Hồ Chí Minh & các cuộc tình

Hồ Chí Minh & các cuộc tình

Một người vợ Trung Quốc khác của Hồ Chí Minh

Đôi lời: Một độc giả vừa gửi tới bản dịch có dẫn nguồn và cả bản gốc dưới đây cùng lời bình. Chúng tôi chỉ xin thêm mấy lời, rằng dường như đã thành lệ, cứ mỗi khi cần tác động gây sức ép về một vấn đề hệ trọng nào đó, phía Trung Quốc lại hé lộ những thông tin rất nhạy cảm mà đảng, nhà nước Việt Nam bấy lâu vẫn chưa muốn hoặc chưa có cách gì công bố sao cho tiện. Nhưng trước đây, ít nhất 2 lần, họ chỉ cho rò rỉ ở cấp tỉnh. Vậy lần này, cũng chỉ những thông tin như 2 lần trước, nhưng đặc biệt chưa từng thấy, lại cho đăng lại trên báo đảng trung ương Nhân dân Nhật báo, liệu có phải họ đang nhắm vào vấn đề có thể được coi là hệ trọng nhất, Biển Đông?

Xem lại: + Tăng Tuyết Minh, ngưởi vợ Trung Quốc của Nguyễn Ái Quốc (Diễn đàn).



Lời độc giả: Đảng Cộng sản Việt Nam kỷ niệm 82 năm ngày thành lập của mình 3/2/1930-3/2/2012. Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) năm 1930 đến Quảng Đông rồi Hồng Kông để chủ trì việc thống nhất thành lập đảng và chuyện tình với Lâm Y Lan xảy ra lúc đó, ĐCSVN phải nên tôn bà làm mẹ của đảng! Một chuyện tình đẹp trở thành một bi kịch. Qua bài viết dưới đây của Đinh Đông Vũ trên tờ báo có hàng triệu người đọc ở Quảng Đông (và được Nhân Dân Nhật báo đăng lại) mới đây có nói đến 3 người: Nguyễn Thanh Linh, Tăng Tuyết Minh và Lâm Y Lan. Về mối tình với Lâm Y Lan báo chí Trung Quốc đã nói nhiều (xem thí dụ ở đây), nhưng bài mới đây (12-11-2011) có rất nhiều người đọc, và liên quan đến hoạt động hợp nhất đảng của ông Hồ Chí Minh, nên có lẽ nhân dịp kỷ niệm 82 năm này cũng nên nhớ tới mối tình của 82 năm trước. (Bài thứ hai, Bi kịch của mối tình giữa Hồ Chí Minh và người yêu Trung Quốc, cũng có nội dung tương tự với vài chi tiết kỹ hơn song không chi tiết như các bài báo trước).

Cụ Hồ là một con người, không phải là thánh, cho nên việc phi thánh hóa Hồ Chí Minh là việc ĐCSVN nên làm. Chỉ hiểu rõ thông tin về cụ mới giúp thế hệ sau đánh giá đúng về cụ. Ngược lại, để thông tin mơ hồ bí ẩn tràn lan không những không thần thánh hóa được cụ Hồ mà có thể khiến tất cả những ai đã từng kính trọng cụ có thể bị sốc khi những thông tin trái chiều được tiết lộ đột ngột (có thể khiến cả hàng chục triệu người đột nhiên mắc chứng bệnh tâm lý có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của họ và vì thế đến cả dân tộc). Và trong thế giới kết nối như hiện nay mọi mưu toan thần thánh hóa đều bị thất bại và nên bạch hóa thông tin một cách có bài bản để tránh những cú sốc tâm lý không cần thiết cho hàng chục triệu người Việt Nam.

Những thông tin do các tác giả Trung Quốc công bố là một căn cứ để tham khảo. Các nhà sử học Việt Nam cần có những nghiên cứu kỹ lưỡng, khách quan về vấn đề này và công bố cho dân chúng được biết.

Dưới đây là bản dịch (đã được Quốc Thanh hiệu đính) của 2 tài liệu (đính kèm).



Một người vợ Trung Quốc khác của Hồ Chí Minh

胡志明的另一个中国爱人

Dương Thành Vãn Báo  (Báo Dương Thành buổi chiều) 羊城晚報, 12-11-2011

Tác giả:  Đinh Đông Văn

Trần Hiểu Nông ghi lại lời của cha là Trần Bá Đạt[1]: “Thời trẻ Hồ Chí Minh đã từng kết hôn. Vợ ông ta là một người Hạ Môn, nhưng đã mất rất sớm. Sau đó ông ta sống độc thân một thời gian rất dài. Sau khi cách mạng Việt Nam thắng lợi, ông muốn cưới một người Phúc Kiến làm vợ, nhưng Trung ương Đảng Việt Nam không đồng ý, ông không thể không phục tùng quyết định của Trung ương Đảng Việt Nam, vì vậy ông không bao giờ tái hôn nữa”.

Thực ra, người phụ nữ thứ nhất phải là Tăng Tuyết Minh. Người phụ nữ thứ hai là Lâm Y Lan.

Năm 1930, Hồ Chí Minh bị truy bắt ở Việt Nam, không chốn dung thân, thông qua liên lạc viên cầu sự trợ giúp từ Tỉnh ủy Quảng Đông Đảng Cộng sản Trung Quốc đang còn trong vòng bí mật. Đào Chú[2] bố trí cho nữ đảng viên Đảng cộng sản (Trung Quốc) Lâm Y Lan giả làm vợ Hồ Chí Minh, đồng thời dặn dò nhất hiết phải đảm bảo an toàn cho Hồ Chí Minh.

Lúc đó Hồ Chí Minh 40 tuổi, ông cảm thấy Lâm Y Lan đặc biệt giống người yêu Nguyễn Thanh Linh đã hi sinh, ông viết trong nhật ký: “Cô ta giống hệt Nguyễn Thanh Linh cả về lời nói cử chỉ lẫn tính cách sở thích. Ánh mắt vừa chạm nhau, tôi đã tự thấy mình sẽ không còn là một kẻ vô thần thuần túy nữa. Tôi cho đây tất cả đều là ý trời”.

