghiệt quá nên năm nay Hùng chống lạm phát theo trường phái viễn mơ, ước gì dân ta “ý thức được trách nhiệm” như dân Nhật.
“Ghế” của Nguyễn Sinh Hùng Nguyễn Sinh Hùng kêu gọi nhân dân “ý thức được trách nhiệm của mình” để vượt khó và chống lạm phát, còn bản thân Hùng đã “ý thức được trách nhiệm của mình” như thế nào? Ngày 28.7.2010 nhà báo tự do Trương Duy Nhất kể trên blog của mình chuyện Nguyễn Sinh Hùng về thăm quê cũ Nghệ An trong bài “Thang máy Phó Thủ tướng”,. Trương Duy Nhất mở đầu bằng câu hỏi: “Phó Thủ tướng chứ có phải vua đâu mà vào ngủ khách sạn cũng phải chặn một thang máy làm ‘chuyên khoang’, không dám đi chung với khách thường?”[5] Trương Duy Nhất kể: “11 giờ trưa 27-7-2010. Khách sạn Phương Đông, thành phố Vinh. Cửa vào thang máy có 3 khoang. Khoang chính giữa mở nhưng bị một tay bảo vệ mặc sắc phục vàng đứng ngáng giữa chặn lại. Vài người bước vào liền bị bảo vệ lôi ra. Tất cả khách muốn lên xuống phòng đều được hướng dẫn đứng xếp hàng chờ hai cửa khoang thang máy hai bên. Tôi ngạc nhiên: - Sao khoang giữa mở mà không cho ai vào? Tay bảo vệ thật thà: - Đây là chuyên khoang dành chờ Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng. Cánh cửa khoang giữa mở sẵn kia bị chặn lại làm ‘chuyên khoang’ gần một tiếng, từ 11 giờ đến gần 12 giờ trưa.” Tức giận với cảnh vua giành chuyên khoang, Trương Duy Nhật đã chụp hình thang máy trên và đưa lên blog của mình với hàng chú thích: “Bảo vệ đứng gác chặn hướng dẫn khách lên xuống phòng bằng hai cửa bên. Khoang giữa mở sẵn nhưng làm “chuyên khoang” chờ dành cho Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng lên phòng ngủ.” Máy bay cho các vua nước ta như Nông Đức Mạnh hay Nguyễn Tấn Dũng đi gọi là “chuyên cơ”. Còn thang máy dành riêng cho Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng gọi là “chuyên khoang”. Tiện đây cũng kể luôn chuyện Nguyễn Sinh Hùng “phát huy giá trị văn hoá” cho đủ bộ. Ngày 11.08.2010, báo Dân Trí đăng bản tin “Phát huy ngay giá trị của Hoàng thành Thăng Long trong Đại lễ”, cho biết như thế này: “Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, phải phát huy ngay giá trị của Di sản văn hoá thế giới này trong dịp Đại lễ thông qua việc mở cửa cho du khách trong, ngoài nước tham quan. Ông Hùng yêu cầu Hà Nội khẩn trương lên phương án để thực hiện việc này.” Từ “phát huy” được Viện ngôn ngữ học giải thích trong từ điển là “Làm cho cái hay cái tốt toả tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm”. Hùng bảo rằng cần phải “phát huy ngay” giá trị của Hoàng thành Thăng Long bằng cách mở cửa cho du khách vào xem. Ông phó mở cửa thế, ông phó có bán vé không? Ông phó bán vé thì đồng ý là đảng của ông phó có thêm tiền, còn cái hoàng thành kia có “toả” hay “nảy nở” thêm tác dụng thì chưa chắc. Hoàng thành còn đang trong giai đoạn khai quật, ông phó không lo bảo quản, chỉ lo kiếm tiền. _________________________
Chú thích [1]Nguyên Khôi, “Kỷ niệm của một cá nhân mà quan trọng hơn cả thảm cảnh của một đất nước!”, Tiền Vệ, 21.3.2011. [2]Thúy Hải, “Không để hàng thiết yếu tăng giá vô tội vạ”, Sài Gòn Giải Phóng, 19.03.2011. [3]“Hà Nội kiềm chế lạm phát thành công sẽ có sức lan tỏa lớn”, Lao Động, 6.3.2011. [4]PTT Nguyễn Sinh Hùng: “lạm phát năm 2010 sẽ không thể ở mức 7% như nghị quyết của Quốc hội”, Thương Trường, 8.6.2010. [5]“Thang máy Phó Thủ tướng”, blog Trương Duy Nhất, 28.7.2010. . . .

© 2016 About Us | Terms & Conditions