Hồ Chí Minh, một gián điệp hoàn hảo (Kỳ 1)


Huỳnh Tâm (Danlambao) - "...Rất tiếc có một số trí thức của đảng cộng sản vẫn âm u trí tuệ, không thấy được sự giả trá của Hồ Chí Minh để rồi viết lên lời ca tụng lộ liễu, không khác nào những mũi tên tẩm thuốc cực độc ám sát cả dân tộc Việt Nam, như những bài của Nguyễn Trọng Hoàn, Nguyễn Đăng Lâm..."
Chúng tôi khám phá cả hai (2) tập thơ "Ngục Trung Nhật Ký" (狱中日记) hay "Nhật ký trong tù" nguyên bản và sao lục, viết từ ngày 29 tháng 8 năm 1932 đến ngày 10 tháng 9 năm 1933. Khẳng định rằng, hai tập thơ này hoàn toàn không phải thủ bút của Hồ Chí Minh, bởi chúng tôi có nguyên bản tập thơ, cùng những bản công văn, báo cáo viết từ năm 1940 đến tháng 6 năm 1968, và thư pháp, nay công bố tư liệu cả một đời người của Hồ Chí Minh. Toàn bộ nội dung bí mật, bao quát những diễn biến điệp vụ, sẽ được tuần tự diễn giải trong mọi chi tiết, ngoài ra còn có những mật danh sử dụng vào việc công văn, báo cáo cho tình báo Hoa Nam, chưa hề tiết lộ như trong bài viết: "Hai trăm mười tám (217) bí danh, biệt danh, bút danh của Hồ Chí Minh". [1]

Bạn đọc chắc chắn nhận diện được Hồ Chí Minh là ai, tổ chức bí mật nào đứng sau lưng tạo dựng tên tuổi Hồ Chí Minh, sau khi có mặt tại Việt Nam với tư cách gì, tiếp nhận mệnh lệnh từ đâu, công văn, báo cáo gửi cho đầu não cấp lãnh đạo nào của họ Hồ, và Hồ thực hiện những gì thành công hay chưa kết quả, từ khi Hồ Chí Minh xuất hiện cho đến lúc chết, thể xác được bao bọc bởi lớp vỏ nào tinh vi nhất. Tất cả những hoạt động của Hồ Chí Minh đều nằm trong kế hoạch bí mật đã bao trùm lên đất nước Việt Nam cho đến ngày nay (2014).
Kính mời bạn đọc dùng kính lúp soi rọi, theo dõi tiến trình xây dựng nhân vật Hồ Chí Minh, khám phá muôn ngàn bí mật đã đem đến hệ lụy đối với dân tộc Việt Nam qua 2 tập thơ của họ Hồ. Trước hết, bạn đọc lưu ý nguyên bản và bản sao lục của tập thơ 1 và tập 2 không cùng nội dung, còn một điểm khác "động trời" hơn nữa là 2 tập thơ với 2 thủ bút khác nhau. Cuối cùng mời bạn đọc, cầm chìa khóa mở tung cánh cửa thực hư, đi tìm sự thực tung tích đời người qua kho tàng công văn, báo cáo thủ bút của Hồ Chí Minh và toàn bộ thư pháp. Chúng tôi nhất định tuần tự loan tải tư liệu bí mật thành nhiều ký trong loạt bài này. Và đôi lời đa tạ những bạn thân, chấp nhận tiếp cận tài liệu và dịch thuật hầu cống hiến bạn đọc. 
* Năm 1945. Chu Ân Lai, Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông bí mật cụng ly tại Trung Nam Hải, trước khi đưa quân vào Việt Nam đồng chúc mừng chiến thắng. Nguồn: Tư liệu Hoa Nam.
Diễn giải nội dung của 2 tập thơ "Nhật ký trong tù" (狱中日记), theo nguyên bản và sao lục ở dưới, làm tiêu chuẩn khám phá 2 thủ bút không đích thực của Hồ Chí Minh, cùng so sánh từng nét thủ bút của hai (2) kẻ vô danh, và thủ bút công văn, báo cáo chính thức của Hồ Chí Minh đang lưu trữ tại Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CPC), Cục tình báo Hoa Nam (中国情报胸卡) cùng những thư pháp của Hồ lưu trữ tại Viện bảo tàng Cách mạngHà Nội, và Viện bảo tàng Hồ Chí Minh.
