SỰ THẬT ĐẰNG SAU BÀI BÁO LAO DỘNG VIẾT VỀ TH TRUE MILK?

Chuyên gia 'Nổ & Lừa đảo' rút ruột ngân hàng Thái Hương!
Vualambao - Báo Lao động ngày 11-2013 giật cái tít rất 'ấn tượng' (Cũng một loại 'Ấn tương' như các phát biểu của Thủ Tướng!) 'TH True Milk có nguy cơ đổ 200 tấn sữa tươi/ngày' và đổ lỗi cho việc Ngân hàng chậm giải ngân!


Đằng sau của việc các ngân hàng không giải ngân nữa?


Thứ nhất, Các Ngân hàng biết rõ: Thực chất làm gì có sữa tươi để mà đổ! Hiện nay TH True Milk vẫn đang nhập khẩu sữa bột từ Trung Quốc về hoà với nước và Vitamine để bán ra thị trường!


Thứ 2, trị giá tài sản thật đảm bảo của Bà Thái Hương đã được kê khống lên 4-5 lần, trước đây ai cũng nhìn thấy cái bóng của Thủ Tướng và Chủ tịch Quốc Hội cùng ông Thống đốc Mật vụ thì từ Ngân hàng Agribank, đến BIDV, đến Ngân hàng phát triển Việt Nam, đến Bộ tài chính đều nhắm mắt ký cho vay, ký bảo lãnh! Nhưng thực tế ai cũng biết rõ thực trạng:  đàn bò chỉ có 500 con đã được bà Thái Hương cho kê thành 11.000 con để làm hồ sơ vay cho dự án trên 2 tỷ Mỹ kim! Đến khi tỉnh lại, cơn sợ bóng, sợ vía qua rồi, Ngân hàng nào cũng giật mình "Bỏ mẹ, nếu mất vốn thì Ngân hàng đi tù chứ có văn bản cam kết trả nợ thay của Thủ Tướng hay của Chủ tịch Quốc Hội đâu"? Bài học về bố già Kiên, về Dương Chí Dũng lù lù ra đó: Thủ Tướng chả đã chỉ đạo "quyết liệt' làm rõ đó thôi!!!!

Thứ ba, nhà máy sản xuất sữa chưa có nên phải thuê Công ty Việt Mỹ - Hải Hưng, một công ty vô cùng mất vệ sinh khiến chính họ đã phá sản vì không thể bán được sữa! Nay lại gia công, đóng gói, cho TH True Milk nhưng đã ba hoa quảng cáo "Sữa sạch tinh nguyên!!!!" bị Quan làm báo vạch mặt khiến các bà mẹ 'vãi linh hồn' làm sao dám cho con 'uống cái thứ sữa vừa nhập từ Trung Quốc lại hoà với bụi đỏ của Hưng Yên! Khiến cho đề án trình Ngân hàng để vay trước đây đã được kê 'vống' doanh thu, thị phần lên như tuyên bố hùng hồn của bà Chủ Thái Hương, nay thực trạng bèo nhèo, ngân hàng giật mình nhận ra bà Thái Hương hoàn toàn không có khả năng thu hồi vốn thì ngân hàng nào dám giải ngân cho vay? Trừ khi ngân hàng đó ăn chia cùng bà Thái Hương để chờ ông Bá Thanh vào 'bắt tại trận'!

Thứ 4, Ngân hàng Bắc Á dù đã được Thống đốc Bình rót cho trên 5000 tỷ, rồi chính Bắc Á cũng đã tung đủ 'chưởng' trả chênh lệch để thu hút tiền gởi, nhưng cũng chỉ như muối bỏ bể,!. Cái sở hữu chéo mà Thủ Tướng và ông thống đốc kêu réo thì ngay ở đây là một điển hình: bà Thái Hương vẫn ngang nhiên đứng hai chân: Một đứng bên NH Bác Á, một chân kia lại là Chủ của Tập đoàn TH. Do vậy đã mặc sức rút tiền của Bắc Á bằng thủ thuật: Góp vốn Đầu tư, kinh doanh Chứng khoán, bằng kê khống dự án ma nuôi cá, nuôi bò, hạt điều.... cũng đã nợ 1.5 tỷ Mỹ kim hiện nay không trả được lãi chứ đừng nói đến vốn!

Thứ 5, Các ngân hàng chỉ cần kiểm tra thì biết ngay máy móc thiết bị mua của nước ngoài đã được bà Thái Hương kê giá chuyển hàng trăm triệu đô la ra nước ngoài chuẩn bị cho kế hoạch 'chuồn' nếu bị đổ bể, viễn cảnh để lại đống nợ tiền huy động của dân  tại ngân hàng Bắc Á, nợ các ngân hàng khác cũng ngang bằng một Vinashin!