Không lâu sau, Hồ Chí Minh bị bắt, trước lúc chia tay, ông lấy cuốn nhật ký của mình giao cho Lâm Y Lan và nói: “Anh để trái tim mình lại bên em, hãy nhận lấy đi!” Ba hôm sau, Hồ Chí Minh được giải cứu. Ông hỏi Lâm Y Lan: “Đọc xong nhật ký của anh rồi chứ gì! Anh tin rằng đóa hoa lan trong trái tim anh sẽ không bao giờ khô héo”. Lâm Y Lan không ngăn được tình cảm nhào vào lòng Hồ Chí Minh.

Vào những năm 50 của thế kỷ trước, Lâm Y Lan đã là cán bộ cao cấp, nhưng vẫn ở một mình. Khi Đào Chú quan tâm đến chuyện hôn nhân của bà, bà mới nói vẫn còn yêu Hồ Chí Minh. Đào Chú hỏi: “Ông ta có yêu bà không?”  Đáp: “Ông ấy bảo tôi đợi ông”.

Hồ Chí Minh sang thăm Trung Quốc vào những năm 50, yêu cầu gặp lại người bạn cũ Lâm Y Lan. Mao Trạch Đông lập tức cho gọi Đào Chú và Lâm Y Lan lên Bắc Kinh.  Đúng lúc Hồ Chí Minh chuẩn bị lên máy bay về nước, Lâm Y Lan chạy đến bên ông, hai đôi bàn tay nắm chặt lấy nhau. Trước khi máy bay cất cánh, Lâm Y Lan lấy cuốn nhật ký trả lại cho Hồ Chí Minh, nhưng Hồ Chí Minh nhẹ nhàng đẩy lại và nói: “Bên mình anh không có em, rất lâu rồi anh không còn viết nhật ký nữa, cứ để nó lưu lại nơi em làm kỷ niệm!”.

Năm 1958, Hồ Chí Minh 68 tuổi, có mời Đào Chú sang thăm cùng đi câu. Ông nói: “Tôi và Lâm Y Lan yêu nhau đã hơn 20 năm, vì sự nghiệp cách mạng mà đã lỡ tuổi thanh xuân. Bây giờ tuổi đã cao, muốn nhanh chóng được đoàn tụ với Y Lan. Mong anh khi về nước thử thăm dò thái độ của Chủ Tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai xem sao, nếu họ tán thành, tôi muốn đưa Y Lan đến Hà Nội cử hành hôn lễ bí mật để thỏa nỗi mong muốn đã ấp ủ từ nhiều năm”.

Mao Trạch Đông nói: “Chúng ta khuyến khích tự do yêu đương, tự chủ hôn nhân. Thế nhưng việc này lại liên quan đến mối quan hệ giữa hai Đảng và hai nước Trung-Việt, không thể khinh suất được”. Còn khi Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam họp để thảo luận về việc này, số ý kiến phản đối đã vượt quá số ý kiến tán thành.

Hồ Chí Minh không biết làm thế nào đành viết thư cho Lâm Y Lan: “Y Lan thân yêu, chúng ta không có duyên tái hợp. Em đã nghe kể về tình yêu tinh thần của Plato chưa? Hãy để cho tâm hồn của hai chúng mình mãi mãi hòa làm một!”

Lâm Y Lan trả lời: Nếu là trên trời xin làm đôi chim liền cánh, nếu là dưới đất xin làm đôi cây giao cành. Trời dài đất rộng có lúc tận, còn mối tình này không bao giờ cạn. Năm 1968, Lâm Y Lan lâm bệnh mất. Trước lúc lâm chung, bà nhờ người gửi trả cuốn nhật ký cho Hồ Chí Minh. Một năm sau, Hồ Chí Minh cũng qua đời, trong lúc hấp hối vẫn còn gọi tên Lâm Y Lan.

(Trích từ “Tham khố văn sử” số 17 năm 2011)

[1] Trần Bá Đạt (1904 – 20.9.1989,

[2] Đào Chú

胡志明的另一个中国爱人
2011年11月12日 14:53    丁东文    来源:羊城晚报      热点专题      手机看新闻

□丁东文

陈晓农记录了其父陈伯达的说法:“胡志明年轻的时候是结过婚的。他的爱人是一个厦门人,但是很早就去世了。后来他很长时间是单身。越南革命胜利以后,他想再娶一个福建籍的女人为妻,但是越南的党中央不同意,他不能不服从越南党中央的决定,所以他就一直没有再结婚。”

其实,第一位女性应当是曾雪明。第二位女性是林依兰。

1930年,胡志明在越南遭到追捕,无处容身,通过联络员向处于地下的中共广东省委求助。陶铸安排女共产党员林依兰和胡志明假扮夫妻,并叮嘱一定要保证胡志明的安全。

胡志明时年40岁,感觉林依兰特别像已经牺牲的恋人阮清玲,他在日记中写道:“她的言谈举止、性格爱好和清玲完全相同。在那目光相撞的瞬间,我发觉自己已不再是个纯粹的无神论者。我认为这一切都是天意。”

不久胡志明被捕了,临别时,他取出日记本交林依兰说:“我把我的心留下来陪你,收下吧!”三天后,胡志明被营救出来。他问林依兰:“看过我的日记了吧!我相信心中的兰花永远不会枯萎。”林依兰情不自禁地扑到胡志明的怀里。

上世纪50年代,林依兰已是高级干部,仍然孤身一人。陶铸关心她的婚姻时,她才说,还爱着胡志明。陶铸问:“他爱你吗?”答:“他让我等他。”

胡志明50年代访问中国,要求和老友林依兰见面。毛泽东立即让陶铸、林依兰来北京。就在胡志明即将登机回国时,林依兰向他走来,两双手紧紧地握在一起。起飞前,林依兰取出日记还给胡志明,他轻轻挡回去:“身边没有你,我很久没写日记了,还是留给你作个纪念吧!”

1958年,68岁的胡志明邀来访的陶铸一起垂钓。他说:“我和依兰相恋20余载,因为革命事业耽搁了青春年华。如今年事已高,想尽快和依兰团聚。请你回去后询问一下毛泽东主席和周恩来总理的看法,倘若他们赞成,我想把依兰接到河内秘密举行婚礼,了却多年的夙愿。”

毛泽东说:“我们提倡恋爱自由、婚姻自主。不过事关中越两党两国的关系,不能掉以轻心。”而越共中央政治局为此开会讨论,反对意见超过了赞成意见。

胡志明无奈,只好给林依兰去信:“亲爱的依兰,咱们无缘再会。你听说过柏拉图的精神恋吗?就让我们彼此心灵永远融为一体吧!”

