XƯA VÀ NAY



Cội nguồn của bệnh Vô cảm & Vô ơn 

Lê Đức Anh                                               Đỗ Mười                                  Võ Văn  Kiệt 

Cái thời ba ông táo: Đỗ Mười – Lê Đức Anh – Võ Văn Kiệt.(Tại thời điểm này vai trò của Quốc hội mang tính chất hình thức, do vậy hầu như không ai nhắc đến). Giai đoạn này cho dù bản thân từng ông đều có những khuynh hướng riêng để bảo vệ lợi ích cục bộ phe cánh của mình và cả ba phe đều tiềm ẩn bao che thói  quan liêu, tham nhũng, tha hoá. Song một điều có thể thấy rõ:



1.     Các ông này ít nhất cũng vì dân , vì nước theo lý tưởng của họ. Do vậy tham nhũng cũng không thể phát triển công khai, lộ liễu như thời nay.

2.     Khi cần thiết các ông đều tụ lại với nhau để thoả hiệp và sau đó thì 03 nhánh của cái cây ĐCSVN sẽ răm rắp theo đó mà chạy theo… Ít nhất cái thời đó còn không đến nỗi nhiễu nhương, loạn lạc như hiện nay.

3.     Đặc biệt việc che dấu, xử lý nội bộ rất êm để không ảnh hưởng đến tai tiếng của ĐCSVN thì các ông già này có thể nói là bậc lão luyện.


Các ông già khốt-ta-bít  hãy biến về hết đi!

Đến thời Lê Khả Phiêu- Phan Văn Khải – Trần Đức Lương – Nông Đức Mạnh bắt đầu khởi sự của một nhà mà không có phúc khi Lê Khả Phiêu đã quay lại cắn Lê Đức Anh – Người hy sinh cả danh dự để đưa y lên chức Tổng Bí Thư.

Dân tộc Việt Nam có một nền văn hoá lâu đời ‘tôn sư trọng đạo’ và ‘Kính trên, nhường dưới’ ‘hiếu nghĩa với thầy cô, với cha mẹ’… Nhưng Lê Khả Phiêu đã phá bỏ tất cả truyền thống văn hoá lâu đời của dân tộc. Có thể thế giới dân chủ thì cho rằng những lề thói truyền thống cổ hủ của các ông già cần phải bị xoá bỏ, song với một nền văn hoá lâu đời của đất nước lúa nước thì ‘việc nhân nghĩa vốn để yên dân” Như chính lời Hịch của Nguyễn Trãi từ thuở xa xưa đã truyền lại và trở thành tiêu chuẩn đạo đức làm ‘Quan phụ mẫu’ trong con mắt người dân. Do vậy việc vô ơn, bội phản của Lê Khả Phiêu đã đánh đổ cả một hệ tư duy và tiêu chuẩn đạo đức đầu tiên của người nắm giữ dường cột nước nhà.

Thực ra sự bội phản trong lịch sử ĐCSVN đã từng xảy ra từ thời Lê Duẩn khi ông này một mặt vẫn dung hình tượng Hồ Chí Minh để mỵ dân, một moặt vô hiệu hoá và giam lỏng Hồ Chí Minh những năm cuối đời tại K9 và hậu quả để lại là long dân không phục và Lê Duẩn đã bị lên án mạnh mẽ trong hầu hết đội ngũ lãnh đạo cao cấp của Đảng, thậm trí trong nhân dân còn lấy con cái của Lê Duẩn –‘Hậu sanh mà KHÔNG khả uý’ để minh chứng cho việc nhân quả từ tội lỗi của Lê Duẩn đối với Hồ Chí Minh – Người đã khai sinh ra đất nước Việt Nam và là người mà dân Việt Nam yêu quý, tôn sùng… Chính vì vậy mà lê Đức Anh – Đỗ Mười – Võ Văn Kiệt là hậu duệ của Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh vẫn theo trường phái ‘Giấy rách phải giữ nấy lề’. Có lẽ chính vì vậy mà thời các ông già này trị vì giá trị đạo đức vẫn được coi trọng.