Vậy ông phóng viên của Báo Lao động được trả bao nhiêu mà dám làm bồi bút 'gáy' thay để cho bà Thái Hương tiếp tục rút tiền của dân sao? Chỉ cần ông Trưởng ban nội chính 'xờ' vào Ngân hàng Bắc Á thì cũng như Eximbank và Techombank sẽ ra cả ổ dây mơ rễ má dòng họ Ếch rút tiền vô tội vạ từ ngân hàng, núp bóng dưới "Đầu tư góp vốn và kinh doanh chứng khoán" không trả lãi hàng chục năm qua lên đến hàng chục tỷ đô la và biến thành lợi nhuận riêng của họ hàng nhà Ếch!
Các bố già trốn thuế 
Lật lại hồ sơ bà Nghị bị đuổi 
Con số nói lên sự thật lừa đảo của TH True Milk 
Hành xử lưu manh của bà Thái Hương 
Tổng TK bị khủng bố vì phát biểu sự thật về TH Milk

Xem bào 'gáy' của Báo lao động:

TH True Milk có nguy cơ đổ 200 tấn sữa tươi/ngày


Tiến độ xây dựng nhà máy sản xuất bị chậm do không được giải ngân vốn theo cam kết, đẩy dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tại Nghĩa Đàn-Nghệ An với công suất 1,7 triệu lít sữa/ngày vào thế khó.

Hiện có trên 27.000 con bò, trong đó có 9.000 con cho sữa với sản lượng bình quân khoảng 40 lít sữa tươi/ ngày/con, và đến cuối tháng 3.2013 sẽ có thêm 5.000 con bò cho sữa nữa tại huyện miền núi Nghĩa Đàn - tỉnh Nghệ An. Trong khi đó, tiến độ xây dựng nhà máy sản xuất sữa vẫn “đứng yên tại chỗ” do không được giải ngân vốn theo cam kết. Do vậy, nguy cơ thiệt hại khoảng 200 tấn sữa tuơi/ ngày tại địa phương này từ đầu tháng 4 tới là vô cùng quan ngại.

Mô hình doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao đầu tiên

Dự án “Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp” là dự án đầu tiên ở Việt Nam áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trên một địa bàn miền núi nghèo thuộc phía tây tỉnh Nghệ An, được UBND tỉnh này cấp phép hoạt động cho Cty cổ phần thực phẩm sữa TH từ tháng 9.2009. Theo đó, dự án là sự kết hợp đầu tiên được thực hiện giữa doanh nghiệp, chính phủ hai nước Việt Nam - Israel trên cơ sở lợi thế về khả năng công nghệ cao trong nông nghiệp của Israel và tài nguyên dồi dào (thiên nhiên, con người) của Việt Nam.
Tung hỏa mù
Bác Hồ chịu Oan khuất
Trò lừa đảo của Sữa True Milk
Tiền đâu xây nhà thờ Tổ

Bắc Á & Sữ TH True lừa đảo  
Ông Lê Xuân Đại - Ủy viên Thường vụ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An - nói: “Tỉnh đã cấp cho dự án sữa TH trên 8 nghìn hécta đất để phát triển trang trại và xây dựng nhà máy. Đến thời điểm này, dự án đã có 27.000 con bò sữa, tạo ra trên 2.000 chỗ làm với thu nhập ổn định; ngày 26.12.2010, Cty đã chính thức đưa sản phẩm sữa tuơi TH True Milk sản xuất từ Nghĩa Đàn - Nghệ An ra thị trường, và nó đã nhanh chóng khẳng định bằng tốc độ tăng trưởng thị phần, chiếm được khoảng trên 30% thị phần sữa tươi ở VN, có những thời điểm sản phẩm sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu. Thành công từ mô hình này đã là hiện thực”.

Năm 2011, tổng doanh thu của Cty CP thực phẩm sữa TH là 616 tỉ đồng, năm 2012 đã tăng lên 1.600 tỉ. Ngày 7.3.2012, Bộ NNPTNT đã cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao- công nhận đây là dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa đầu tiên tại Việt Nam.


Thu hoạch cây cao lương làm thức ăn cho bò tại huyện miền núi
Nghĩa Đàn - Nghệ An.