林依兰回信:在天愿为比翼鸟,在地愿为连理枝。天长地久有时尽,此情绵绵无绝期。1968年,林依兰病逝,临终前,托人将日记还给胡志明。一年后,胡志明去世,弥留之际还念叨着林依兰的名字。

(摘自《文史参考》2011年第17期)

丁东文

 ———-



胡志明与中国恋人的悲剧情缘
Mối tình bi kịch giữa Hồ Chí Minh

với người yêu Trung Quốc

(Trích từ: 胡志明  http://baike.baidu.com/view/63018.htm#4_4)

Trong những năm tháng đặc biệt, lãnh tụ Hồ Chí Minh của Cách mạng Việt Nam đã để lại mối tình cách mạng tấm tức suốt đời ở Trung Quốc.

Năm 1930, Trung Quốc đang lâm vào cảnh khủng bố trắng, Hồ Chí Minh đến Quảng Châu. Để yểm hộ cho việc triển khai công tác của Hồ Chí Minh ở Quảng Đông và Hồng Kông, Tỉnh ủy Quảng Đông đã bố trí nữ đảng viên Đảng cộng sản Trung Quốc Lâm Y Lan giả làm vợ Hồ Chí Minh. Lâm Y Lan đã chăm sóc hết mức mọi sinh hoạt ăn ở của Hồ Chí Minh, khiến cho ông vô cùng cảm kích, nhưng mãi vẫn không dám thổ lộ tình yêu. Không lâu sau, Hồ Chí Minh bị bắt vì bọn phản bội bán rẻ. Trước lúc chia tay, ông lấy cuốn nhật ký quý báu trao cho Lâm Y Lan và nói: “Anh để trái tim mình lại bên em, hãy nhận lấy đi!” Ba hôm sau, Hồ Chí Minh được giải cứu. Ông tặng hoa lan cho Lâm Y Lan và tình yêu của hai người cuối cùng đã bắt đầu.

Sau khi Trung Quốc mới được thành lập, Hồ Chí Minh về nước tiếp tục sự nghiệp cách mạng còn chưa hoàn thành. Sau khi xa cách Lâm Y Lan, nỗi nhớ của Hồ Chí Minh ngày càng nặng thêm. Khi được mời đến thăm Trung Quốc, ông xin Mao Trạch Đông bố trí cho gặp lại bạn cũ ở Quảng Đông để ôn lại tình xưa. Mao Trạch Đông lập tức gọi điện cho Tỉnh ủy Quảng Đông, Đào Chú và Lâm Y Lan… đến Bắc Kinh gặp mặt Hồ Chí Minh. Đúng lúc Hồ Chí Minh chuẩn bị lên máy bay về nước, ông thấy Lâm Y Lan chạy về phía mình. Hai người đắm đuối nhìn nhau rất lâu và đều không ngăn được những dòng lệ.

Năm 1958, Hồ Chí Minh trịnh trọng nói với Đào Chú nguyện vọng muốn đón Lâm Y Lan đến Hà Nội để cử hành hôn lễ bí mật. Sau khi về đến Bắc Kinh, Đào Chú chuyển ý của Hồ Chí Minh lên Trung ương Đảng và Mao Chủ tịch. Mao Chủ tịch trầm ngân giây lát rồi nói: “Cá nhân tôi ủng hộ lời yêu cầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thế nhưng việc này lại liên quan đến mối quan hệ giữa hai Đảng và hai nước Trung-Việt, nên không thể khinh suất được”. Chu Ân Lai cũng nói: “Nên bàn bạc với các đồng chí bên Đảng Cộng Sản Việt Nam một chút, nếu như họ đồng ý, thì chúng ta quyết không làm hòn đá cản đường”.

Thế nhưng, trong phòng họp của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Bắc Việt, một vị lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam (Lê Duẩn) đã điềm tĩnh nói với Hồ Chí Minh: “Anh đã từng nói rằng Việt Nam còn chưa giải phóng thì anh sẽ suốt đời không lấy vợ, câu nói này có ảnh hưởng rất lớn, một khi Bác đã phản bội lại lời hứa đó, thì có nghĩa là chúng ta đã từ bỏ sự nghiệp thiêng liêng giải phóng Miền Nam, điều này không chỉ làm tổn hại đến hình tượng Cha già dân tộc của anh, mà ngay cả Đảng cộng sản Việt Nam cũng sẽ vì thế mà mất hết sạch danh tiếng. Cho nên, tôi thà bị anh trách móc, thù ghét, chứ không thể để cho dân chúng Việt Nam chửi mắng chúng ta là kẻ tội nhân ngàn đời”.

Nghe xong, Hồ Chí Minh vô cùng nản lòng, cười một cách đau khổ, bỏ chỗ ngồi đi ra… Lâm Y Lan lúc này đang nằm trong bệnh viện thành phố của Quảng Châu mỏi mắt trông chờ, rồi điều bà trông đợi lại là một mẩu thư ngắn của Hồ Chí Minh: “Y Lan thân yêu, chúng mình không có duyên tái hợp. Em đã nghe tình yêu tinh thần của Plato chưa? Xin hãy để linh hồn của hai đứa chúng ta mãi mãi hòa làm một!” Y Lan đặt lá thư lên bậu cửa sổ, để cho gió lành cuốn nó đi. Bà nhìn theo lá thư bay lượn trong gió, lặng khóc thầm. Mối tình giữa Hồ Chí Minh và Y Lan đã đánh một cú quá lớn vào tinh thần Y Lan, bệnh tình của bà bắt đầu trở nên xấu đinăm 1968, Lâm Y Lan mất, trước lúc lâm chung, bà còn không quên nhờ người giao trả lại cuốn “Nhật ký tình yêu” mà Hồ Chí Minh đã tặng cho mình, đồng thời dặn lại ông hãy ghìm nén nỗi đau. Hồ Chí Minh đã sốc khi nhận được tin người yêu mất, đau đớn chẳng muốn sống, nước mắt giàn giụa… Sau đó một năm, cũng chính là vào sáng sớm ngày 2 tháng 9 năm 1969, Hồ Chí Minh cũng đã qua đời. Trong lúc hấp hối, ông còn đã gọi tên Lâm Y Lan…

(Trung Quốc) Bách Độ Bách Khoa.

