TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC - QUẢ ĐẤM THÉP! ĐẤM AI?

Tập đoàn kinh tế nhà nước - Quả đấm thép! Đấm ai?

Chính Tâm

Chủ Nhật, 11/07/2010

http://danluan.org/node/5632#comment-18371

Cựu y tá Nguyễn Tấn Dũng đã tưởng tượng cho mình một viễn cảnh huy hoàng sau khi tiếp quản chính phủ, sẽ xây dựng lên những quả đấm thép cho nền kinh tế VN. Quả đấm thép đó của ông giờ đây đã giơ thẳng cánh, nhằm vào đầu 85 triệu con dân Việt Nam để giáng xuống.

-------------------------------------

.

Hẳn mọi người còn nhớ cách đây hơn 5 năm, năm 2005 trước khi chễm trệ ngồi vào chiếc ghế thủ tướng, ông Nguyễn Tấn Dũng (NTD) đã cùng đoàn tùy tùng của mình rầm rộ có hàng loạt chuyến công du sang Hàn Quốc để học hỏi và tiếp cận mô hình tập đoàn nhà nước của Hàn Quốc như Samsung, Daewoo, Postco v.v...

Khi được tận mục sở thị những tập đoàn này làm ăn... ông cựu y tá Nguyễn Tấn Dũng đã tưởng tượng cho mình một viễn cảnh huy hoàng sau khi tiếp quản chính phủ, sẽ xây dựng lên những quả đám thép cho nền kinh tế VN không kém phần hoành tráng như Huyndai, Samsung hay Potsco của Hàn Quốc (nghĩ mà sướng sởn gai gà)

Và chỉ ít ngày sau các chuyến công du từ Hàn Quốc về, trước khi nắm quyền điều hành chính phủ người ta đã thấy không khí nhộn nhịp khi đó ông Dũng vẫn là cấp phó, nhưng đã ký thay ông Phan Văn Khải (chuẩn bị về vườn) một loạt quyết định thành lập những tâp đoàn kinh tế nhà nước, bao gồm nhiều lĩnh vực kinh tế then chốt mũi nhọn như dầu khí, than khoáng sản, điện lực, viễn thông, xây dựng, ngân hàng v.v...

Không biết có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay có sự sắp đặt, nhưng quyết sách thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước của ông Dũng đưa ra trước hết nó là chiếc phao cứu sinh cho không biết bao con giun con sán bám vào, bởi khi đó đang trong thời kỳ bùng nhùng chuyển đổi cổ phần hóa công ty nhà nước.

Rất nhiều Công ty nhà nước không muốn rời cái bầu vú ngân sách đã toan tính cù nhầy lần khân, lằng nhằng không chịu cổ phần hóa. Khi nắm bắt được cơ hội ngàn năm đó những con giun con sán đã bằng mọi giá cậy cục, nhờ vả để được cơ cấu, chuyển hóa từ chất hữu cơ hôi tanh trở thành một phân tử Fe của quả đấm thép.

Theo thông tin tuyệt mật, thì chưa biết sau này những tập đoàn nhà nước có làm ăn hiệu quả để trở thành quả đấm théo hay không, nhưng nguyên vụ này ông TT cũng gặt được vụ mùa bội thu bởi muốn được cơ cấu vào tập đoàn nhà nước và được cử vào chức chủ tịch tập đoàn béo bở, chắc chắn không thể đến gặp ông thủ tưởng bằng nước dãi. Cái thông lệ văn hóa phong bì đã được đảng biến thành truyền thống dân tộc mất rồi, do vậy cứ tuần tự từ dưới lên trên, ông bé phái phong bì cho ông nhỡ, ông nhỡ phải có quà cho ông to, ông to lại phải có cơ chế cho ông to hơn nữa và cái qui trình khép kín này đã trở thành truyền thống dân tộc.

.

Quả đấm thép đấm ai?