Nợ trên 600 tỉ đồng thiết bị

Ngày 16.1, ông Võ Đức Việt - Phó Tổng Giám đốc Cty CP thực phẩm sữa TH - chua xót thông báo: “Đến hết tháng 3.2013 mà chúng tôi vẫn chưa được các đối tác cung cấp tín dụng theo hợp đồng cam kết thì mỗi ngày sẽ có khoảng 200 tấn sữa tươi phải đổ đi. Hiện đã có 9.000 con bò cho sữa, đến cuối tháng 3 này sẽ có thêm 5.000 con nữa cho sữa, nhà máy chế biến sữa hiện có không đáp ứng được, trong khi nhà máy mới thì ngừng tiến độ do không có vốn”.

Tại công trường nhà máy sản xuất sữa, anh Lê Văn Quyền - Giám đốc dự án - nói: “Nếu được cấp tín dụng đúng hợp đồng thì nhà máy này đã hoàn thành từ tháng 9.2012. Thiết bị nhập khẩu về cảng từ tháng 6.2012, nhưng mãi đến nay mới được đưa về nhà máy, lắp đặt. Nhưng hầu hết các phân đoạn trong toàn bộ dây chuyền đều chưa được cung cấp để lắp đặt đầy đủ, lý do là chưa trả tiền cho nhà cung cấp nên họ buộc phải “nắm đằng chuôi”. Hiện đang nợ khoảng 600 tỉ đồng tiền thiết bị. Trước mắt, cần có ngay 350 tỉ đồng để trả cho nhà thầu cung cấp, để họ cấp ngay những chi tiết thiết bị còn thiếu mà họ đang giữ làm con tin. Nếu không sẽ không kịp tiến độ đưa nhà máy vận hành vào đầu quý II/2013”.

Hành động ngay, trước khi quá muộn

Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) ngày 28.1.2011 đã ký hợp đồng tín dụng tài trợ cho dự án này số tiền 3.522 tỉ đồng, với thời hạn không quá 2 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên.

Đến nay, đã quá 2 năm so với hợp đồng, nhưng VDB chỉ mới cấp vốn được 985 tỉ đồng. Và đó là nguyên nhân chính làm chậm dự án. Trả lời PV Lao Động ngày 16.1, bà Đào Dung Anh - Phó Tổng Giám đốc VDB - nói rằng, tiến độ cấp vốn chậm không chỉ thiệt hại cho nhà đầu tư sữa TH, mà cũng gây khó khăn cho VDB trong việc thu hồi vốn.

“VDB nhận thức rất rõ thực trạng và vô cùng sốt ruột, chia sẻ với doanh nghiệp. Nhưng, do nhiều khó khăn chung của cả nền kinh tế trong thời gian qua nên mới xảy ra tình trạng ngoài mong muốn đó” - bà Đào Dung Anh nhấn mạnh.

Tuy nhiên, trước câu hỏi của giám đốc dự án nhà máy sản xuất sữa Lê Văn Quyền rằng “trong quý I này có cấp vốn được không chị?”,Phó TGĐ VDB cũng chỉ nói rất thận trọng “sẽ rất cố gắng để sắp xếp”.

Một nguyên nhân góp phần “sẽ phải đổ 200 tấn sữa tươi/ ngày” là khoản vay 100 triệu USD từ phía Israel. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt cho vay số tiền này và giao Bộ Tài chính thực hiện các thủ tục để thực hiện cho vay lại đối với dự án theo Nghị định số 78. Mọi thủ tục đối với phía Israel hoàn tất từ ngày 1.4.2012 và Bộ Tài chính đã giao Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển VN (BIDV) là cơ quan cho vay lại. Tuy nhiên, sau hơn 6 tháng kể từ khi có quyết định phê duyệt cho vay lại, BIDV vẫn chưa triển khai với lý do không chấp nhận tài sản đảm bảo là đàn bò.

Từ “vùng nóng” miền tây Nghệ An, phóng viên Lao Động cho rằng vấn đề chậm tiến độ nhà máy sản xuất sữa tại huyện miền núi Nghĩa Đàn cần được phát tín hiệu S.O.S ở cấp độ cao; và quan trọng hơn, thực tiễn cũng cho thấy vấn đề đã vượt ra ngoài tầm giải quyết của địa phương và VDB.

Do vậy, chúng tôi kiến nghị: UBND tỉnh Nghệ An và VDB cần khẩn trương báo cáo rõ, toàn diện thực trạng về dự án nuôi bò sữa lên Chính phủ để xin có giải pháp kịp thời giải cứu cho dự án sản xuất 1,7 triệu lít sữa/ngày này.

Theo Lâm Chí Công- Lao động
HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK
Source: Quan Làm Báo

© 2016 About Us | Terms & Conditions