胡志明与中国恋人的悲剧情缘
      在特殊的年代,越南革命领袖胡志明在中国留下了唏嘘一生的革命情缘。1930年中国正处在白色恐怖之中,胡志明来到广州。为了掩护胡志明在广东、香港开展 工作,广东省委安排中共女党员林依兰假扮胡志明的妻子。林依兰无微不至地照料胡志明的生活起居,令其感激不尽,但他始终不敢表达爱意。不久,胡志明由于叛 徒出卖而被捕。临别时,他取出珍藏的日记本交给林依兰说:“我把心留下来陪你,收下吧!”3天后,胡志明被营救出来。他给林依兰送去兰花,两人的恋爱终于 开始。新中国成立后,胡志明回国继续他未竟的革命事业。离开林依兰之后,胡志明的思念与日俱增。他应邀访问中国时,请求毛泽东安排他和广东老友叙旧。毛泽 东立即致电广东省委及陶铸、林依兰等人,到北京与胡志明会面。就在胡志明即将登机回国时,他看见了林依兰向他走来。两个人久久凝视对方,都流下了眼泪。
1958年,胡志明郑重地对陶铸表达了想把林依兰接到河内秘密举行婚礼的夙愿。陶铸回北京后,向党中央、毛主席转达了胡志明的意思。毛主席沉吟片刻,说: “我个人支持胡志明主席的请求,不过,事关中越两党两国的关系,不能掉以轻心。”周恩来也说:“应该跟越南共产党的同志们协商一下,假如他们赞同,我们决 不做绊脚石。”然而,北越中央政治局会议室里,一位越共领导人(黎笋)心平气和地对胡志明说:“你曾说过越南不解放就终身不娶,这句话影响很大,一旦你违 背诺言,就意味 着我们放弃了解放南方的神圣事业,这不仅有损你的国父形象,连越南共产党也将从此名声扫地。所以,我宁可被你指责、憎恨,也不能让越南老百姓唾骂我们是千 古罪人!”胡志明闻听心灰意冷,他苦苦一笑,离座而去……身处广州市立医院的林依兰望眼欲穿,盼到的却是胡志明的一封短信:“亲爱的依兰,咱们无缘再会。 你听说过柏拉图的精神恋爱吗?就让我们彼此的心灵永远融为一体吧!” 林依兰把信笺放在窗台上,让清风将它带走。她望着风中飘舞的信笺,低声饮泣。 胡志明与林依兰的恋情,对林依兰的精神打击太大了,她的病情开始恶化,1968年,她告别了人世,临终时,她还没有忘记把胡志明赠给她的那本“爱情日记” 托人交还给他,并嘱咐他节哀顺变。胡志明惊闻恋人去世,痛不欲生,泪如雨下……时隔一年,也就是1969年9月2日凌晨,胡志明也溘然去世。弥留之际,他 还念叨着林依兰的名字……
.

——————–

Lâm Y Lan là người tình và được giao nhiệm vụ làm “vợ” Hồ Chí Minh !?

Mối tình của Hồ Chí Minh và Lâm Y Lan

Từ những năm 30 của thế kỷ trước, để tạo điều kiện cho Hồ Chí Minh công tác tại Quảng Đông, Hương Cảng, Trung Cộng đã bố trí một thiếu nữ là Lâm Y Lan đóng giả làm vợ để giúp đỡ việc sinh hoạt hàng ngày cho ông ta. Không lâu sau, hai người có tình ý với nhau. nhưng đó là thời kỳ năm 1938 đầy sóng gió, nên cuối cùng mối quan hệ luyến ái này không đi đến hôn nhân. LYL hoài niệm về mối tình xưa, nhớ thương HCM, lâu ngày không biết còn sống hay đã chết, sức khỏe suy giảm rồi qua đời vào năm 1968. HCM biết tin, vô cùng đau khổ, một năm sau cũng tạ thế. Lúc hấp hối ông có nhắc đến tên LYL….

Tấm hình này đã được tìm thấy trên mạng từ lâu nhưng không có lời bình luận, phải chăng HCM đã bí mật đi thăm gia đình bên LYL hay làm lể cưới … với Lâm Y Lan: Lễ Cưới…? Gia đình bên vợ LYL …?

Lâm Y Lan được giao nhiệm vụ làm “vợ” Hồ Chí Minh

Sau đó, HCM từ từ kể lại mối tình mười năm với NTL gợi đến niềm tâm sự, nước mắt bỗng nhiên trào ra. LYL nghe tâm sự, bất giác cũng cảm như mình lâm vào cảnh ngộ ấy, trong lòng vô cùng cảm động. Tiếp đó, Tỉnh ủy Quảng Đông thông báo với HCM hiện tại Hương Cảng rất phức tạp, đặc vụ Quốc Dân Đảng có mặt khắp nơi, không có việc gì chúng không dám làm, nên dặn đi dặn lại LYL phải bảo vệ HCM an toàn. Lúc ấy, Đào Chú nửa đùa nửa thật bảo: “Các bạn nên nhớ, đến một ngày hai “vợ chồng” trăm tuổi, Y Lan tuyệt đối không được bỏ rơi “phu quân” mà không quản lý đấy nhé”, làm LYL, vốn là một tiểu thư chưa chồng, hai má đỏ lựng. Lấy danh nghĩa người “vợ”, LYL chăm sóc HCM trong sinh hoạt thường ngày vô cùng tận tình, chu đáo làm cho HCM đặc biệt cảm kích, đã có lúc muốn thổ lộ tình cảm, nhưng vì thời cơ chưa chín muồi nên trong lòng vẫn trù trừ. LYL thấy HCM nói với mình những lời chân thành, thâm tâm đã có phần ưng ý, nhưng vì là phận nữ nhi, không tiện nói ra. Lúc chia tay, HCM ôm lấy LYL, dùng khăn tay lau nước mắt cho cô: “Hãy cứng rắn lên, đừng để kẻ thù cười chúng ta mềm yếu”, nói rồi lấy quyển nhật ký đưa cho LYL: “Tâm sự của tôi đều ở trong này, sẽ cùng đi với em”…
HCM với bạn gái Đặng Dĩnh Siêu (bên phải) và Thái Sướng (bên trái) trong chuyến viếng thăm Lô Sơn bí mật của HCM và chưa 1 lần ghé thăm Tăng Tuyết Minh (vợ Tàu của NAQ) – Chụp lại từ “HCM sinh bình khảo” trang 251 (http://xoathantuong.tripod.com/tn_qualua.htm)
HCM chỉ mặt aó đại cán còn NAQ thì thích thắt cravate.