Muốn biết mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước này có chức năng và nhiệm vụ gì? Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước được nhiều nước trên thế giới áp dụng trong thời kỳ đang phát triển kinh tế với ba nhiệm vụ chính là đối nội, đối ngoại và tạo lên các mũi nhọn kinh tế-công nghiệp:

1- Về đối nội, tập đoàn kinh tế nhà nước được phân công chuyên nghành để phục vụ và điều tiết thi trường nội địa.

Ví dụ: Tập đoàn viễn thông do nhà nước quản lý có nhiệm vụ phục vụ là chính. Chúng ta đã biết năm 2005 quốc hội Nhật bản tư nhân hóa nghành bưu chính viễn thông đã gặp phải sự phản ứng quyết liệt của người dân. Vì họ cứ muốn được nhà nước bao cấp cước tiền phí điện thoại, trong khi quốc hội Nhật thì thấy thời kỳ bao cấp đã quá đủ khi các điều kiện về hạ tầng giao thông, về cân đối thu chi ngân sách nhà nước và của toàn xã hội. Đã đến lúc cần tư nhân hóa để tạo sự cạnh tranh và thu ngân sách, lên họ đã quyết định tư nhân hóa nghành viễn thông. Đó là một thí dụ điển hình cho nghành kinh tế phục vụ do tập đoàn nhà nước thực hiện.

2- Về đối ngoại tập đoàn kinh tế nhà nước được dựng lên để có đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn công ty nước ngoài tại các thị trường quốc tế.

Ví dụ điển hình là tập đoàn Samsung của Hàn Quốc là tập đoàn đa chức năng những chủ yếu sản xuất sản phẩm điện tử. Nhà nước sẽ phải cấp vốn để Samsung có đủ sức cạnh tranh với các công ty điện tử của Nhật, vốn có thế mạnh về công nghệ, về vốn thị trường, và bề dày kinh nghiệm trước các công ty Hàn Quốc hàng chục năm.

3- Nhiệm vụ cuối cùng thứ ba là tạo lên nền kinh tế công nghiệp mũi nhọn, làm nền tảng thúc đẩy kinh tế thị trường nội địa, cũng như đủ sức cạnh tranh với nước ngoài.

Ví dụ điển hình là Cong ty Postco của Hàn Quốc chuyên sản xuất thép. Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển Postco đã đứng hàng thứ 6 về SX thép trên thế giới.

Các tập đoàn kinh tế này được chính phủ lập lên và cấp vốn nhưng dưới sự giám sát chặt chẽ của các nghành chức năng như tài chính, kiểm toán và các cơ quan tư pháp một cách gắt gao và nghiêm túc. Ngoài ra còn phải thành lập một số Ủy ban chuyên trách có nhiệm vụ theo dõi giám sát và tham mưu cho các tập đoàn kinh tế nhà nước theo đúng chức năng nhiệm vụ được giao.

Người nắm giữ chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị phải có năng lực về kinh doanh được kiểm chứng và phải góp một số vốn nhất định (Nếu không có đủ vốn phải kê khai tài sản) vào tập đoàn.

Các tập đoàn chỉ được kinh doanh theo từng lĩnh vực được giao. Đặc biệt, tập đoàn kinh tế nhà nước chỉ phát huy được tác dụng dưới thể chế dân chủ.

Nhìn các tiêu chí và ví dụ trên ta có thể dễ dàng so sánh với những gì mà các tập đoàn kinh tế nhà nước của ông Dũng đã hoạt động như thế nào trong mấy năm qua????? Khoan hãy nói về vụ Vinashin, vì vụ đổ bể vừa qua mà các hoạt động của nó được phơi bày ra mọi người đã thấy rõ. Nhưng khi nhìn vào hoạt động kinh doanh của các tập đoàn kinh tế khác thì hỡi ôi! Hiếm có tập đoàn nào chỉn chu với lĩnh vực kinh doanh của mình. Trong tâm trí của họ đối tác chủ yếu là các con dân để tìm cách “thịt luộc” là chính.

