Vụ Ông Nguyễn Bá Thanh, Ông Nguyễn Xuân Phúc, Cuộc chiến Truyền thông và Diễn biến hòa bình (TTXVA.NET BIÊN TẬP)





Vụ Ông Nguyễn Bá Thanh, Ông Nguyễn Xuân Phúc, Cuộc chiến Truyền thông và Diễn biến hòa bình TTXVA.NET BIÊN TẬP Published on January 6, 2015 https://www.ttxva.net/truyen-thong-va-dien-bien-hoa-binh/
Dựa trên những dữ kiện dồn đập trong thời gian vừa qua, đặc biệt là những màn đấu đá nội bộ trong hàng ngũ chóp bu đảng CSVN cùng với sự xuất hiện của blog Chân Dung Quyền Lực. Tác giả dự đoán sẽ có một cuộc “chỉnh lý” ngấm ngầm bùng nổ trong nay mai vào quý 1 đầu năm 2015 để chấm dứt thời kì đu dây giữa Mỹ và Tàu và cái bóng ma CS đang đeo bám Việt Nam.
Theo tôi, TT. Nguyễn Tấn Dũng chính là Gorbachev Việt Nam, người đã có công phá nát đảng Cộng Sản Việt Nam.
Trong đầu năm 2015, bạn có thấy vài câu tuyên bố đầy “nẩy lửa” của Nguyễn Tấn Dũng về chính sách đấu đá với Trung Quộc và ông cần phải bảo đảm được ngôi vị của mình để chuyễn đổi thế chế trong hoà bình. Ông Dũng phản đối việc rút ban hành luật “biểu tình” đúng vào bước sau cùng của cam kết “dân chủ, pháp quyền” để tuân thủ thi hành hiến chương Nhân Quyền/LHQ.
TT. Nguyễn Tấn Dũng từ ngày ngồi lên chiếc ghế thủ tướng đã có công phá sập nền kinh tế XHCN quốc doanh, cùng với đàn em thân cận đã có công loại trừ những phần tử thân TQ qua vấn đề tham nhũng, trong đó chính Dũng và cả con gái đã cùng tham gia trò chơi “tham nhũng” nầy, như ngấm ngầm với sự bảo trợ bởi cái dù của người Mỹ.
Người dân sẽ ca ngợi Gorbachev Nguyễn Tấn Dũng … rất mong ông dẩn dắt đất nước Việt Nam bay nhanh bay cao khi xích lại gần phương Tây và gia nhập khối thương trường TPP. Càng gần đến cuối nhiệm kỳ dư luận đang đón những trận giông bão khó có thể lường trước, tiềm ẩn những toan tính âm thầm trong nội bộ đảng và chính phủ. Dư luận càng đồn đoán nhiều hơn về một vị tổng thống trong tương lai không xa của đất nước Việt nam hậu cộng sản. Tất cả những gì mà Nguyễn Tấn Dũng có được đến giờ này lại thuộc về công lao của tự bản thân ông. Đó là một quá trình đấu tranh và vươn lên không mệt mỏi, để cuối cùng phần lớn bộ máy nhân sự chính quyền các cấp, từ trung ương đến các địa phương, đều được đánh giá là vây cánh cho ông cũng nhờ sau lưng có cái dù bảo trợ của những thế lực phương Tây.