Kiểm tra tỷ mỉ các tấm ảnh chân dung từ sau năm 1933 kèm theo hồ sơ, bất kể là HCM chủ trì các hội nghị lớn nhỏ, phát biểu trước đồng bào toàn quốc, cũng như các chuyến xuất ngoại sang Liên Xô, Trung Quốc, Ấn Độ hay nước Pháp… đều chưa thấy ông đeo cravate. Nói chung, trang phục thường xuyên của Hồ Chí Minh chỉ là loại quần áo đồng màu như Lenine hoặc Tôn Trung Sơn. Cách ăn mặc này có phần chất phác, không mấy coi trọng hình thức, thậm chí còn có vẻ quê mùa. Đây là kiểu sinh hoạt rất đặc biệt của Hồ Chí Minh.

HCM (với áo đại cán) / Phạm Văn Đồng và phái đoàn tham dự đều thắt cravate tại “Hội nghị Fontainebleau 22.6.1946


NAQ tham dự Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tại Tours 25.12.1920

Ngược lại, cách ăn mặc của Nguyễn Ái Quốc lại tỏ ra rất hợp thời trang. Ví dụ, năm 1907, lúc NAQ 17 tuổi, rời nhà vào Huế học hệ sơ học Trường Quốc học, bị bạn bè trêu chọc, chế giễu đã chủ động cắt tóc ngắn, trang phục như trào lưu thời thượng. Tại nước Pháp, Liên Xô hay Trung Quốc, cho dù gặp lúc kinh tế quẫn bách, nhưng tại các cuộc họp, NAQ vẫn tạo mọi điều kiện để mặc Âu phục, thắt cravate. Những tấm ảnh còn lại được lưu trong hồ sơ của ông đã chứng thực nhận xét trên. Trong “Thê thiếp và nhân tình của Hồ Chí Minh”, “Lĩnh Nam di dân” từng viết: “Con gái Vera Vasilieva từng nói với Sophie Quinn Judge ‘Nguyễn Ái Quốc ăn mặc cực kỳ chỉnh tề và đúng mốt thời trang’. Ông ta thường phối hợp màu sắc một cách hài hòa khiến mọi người đều phải chú ý vào chiếc cravate. Hơn nữa, trên người Nguyễn lúc nào cũng phảng phất mùi nước hoa càng tăng thêm vẻ lịch lãm”. Phía sau tấm ảnh chân dung dường như còn ẩn giấu nỗi đau buồn của câu chuyện tình thời trai trẻ.

Nguồn: Hồ Chí Minh sinh bình khảo (Khảo cứu về cuộc đời Hồ Chí Minh)
Tác giả Hồ Tuấn Hùng / Thái Văn chuyển ngữ.

—————————

Với những tài liệu đã được gỉai mã thì có 4 nhận định sai lầm về HCM:

1) HCM là người VN và có công dành độc lập / thống nhất cho dân tộc VN ?

Đúng ra Hồ Chí Minh là tên tình báo Tàu ( bí danh là thiếu ta tình báo Hồ Quang và tên thật là Hồ Tập Chương – câu chuyện Hồ Sĩ Tạo là ông nội của HCM cho nên Nguyễn Tất Thành đổi tên họ Hồ là chuyện lừa bịp của bọn sử nô / văn nô CSVN để đánh lạc hướng dư luận nghi ngờ cái tên Hồ có nguồn gốc Tàu của HCM !)

Trong sách “Hồ Chí Minh: Những năm tháng chưa được biết đến” của Sophie Quinn‐Judge cũng có nói đến HCM có liên quan đến Khách Gia (Hakka) và vài trò thiếu tá tình báo Hồ Quan của Bát Lộ Quân/Hồng Vệ Binh:

…Người đàn ông ăn vận như một học giả và người đàn bà mặc trang phục Khách Gia (Hakka ‐ ND) [63]. Người Pháp nhận diện người đàn ông này là Hồ Chí Minh. Có thể là Hồ Chí Minh đã hy vọng gặp được hai đại diện từ Hà Nội tại biên giới.Nhưng theo lời kể của Giáp, ông và Đồng đã đợi ở Côn Minh cho đến đầu tháng 6 trước khi Hồ,giờ được gọi theo bí danh cũ từ Hồng Kông là Vương, xuất hiện…..

….Hồ được phong chức thiếu tá trong quân đoàn Bát Lộ Quân, dường như việc này đã giúp ông di chuyển dễ dàng hơn trong cơn hỗn loạn. Sau khi ở lại Diên An, ông tìm đường đi xuống phía nam để đến Trùng Khánh, nơi ấy ông tham gia vào đại đội của Chu Ân Lai vào đầu năm 1939. [26] King Chen nhớ lại rằng ông đã tham gia vào đoàn tuỳ tùng của tướng Diệp Kiếm Anh, vị tướng này sau khi rút lui khỏi Vũ Hán đã được bổ nhiệm trông coi Khoá Đào Tạo Chiến Tranh Du Kích Tây Nam tại Hành Dương (Heng Yang ‐ ND) thuộc tỉnh Hồ Nam [27]. Một tài liệu của Trung Quốc về hoạt động của Hồ trong tập đoàn Bát Lộ Quân nhấn mạnh rằng ông đã di chuyển dưới sự bảo trợ của ĐCS Trung Quốc, và đã nói rằng ông cũng hoàn tất mọi nhiệm vụ thường nhật trong một văn phòng liên lạc, ở tại Quế Lâm cũng như Hành Dương, khoảng 350 dặm về phía bắc. Văn phòng liên lạc Quế Lâm có lẽ đã được dùng làm nơi thu thập tin tức tình báo cho ĐCS Trung Quốc…

2) NĐM là con của HCM/Nông Thị Trưng và Nguyễn Tất Trung con của HCM / Nông Thị Xuân ?