Lấy một ví dụ lấy giá cước của tập đoàn viễn thông Chinane Telecom để so sánh với giá cước của tập đoàn bưu chính viễn thông Vinafone chẳng hạn. Chúng ta mới thấy sự chặt chém đến rợn người của ông Vinafone trong những năm ông độc quyền.

Giá cước của China Telecom trong vùng phủ sóng với bán kinh 500km, được áp dụng cho mọi đối tượng gọi với thời lượng gọi trong ngày không hạn chế 24/24, giá cước cho 1 tháng là 100NDT tương đương với 270.000đồng VN hiện nay.

Còn giá của ông Vinafone thời điểm năm 2004 là 1200đ/bloc; 1 bloc tính=1 phút. Vị chi 1h=60x1200=72.000đ; một ngày 24hx72.000đ = 1.728.000đồng / 270.000 = 6.4 lần.

Có nghĩa là chỉ cần một ngày gọi ở VN tiền cước sẽ đắt gấp 6,4 lần so với 1 tháng bên TQ, hay một tháng sẽ đắt gấp 192 lần một tháng bên TQ tương đương với 332 triệu đồng/tháng tiền cước điện thoại.

Để làm lợi cho mình cho cho con cháu mình hay bè đảng, họ bất chấp hết, dùng tiền của dân đóng thuế để mưu lợi miễn sao có lãi càng cao càng tốt, không cần biết hậu quả ra sao, mục đích phục vụ chính trị chính em gì mặc kệ. Tuyệt nhiên không thấy có dấu hiệu của sự phục vụ, điều tiết hay tinh thần dân tộc nhằm thu lợi về cho đất nước.

Được sự tiếp tay của ngân hàng, tập đoàn nào cũng đua nhau kinh doanh đủ mọi thứ từ xi măng, sắt thép, xây dựng, cổ phần cổ phiếu v.v.. Đặc biệt về lĩnh vực bất động sản. thời kỳ 2007-2008 sau một thời kỳ đóng băng tự nhiên người ta thấy giá đát Sài Gòn tăng lên vù vù chóng mặt, người ta ngơ ngác không hiểu đại gia nào nhiều tiền “dữ zậy”. Rồi người ta kháo nhau tiền từ bên Nga gửi về!!! Nhưng hỡi ôi, cháy nhà ra mặt chuột sau khi thì trường chứng khoán tụt dốc không phanh, các nhà đầu tư thỏ non mới ngã ngửa ra rằng bị ăn quả lừa đậm. Tiền từ các ông tổng kết hợp với tiền từ sàn chứng khoán đổ ra để đầu cơ đất và thế là giá đất của VN nghiễm nhiên được đưa vào kỷ lục guiness do công của các ông tổng mà ra.

Vinashin là hệ quả có tính tất yếu của một mô hình tập đoàn kinh tế phi dân chủ. Với món nợ 80.000 tỉ đồng (tương đưong hơn 4 tỉ USD), một con số khủng khiếp, không có gì so sánh nổi. Hàng triệu công nhân lao động vất vả bao nhiêu tháng trời mới làm ra được 80.000 tỉ đồng, hay hàng bao nhiêu triệu tấn lúa bà con nông dân hôm sớm làm ra để có được 4 tỉ USD.

Người ta tính toán rằng nguyên chỉ để trả nợ gốc thì một tỉnh có nguồn thu ngân sách tương đương 10.000 tỉ một năm như Bình Dương chẳng hạn, phải thắt lưng buộc bụng, không dám tiêu pha gì thì cũng phải mất 10 năm mới trả nợ xong cho Vinashin! Hay nói cách khác 4 tỉ USD tương đương với một năm xuất khẩu gạo của nông dân cả nước. Đau xót quá!