Ông Dũng đã được đảm bảo với vai trò độc tôn trong hệ thống chính quyền và gần như độc tôn trong cả hệ thống đảng, những gì mà Nguyễn Tấn Dũng cần làm giờ đây và trong tương lai là gìn giữ được quyền lực. Về việc này, những người như Nguyễn Tấn Dũng chắc chắn đã suy ngẫm một cách hết sức nghiêm chỉnh, vì khác với các nước phương Tây, Việt Nam lại quá gần Trung Quốc, luôn kế thừa quốc gia khổng lồ này không chỉ vô số thủ đoạn ranh mãnh chính trị mà cả những hậu quả chính trị không thể lường trước. Nhưng cái khôn ngoan của ông Dũng là đã luôn biết nghe theo mưu lược của Mỹ một cách kịp thời, kịp lúc. Cổ nhân có câu: Kẻ tức thời mới là tuấn kiệt 
Con đường nào tốt nhất cho Việt Nam:
Ngã rẽ duy nhất trong cơ chế chuyển giao quyền lực không đổ máu và ít hao tiền tốn của chỉ còn là động thái thỏa hiệp với người dân – một thứ “dân chủ giả hiệu” nào đó do giới quan chức lãnh đạo nặn ra, hoặc cùng lắm thì mới phải thảo luận về dân chủ với những người đối lập với chính quyền – nhưng lại được đại đa số xem là người “dân chủ đích thực”. Cũng bởi thế, không khó để đoán ra cái đích mà TT Nguyễn Tấn Dũng đang nhắm tới trong tương lai không xa là một cuộc chuyển giao quyền lực trong êm đẹp, hay nói cách khác là sự thay đổi vị trí quyền lực, từ vai trò thủ tướng sang vai trò của một người đứng đầu quốc gia trong điều kiện hiến pháp được cách mạng hóa. Để có được kết quả ấy, một cá nhân có thể sẵn sàng hy sinh cả điều 4 Hiến pháp và sẵn sàng chối bỏ tư tưởng cộng sản – điều mà từ lâu họ đã không còn thuộc về nó, nhưng lại vẫn cần nó vào bất cứ hoàn cảnh nào cần phải bảo vệ quyền lực của mình. Cũng có nghĩa là một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân sẽ sẵn lòng chấp nhận cơ chế chính trị nhiều hơn một đảng hoặc nhiều đảng nhưng có vẻ ổn định và đỡ tốn xương máu, thay cho lối mòn độc đảng quá rủi ro và chỉ chực chờ bùng nổ như hiện nay, mà thật ra cũng là nhờ các thế lực phương Tây muốn tạo kịch bản.
Vấn đề còn lại chỉ là cuộc đấu tranh giữa các phe phái xem ai có thể trở thành thủ lĩnh dân tộc trong tương lai, bất kể người dân có muốn bầu cho họ hay không. Không phải các thành viên của Bộ Chính trị đảng cũng không có tư tưởng về vấn đề nhạy cảm của thủ tướng. Thậm chí từ nhiều năm trước đây, một phương án chuẩn bị cho Đảng Cộng sản tiến hành tranh cử trong điều kiện đa đảng đã được chấp bút. Chỉ có điều, như một thông lệ bất thành văn, trước khi Bắc Kinh lên tiếng chính thức về một chủ đề cực kỳ quan trọng nào đó, không một ai trong giới lãnh đạo Việt Nam không run sợ và ngay cả ông Dũng, người vốn có may mắn được một siêu thế lực trong bóng tối che chở.
Những ngày gần đây, lần đầu tiên có dấu hiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng bắt đầu tìm cách nổi lên như một quyền lực mới, tuy còn rất mỏng manh. Cùng với Trương Tấn Sang, đó sẽ là những thách thức đầy e ngại đối với Nguyễn Tấn Dũng trên con đường vươn tới cơ chế Cộng Hòa Đại Nghị. Với kinh nghiệm của người từng xông pha trận mạc, mang thương tích, mang hơi thở của tình đồng đội, nghĩa đồng bào, Ông Dũng có lẽ có khả năng đánh hơi được mối hiểm nguy của những “đối thủ tiềm ẩn” như 2 ông BTQP Phùng Quang Thanh, và BTCA Trần Đại Quang.
Người dân sẽ xem TT Dũng là một hiện tượng, một nhân tài, một vĩ nhân … của đất nước VN. Ông xuất hiện đúng lúc quyết liệt lăn xả vào thời điểm mà nước nhà đang phải đối diện với nhiều nguy cơ về chủ quyền và những rối ren, khó khăn nội bộ. Người dân sẽ chúc ông Dũng luôn vững bước để dìu dắt đất nước phát triển. Dù sao trước nguy cơ xâm chiếm biển đông có một lãnh đạo Việt dám đứng ra nói quan điểm của mình với TQ ngang ngược, họ tin và hoàn toàn ủng hộ người can đảm ra tay cứu nước. Và ông Dũng hoàn toàn xứng đáng với sứ mệnh đó !
BẠN ĐỌC GỬI TTXVA.NET



© 2016 About Us | Terms & Conditions