Đúng ra NĐM là con rơi của 1 tên tình báo TQ với nào đó với Nông Thị Trưng. Nông Thị Trưng làm nữ giao liên giữa HCM với nhóm tình báo TQ ở bên kia biên giới nên có khả năng Nông Thị Trưng phải ăn nằm với nhiều tên tình báo TQ ở bên kia biên giời và đã có con với một trong nhưng tên tình báo người Tàu, còn Nguyễn Tất Trung cũng có khả năng là con rơi của NTX và BT-CA Trần Quốc Hoàn ( theo như bức thư của người tình của cô Vàng – em họ NTX – thì Hoàn đã cưởng dâm NTX ngay từ lúc NTX vừa đưa đến Hà Nội ):

Chị Xuân thất thểu đi ra khóc nức nở, ôm choàng lấy em. Em hỏi nó nắm tay chị, sao chị không văng vào mặt nó để nó dắt đi ? Chị Xuân vừa nức nở vừa nói : Đau khổ nhục nhả lắm. Chị phải nói hết để các em tha tội cho chị. Từ hôm chị mới về nhà này, có một bà già độ 60 tuổi ở một buồn dưới nhà, vợ một cán bộ Công an đã chết, lên thân mật nói chuyện với chị rằng : Sao cô ở đây một mình ? Bạn đàn bà để tôi nói thật cho cô biết. Cái lão đem cô về đây là một tên côn đồ lưu manh, dâm ô tàn ác vô kể. Tôi xin kể một vài chuyện cho cô nghe. Ông Lương Khánh Thiện, một Uỷ viên Trung ương, bị đế quốc Pháp giết có con gái tên là Bình. Chị Đường, vợ anh Thiện đem con gái gởi bác Hoàn nhờ bác tác thành cho. Lão Hoàn đã hiếp nó, nó chửa rồi chọn một tên lưu manh vào làm Công an để gả cô Bình làm vợ. Lão lại đem một cô gái có nhan sắc nhận là cháu, cũng hiếp cô gái này cho tới chửa, rồi giết chết quăng xác xuống hồ Ha Le để khỏi mang tiếng. Cán bộ Công an nhiều người biết chuyện của nó, nhưng không ai dám hở răng, vì sợ lão vu cho tội gì bắt giam rồi thủ tiêu.

Nghe chuyện đó chị cũng khủng khiếp, nhưng lại nghĩ là nó đối với mọi người khác, còn đối với mình thì nó đâu dám. Nhưng chỉ được mấy hôm sau chị nghe tiếng giầy đi nhè nhẹ lên gác, chị chạy ra thì thấy nó đi lên nhếch mép cười một cách xõ lá. Nó chào chị rồi đi thẳng vào nhà, nó ôm ghì lấy chị vào lòng rồi hôn chị. Chị xô nó ra nói : “Không được hỗn, tôi là vợ ông chủ tịch nước”. Nó cười một cách nhạo báng : “Tôi biết bà to lắm nhưng sinh mệnh bà nằm trong tay tôi”. Rồi nó lại nói : “Sinh mệnh tất cả dân tộc Việt nam, kể cả bố mẹ anh chị nhà bà cũng nằm trong tay tôi. Tôi muốn bắt ở tù, thủ tiêu đứa nào tuỳ ý. Và tôi nói cho bà biết cụ già nhà bà cũng không ngoài tay với của tôi.” ( Bức Thư Mật Liên Quan Đến Cuộc Đời Của Hồ Chí Minh Ðăng ngày 14 tháng 03 năm 2003 )

3) “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” là của HCM ?
Thật ra tài liệu này do nhóm tuyên vận tình báo TQ viết bằng tiếng Tàu và được ra mắt thế giới vào năm 1947 để chuẫn bị chính thức “mạo danh” HCM là Nguyễn Ái Quốc VN.

4) Hồ Chí Minh Toàn Tập hay Di chúc HCM là do HCM tự viết ?

Đúng ra toàn bộ những bài viết bằng tiếng VN la do thư ký Vũ Kỳ ( cũng là người Tàu và làm phụ tá tình báo cho HCM) và Biên Tập báo Nhân Dân (Tổng Biên Tập là Hoàng Tùng ) viết thay cho HCM và HCM không viết được tiếng Viết là yếu điểm của HCM.

Sau đây là 11 lý do để khẳng định HCM không phải là người VN:

1) Trong là thơ thứ 2 viết tay gởi cho Stalin xin chỉ thỉ và giúp đở CCRD HCM viết tên mình theo âm Tàu ( Ho Shi Min ) và ký tên bằng tiếng Tàu với danh nghĩa là cho cá nhân mình, còn là thớ thứ nhất là đại diện cho Đảng lao động Việt Nam (Tiền thân đảng CSVN ) thì HCM ký tên mình bằng tiếng việt là Hồ Chí Minh và đây mới là bút tích thật sự của HCM ( http://baotoquoc.com/2010/12/27/hai-…ruộng-dất/ ):



Các bạn hảy nhìn cho kỷ con số 9 trong ba là thư viết tay của HCM – Vũ Kỳ – Nguyễn Tất Thành thì đúng là 3 cách viết con số 9 khác nhau.

2) HCM không viết được tiếng VN nhưng nói và viết tiếng Tàu như tiếng mẹ đẻ:

Vâng, tôi xin nói đơn giản, hôm nay (ngày 7/11/2008) đồng chí Chủ tịch LHHNVN Vũ Xuân Hồng tặng tôi Kỷ niệm chương “Vì hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc”. Lần đầu tiên tôi sang Việt Nam là vào tháng 11/1965, sang học tiếng Việt. Hồi đó Việt Nam đang trong hoàn cảnh chiến tranh, Mỹ đang ném bom bắn phá miền Bắc Việt Nam. Ba tháng sau khi sang Việt Nam (tháng 2/1966), đích thân Bác Hồ đã mời lưu học sinh Trung Quốc chúng tôi đến Phủ Chủ tịch ăn cơm với Bác, Bác ân cần hỏi từng người một. Nếu ai quê ở Quảng Đông thì Bác nói tiếng Quảng Đông, nếu quê ở Bắc Kinh thì Bác nói tiếng phổ thông, quê ở Thượng Hải thì bác nói tiếng Thượng Hải. Bác có thể nói được rất nhiều tiếng địa phương của Trung Quốc và chúng tôi cảm thấy rất thân mật. Sau đó chúng tôi cử một đại biểu đại diện phát biểu với Bác và tôi là người được vinh dự đứng lên phát biểu. Kỷ niệm đó đối với tôi không bao giờ quên. Sau này, chúng tôi còn được gặp Bác hai lần nữa, một lần Bác vào thăm Đại sứ quán Trung Quốc và một lần Bác đi thăm lưu học sinh chúng tôi, sau đó thì Bác sức khỏe yếu nên chúng tôi không được gặp Bác nữa.
Nguồn: Trò chuyện với Đại sứ Trung Quốc Hồ Càn Văn – 21/11/2008

Một phần tác phẩm “Ngục trung nhật ký” là của HCM – Một phần của NTNK là của một người tù được nhốt chung với HCM.