Có những cái đau xót cũng không kém phần long trọng, khi mọi người được biết có ông tổng còn lợi dụng được giao khai thác tài nguyên để ăn cắp mang bán chui ra nước ngoài. Tập đoàn than khoáng sản TKV của ông Đoàn Ngọc Kiển là một ví dụ. Hàng đêm với hơn 300 tàu thuyền trung bình mỗi tàu 300 tấn than được ông xuất bán sang TQ. Người ta tính mỗi năm ông ăn cắp khoảng 10 triệu tấn than, ước tính giá trị tiền vào khoảng 4.500 tỉ đồng của con cháu để mưu lợi cho bè đảng của mình.

Túi tham vô đáy, khi đã khai thác gần như cạn kiệt mỏ than Quảng ninh, họ còn trắng trợn đòi móc ruột đồng bằng sông Hồng để lấy than đi bán. Đê tiện hơn họ cố tình thông đồng với TQ để cưỡng đoạt mỏ Bauxit ở Tây Nguyên, bất chấp sự phản đối dữ dội của nhân dân. Đúng là bótay.com không còn từ nào để nói.

Về thị trường tiền tệ cũng vậy. Hẳn mọi người còn nhớ cuối năm 2007 đầu năm 2008. Dự đoán cuối năm sẽ tăng thu, nội các của ông Dũng đã lệnh cho ngân hàng nhà nước đã cho phát hành 160 ngàn tỉ đồng để mua 9 tỉ USD vào tài khoản dự trữ. Hậu quả là đã tạo lên cuộc khủng hoảng lạm phát dữ dội, nguyên nhân do đồng tiền mất giá chứ không phải do khan hiếm hàng hóa.

Thật là nghịch lý trong khi nền kinh tế thế giới lại đang lâm vào cuộc khủng hoảng thừa cung nhiều hơn cầu (Thiểu phát)

Đặc biệt hơn trong 4-5 năm hoạt động, chưa thấy có một ông tập đoàn nhà nước nào có dấu hiệu đủ lông đủ cánh vươn ra biển lớn để đua chúng đua bạn, cố gắng làm ăn cho bằng chị bằng em, mà chỉ thấy các ông co vòi đua nhau hút máu hút mủ trong nước là giỏi.

Thiết tưởng đến đây chúng ta đã có câu trả lời. Ông Dũng kỳ vọng tạo lên quả đấm thép (do trình độ chỉ là tấm bằng y tá, tréo ngoe với nghề thương lái) để tạo lên bước nhảy vọt thần kỳ, thực hiện thành công hiện đại hóa công nghiệp hóa đất nước. Nhưng than ôi! Quả đấm thép đó của ông giờ đây đã giơ thẳng cánh, nhằm vào đầu 85 triệu con dân Việt Nam để giáng xuống.

Giờ đây! Không biết ông y tá Dũng có suy nghĩ gì để cứu với con bệnh đang đến hồi trầm kha. Nhưng trong lúc “nước sôi lửa bỏng” còn bệnh Vinashin đang trong cơn hấp hối, liệu bài thuốc cơ cấu lại có nhằm nhò gì không, hay là ông thay mặt đảng vẫn kiên định đến cùng trên con đường tiến lên chủ nghĩ xã hội. Dám lắm! Với các ông không điều gì là các ông không dám kể cả đốt cháy dãy Trường Sơn.

Biết rằng im lặng là vàng. Nhưng “con dại thì cái phải mang” dù hay dở thế nào mọi người cũng mong ông lên tiếng, chứ ông đã thai nghén ra nó thì ông phải chịu phần lớn trách nhiệm, không thể thờ ơ đổ vấy cho cấp dưới được.

Khi xưa ông sang học hỏi mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước bên Hàn, thì nay mong ông cũng nên học tập những người đồng cấp bên Nhật Bổn hay Hàn Quốc về cách ứng xử, chí ít là về văn hóa từ chức. Chứ vẫn cứ im lặng như vậy nghe chừng bà con đã hết kiên nhẫn rồi đó!

Hà Lội, ngày 10/7/2010
CT

.

.

DOANH NGHIỆP NHA NƯỚC : ĐẠI HỌA (Nguyễn Thanh Giang)

.

.

.


© 2016 About Us | Terms & Conditions