Nhưng với việc công khai bắn phá vào thành trì của chính mình, Lê Khả Phiêu đã bắn phá vào toàn bộ giá trị đạo đức dân tộc ít nhất còn sót lại trong ĐCSVN để các cấp lãnh đạo dường cột nước nhà còn biết vì đất nước mà hy sinh cái ‘tôi’ của mình. Sự phá bỏ giá trị truyền thống đạo đức dân tộc của Lê Khả Phiêu chính là cội nguồn đã phát triển đến một xã hội vô ơn và vô cảm của hầu hết đội ngũ đảng viên ĐCSVN từ Trung Ương đến địa phương ngày hôm nay. Vô ơn và Vô cảm đang là căn bệnh đáng báo động của xã hội Việt Nam.


Hệ quả của nó dẫn đến như đoạn Video Clip về một em bé bị xe cán máu me đầm đìa và người dân đi qua đi lại ngoái nhìn và bỏ đi luôn xảy ra tại Trung Quốc, song đó cũng là thực trạng của xã hội Việt Nam ngày nay. Người ta vô cảm trên nỗi đau của đồng loại, của nhân dân, người ta không hề cảm thấy biết ơn 70% dân số là những người nông dân chân lấm tay bùn và cũng chẳng cảm thấy phải có trách nhiệm để cho lực lượng kinh tê tư nhân – một lực lượng là các chiến sĩ thời bình đã đóng góp gần 50% GDP của cả nước. Thử hỏi ai đã làm cho nền kinh tế của đất nước phát triển lên? Ai làm cho Việt Nam ít nhất còn có thể nhìn thẳng trong khi sánh vai với bạn bè thế giới trên các bàn hội nghĩ Quốc tế? Nếu vẫn là một đất nước nghèo khó, bần hàn năm xưa liệu có được vị thế như hôm nay (Tuy rằng còn rất chậm)?

Một Thứ trưởng Bộ giáo dục phát biểu công khai trên phương tiện truyền thông ‘2000 sinh viên thi bị điểm 0 môn lịch sử là điều bình thường..’… Vậy mà rồi Chính Phủ vẫn đề nghị và Quốc Hội Việt Nam vẫn bỏ phiếu thông qua bổ nhiệm Phạm Vũ Luận giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo của Việt Nam thì làm sao có thể giáo dục thế hệ tương lai của Việt Nam biết sống có lý tưởng, biết trân trọng lịch sử ngàn năm văn hiến của Việt Nam để rồi lấy đó làm gốc mà tiến lên????


Và chính sự vô cảm và vô ơn đó mà Nghị Quyết Trung Ương vừa rồi đã đưa ra kết luận : Đất đai vẫn là sở hữu toàn dân và Việt Nam không có việc tam quyền phân lập! Họ đều có hai tai và hai con mắt, họ đều thấy sự bất cập từ chính sách đất đai, họ đều hiểu rõ 70% khiếu kiện kéo dài và bức xúc của nhân dân là từ việc sở hữu giả hiệu ‘TOÀN DÂN’! Đó là cội nguồn của phần lớn tham nhũng, bất công, vậy tại sao họ vẫn kiên quyết không chịu từ bỏ lợi ích của riêng họ để vì cái đất nước Việt Nam với những con người khốn khó? Chỉ có thể giải thích đó là sự vô cảm đã vào trong máu của họ. Những lời nói mỹ miều vì dân, vì nước, chống tham nhũng chỉ là những điều giả dối.

Tại sao Việt Nam không thể đi theo xu hướng Tam quyền phân lập? Câu trả lời rất đơn giản: vì họ không muốn mất sự độc tài, quân phiệt đang dành cho những đảng viên ĐCSVB những quyền lợi vô biên và quyền được đứng trên pháp luật để hành xử.

Họ nói rằng: ĐCSVN là sự lựa chọn của nhân dân Việt Nam, vậy tại sao họ không cho trưng cầu dân ý để biết rõ đó có thực là nguyện vọng của nhân dân Việt Nam? Quốc Hội khoá 13 có một trọng trách sửa đổi Hiến pháp, vậy 499 đại biểu có dám vì cử tri, vì nhân dân để sửa đổi thật sự theo nguyện vọng chính đáng của những người mà họ đang đại diện hay cũng chỉ làm những con rối vô cảm và vô ơn đối với nhân dân của mình????


 Đó là những điều đang làm  cho bất cứ ai có trái tim yêu nước đều cảm thấy nhức nhối.

Quan Dân Nguyện


Source: Quan Làm Báo

© 2016 About Us | Terms & Conditions