Tóm lại: NAQ viết rành tiếng Việt và Pháp và hoàn toàn không viết được tiếng Tàu và Nga trước năm 1933 và HCM thì ngược lại sau năm 1933: HCM viết rành tiếng Tàu và Nga nhưng không viết được tiếng Việt và Pháp. Các bạn thử tìm ra cho được một bản nháp viết tay bằng tiếng Việt hay Pháp của HCM sau năm 1933 !!!

3) HCM chưa một lần đi thăm Tăng Tuyết Minh, người vợ Tàu của Nguyễn Tất Thành nhưng có thì giờ đi thăm gia đình và những bạn gái người Tàu cũng như gia đình LYL.

4) HCM chưa bao giờ chánh thức về thăm quê nhà của Nguyễn Tất Thành. Câu chuyện HCM đã 2 lần “không chánh thức” về Nghệ An với tác phong như 1 tên trộm là hoàn toàn bịa cũng như câu chuyện bà chị có đến Hà Nội thăm người em NTT của mình và bác Bùi Tín vẩn còn tin là chuyện có thật và cũng là lý do để bác bỏ sách viết của Hồ Tuấn Hùng:

Tôi đưa ra vài dẫn chứng: sau khi ông Hồ về ở Hà Nội tháng 8-1945, bà Thanh chị ruột ông Hồ ra gặp ông, 2 người lập tức nhận ra nhau, và ông Hồ trở lại nói hoàn toàn giọng Nghệ An, với âm sắc riêng của vùng Thanh Chương – Nam Đàn, hỏi thăm rất nhiều người trong họ đã chết và còn sống.

Bà Thanh còn nhìn 2 tai ông , mũi và cằm ông, nói: “đúng là 2 tai, mũi và cằm của thằng Công thời trẻ”.

Rồi năm 1957, khi ông Hồ về thăm quê cũ ở Kim Liên, ông đi ngay vào ngõ bên trái nhà ông khi xưa, không đi vào cổng mới làm sau này, sau đó tự ông sang lò rèn phía trái để hỏi thăm các cụ ở lò rèn xa xưa, nơi ông thường qua lại khi còn bé.

Làm sao một người Tàu quê ở đảo Đài Loan lại có thể nói tiếng Nghệ An, lại theo thổ âm Nam Đàn, và nhập vai trọn vẹn là em ruột bà Thanh, và về quê Kim Liên xa lạ, lại am hiểu địa hình và nhân vật làng quê cũ xa xưa thuần thục đến như vậy! ( Nguồn x-cafevn.org )

5) Nguyễn Tất Thành bị bệnh lao nặng vào năm 31/32 và ở thời điểm này chưa có thuốc trị bệnh lao:

Theo GS Hồ Tuấn Hùng , tác gỉa sách “Hồ Chí Minh Sanh Bình Khảo”, thì NAQ đã chết vì bệnh lao phồi nặng ( trước đệ nhị thế chiến chưa có thuốc để trị bệnh lao phổi) và đã được làm lễ truy điệu và an táng ờ LX vào năm 1932. Sau đó HCM / Hồ Tập Chương là 1 người Tàu đã âm thầm “chuyển hoa ghép cây” biến thành nhân vật NAQ với sự đồng tình của CSLX/CSTQ để tiếp tục sứ mạng “Phát triển sự liên hợp trận tuyến giữa 2 đảng CSTQ và CSVN”.

6) HCM chi mặc áo đại cán như Mao/Chu và chưa bao giờ bận áo dài khăn đóng VN cũng như bộ đồ Vét như NAQ :

NAQ rất thích chưng diện áo vét thắt cà vạt còn HCM chỉ xuất hiện trước công chúng trong bộ quần áo đại cán và theo như lời của GS Hồ Tuần Hùng thì người ta chưa bao giờ thấy HCM mặt áo vét thắt cà vạt như NAQ thời trai trẻ.

7) HCM chưa bao giờ vinh danh những vị anh hùng VN như Quang Trung – Trần Hưng Đạo – Ngô Quyền.

8) HCM đã ra lệnh cho BT-CA TQH giết Nông Thị Xuân vì đã phát hiẹn hay nghi ngờ HCM không phải là người VN và không dám chung đụng với phụ nử VN vì sợ phát hiện ra được gốc Tàu của mình.

9) HCM ra lệnh “toàn quốc kháng chiến” đánh Pháp sau WW2 củng như sau đó đánh Mỹ cho đến hết người VN cuối cùng là hoàn toàn sai lầm và không cần thiết. HCM dùng VN như vòng day bảo vệ cho TQ và làm đường ra biển đông sau này

10) HCM lúc chết đi chỉ mong được gặp Các Mát / Lê Nin chớ không phải về với ông bà tổ tiên theo truyền thống của dân tộc VN hay về với các vị anh hùng VN.

11) HCM lúc gần chết chỉ mong được một y tá TQ hát cho nghe một bài ca TQ:

Chiều hôm đó sức khỏe của Bác đã có chuyển biến tốt lên một chút, Bác nói muốn nghe một câu hát Trung Quốc. Các đồng chí đề nghị tôi hát. Tôi nói thật là hát cũng không tốt lắm, nhưng để vui lòng Bác, vì tình hữu nghị Trung-Việt, tôi đã hát một bài hát mà nhiều người thuộc và hát được, bài hát có nội dung chính là ra khơi xa phải vững tay chèo. Bác nghe xong rất vui, Bác nở nụ cười hiền từ. Bác nắm nhẹ tay tôi, tặng tôi một bông hoa biểu thị cảm ơn. Đó là lần thứ ba tôi thấy Bác cười. Và đó cũng là nụ cười cuối cùng của Người.
Nguồn: http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/61…8/Default.aspx

.

—————–

Hồ Chí Minh sinh bình khảo (Khảo cứu về cuộc đời Hồ Chí Minh)

Hồ Tuấn Hùng
Thái Văn chuyển ngữ
-

Thiên IV #1 :

Khúc ca buồn về chuyện hôn nhân tình ái (Hôn nhân luyến tình đích bi ca)

Hồ sơ hôn nhân Hồ Chí Minh
Trong bài “Nguyễn Ái Quốc (NAQ) chết rồi sống lại”, tôi đã nhấn mạnh, vào mùa thu năm 1932, Nguyễn Ái Quốc chết vì bệnh lao phổi; người xuất hiện sau này tuyệt đối không phải NAQ mà chính là Hồ Tập Chương, làm nhiều chuyên gia nghiên cứu về Hồ Chí Minh (HCM) đặt câu hỏi nghi ngờ. Trong quá trình viết cuốn sách này, tôi đã tham khảo không chỉ một vài tài liệu mà thực chất đã tiếp cận hàng đống hồ sơ, do đó đã phát hiện ra những điều bất hợp lý thậm chí mâu thuẫn nhau trong cuộc đời nhân vật lịch sử này. Vấn đề quan trọng nhất là cần phải khách quan và trung thực trên cơ sở những chứng cứ khoa học, đồng thời hết sức tránh thái độ cực đoan do thành kiến, nhằm loại trừ những sai lầm để tìm ra sự thật.


Nguyễn Ái Quốc
Nghiên cứu hồ sơ hôn nhân, tình ái của Hồ Chí Minh chính là để làm sáng tỏ Nguyễn Ái Quốc là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh là Hồ Chí Minh, người này không thể là người kia và ngược lại. Hôn nhân, tình ái của Nguyễn Ái Quốc cần được phân biệt giữa Breiere, Tăng Tuyết Minh với Nguyễn Thị Minh Khai (NTMK). Hôn nhân tình ái của Hồ Chí Minh cũng phải được phân biệt giữa Lâm Y Lan (LYL), Đỗ Thị Lạc (ĐTL) và Nông Thị Xuân (NTX). Một số cuộc hôn nhân, tình ái này đã được đề cập rải rác trong “Truyện Hồ Chí Minh” của Willam J.Duiker và “Những năm tháng Hồ Chí Minh mất tích” của Sophie Quinn – Judge, quyển 2, nguyệt san “Vũ Hán văn sử tư liệu” (Đại lục) với bài “Hồ Chí Minh và người vợ Trung Quốc Tăng Tuyết Minh”, nguyệt san “Nhân Dân Văn Trích” (Đại lục) có bài “Mối tình sống chết giữa Hồ Chí Minh và Lâm Y Lan”. Về phía Việt Nam (VN) có tác phẩm “Chị Minh Khai” của nhà văn Nguyệt Tú, “Việt duệ Hoa nhân Lĩnh Nam di dân” chuyên san có bài “Thê thiếp và tình nhân của Hồ Chí Minh”. Nói chung, các tác phẩm trên đều có những phát hiện và trình bày, phân tích về tình trạng hôn nhân, tình ái của Hồ Chí Minh tương đối đúng sự thực. Tuy nhiên, về phía nhà nước VN, những người lãnh đạo cao cấp đều ra sức phản bác, cũng như lúc sinh thời, Hồ Chí Minh chưa bao giờ thừa nhận mình từng có vợ có con. Họ coi Hồ Chí Minh là thần thánh, biểu tượng tối cao của sự nghiệp cách mạng, nên sẵn sàng nhắm mắt, bịt tai trước sự thật lịch sử. Hôn nhân của Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh là hiện thực khách quan, được bạch hóa tại nhiều hồ sơ lưu trữ, không thể xóa bỏ được vết hằn lịch sử.

Từ sau năm 1933 cho đến lúc qua đời, Hồ Chí Minh không bao giờ thừa nhận các quan hệ hôn nhân, gia đình, nhưng trước năm 1933, tình trạng hôn nhân của NAQ lại được công khai rõ ràng. Nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) cường điệu chuyện Hồ Chí Minh vì sự nghiệp độc lập giải phóng dân tộc mà hy sinh tình cảm cá nhân, bởi vì họ không muốn và cũng không dám đối mặt với một sự thật chết người, ấy là Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh không phải là một. Không còn cách nào khác, các nhà lãnh đạo cao cấp, thông qua bộ máy tuyên truyền, đã lợi dụng những chuyện cường điệu, bịa đặt về thứ tình yêu “đồng chí cộng sản” để nấp sau tấm màn nhung, điều khiển vở hài kịch “trộm rồng đổi phượng”, “dời hoa tiếp cây”…

Chuyện hoang đường về đạo đức thánh nhân

Trong nhận thức của một số người, ấn tượng phổ biến về việc ông HCM không có vợ con là bởi sự nghiệp cách mạng, vì độc lập dân tộc nên dã hy sinh hạnh phúc gia đình. Đại sứ Trung Quốc (TQ) Lý Gia Trung đã viết trên tờ “Thế Giới Tân Văn” ngày 11 tháng 7 năm 2005 như sau: “HCM vì sự nghiệp cách mạng chấp nhận sống độc thân, không xây dựng gia đình, không vợ không con”. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, vào những năm năm mươi, các nhà lãnh đạo VN đã từng có ý sắp đặt một nữ tthanh niên ưu tú bên cạnh Bác để giúp đỡ Người trong công tác cũng như sinh hoạt. Thế nhưng, khi người phụ nữ ấy được đưa đến, HCM lại bảo: “Bác ở đây không có việc gì, cháu hãy về cơ quan công tác cho tốt”. Có lần HCM tâm sự với các nhân viên phục vụ về nguyên nhân mình không xây dựng gia đình: “Thời trẻ, Bác bôn ba nước ngoài, đi đến đâu cũng được phụ nữ để ý, chỉ hiềm lúc ấy Bác đang họat động

© 2016 About Us | Terms & Conditions