Hy vọng bạn đọc rút ra được một chứng nghiệm lịch sử, cho thấy nhiều vấn đề cần luận giải, ngõ hầu soi sáng nhận thức được Hồ Chí Minh là ai, đã bao lâu nay, tung hoành, khuynh đảo đưa đất nước Việt Nam trở về thời đồ đá, mà vẫn che kín được thân phận nấp trong một công cụ bí mật tuyệt hảo của Hoa Nam. Tuy thế, nhưng mọi sự vật đã có xuất hiện thì cũng có phơi bày sự thật, mọi bức màn phủ kín của Hồ Chí Minh cũng không ngoại lệ, bởi thời gian là một định luật chứng nghiệm thực giả. Và khi phát hiện con người giả, chính đảng viên phải bỡ ngỡ không thể chấp nhận vì họ Hồ đã tự phơi bày sự thực và hiện nguyên hình một gã cướp nước, dù tình báo Hoa Nam đã phủ lên thân xác Hồ Chi Minh bằng nhiều ngôn từ cung kính, tuyên truyền hướng dẫn dư luận phải gọi Hồ Chi Minh với danh xưng là "Cha già dân tộc". Hoa Nam còn dựng đứng và thần thánh hóa Hồ Chí Minh, đưa họ Hồ vào lòng dân tộc Việt Nam, tạo ra một huyền thoại dị hợm, buộc dân tộc Việt Nam công nhận từ cổ kim không có nhân vật thứ hai, kể cả Vua Hùng cũng không được vinh dự thần thánh này!
Hãy nấu chảy một sao lục tập thơ. "Nhật ký trong tù", thủ bút không để lại tên tuổi. 
Phiên bản, sao lục tập thơ "Nhật ký trong tù" vô chủ, viết từ ngày 29/8/1932 đến ngày 10/8/1933, hiện lưu trong tủ Hoa Nam. Khi sang đến tay "Bác" tập thơ khai man trẻ lại 10 tuổi (29-8-1942 đến 10-9-1943). Ban dịch thuật và sao lục ngụy tạo những năm không tương xứng với ngày Hồ Chí Minh lao lý trong nhà giam Trung Quốc. Nguồn: Tư liệu Hoa Nam.
Hoa Nam sao lục tập thơ "Nhật ký trong tù" lập thành một phiên bản mới, bởi đây là nét chữ của một tay mơ, không giỏi chữ Hán. Bút pháp của Hồ Chí Minh khác xa, có kiến thức hơn, mang phong thái của một người Hán trung lưu. Nay được lãnh đạo Hoa Nam giao công tác nhận đại một tập thơ bá vơ làm của mình và ngay bản thân Hồ Chí Minh cũng chưa bao giờ thấy nguyên bản "Nhật ký trong tù". Từ đó cho đến nay (2014) nhân dân Việt Nam chỉ thấy được tập thơ giả tạo này, chưa ai thấy nguyên bản, và do đó đã trở thành huyền thoại. Đảng và nhà nước Việt Nam cho trưng bày tại Viện bảo tàng Cách mạng Hà Nội, và Viện bảo tàng Hồ Chí Minh.
Hoa Nam sao lục lại tập thơ vô chủ trên, chứng tỏ Hoa Nam muốn giới thiệu tập thơ, thuật viết chữ Hán non tay, người ta có thể đoán được tuổi và người. Bút pháp cho thấy nhân vật này độ ngoài 50 tuổi, chưa mài ghế nhà trường, vì một khi viết, chữ Hán phải nằm trong ô kẽ của trang giấy, thẳng hàng không được viết cẩu thả, nói đến thơ ca càng khó hơn, khi viết, chữ không được to hay nhỏ phải đều nhau, và buộc nghiêm chỉnh thẳng hàng theo ô kẻ. Ở đây kẻ viết láu tháu, có tính buông trôi và bi quan. Còn một điều khác lạ nữa là tập thơ không ghi tên tuổi tác giả, điều này cho thấy chính tác giả vô danh của tập thơ này đã không tự tin về mình, có ít nhiều biểu lộ nội dung tập thơ quá tầm thường, cho nên không nhất thiết đề tên tuổi trên đầu tập thơ, tuy ít học nhưng ý thức được giá trị sống.
Theo hồ sơ mật của Hoa Nam mã số (pfzwhn32tt4875): "...Lúc bấy giờ người cộng sản cần cướp chính quyền bất chấp hậu quả, đào tạo một lãnh tụ cho Đông Dương quá khó, chi bằng thủ thuật tráo trở, vốn đã có biệt tài xoay xở, bấm độn tìm người cần kíp. Hoa Nam vận dụng mọi ma kế, bất chấp thủ đoạn để đạt đến mục đích riêng, chạy theo thời gian trong lúc khẩn cấp đang cần thành lập mật khu "Pác Bó" không thể đưa một người Hán vào biên giới Trung-Việt, dù Hồ Chí Minh đã có thừa bản lĩnh nhưng không thể đưa đến mật khu vào lúc này! Hoa Nam đã chọn lựa nhiều nhân vật cũng không phù hợp. Cuối cùng lấy quyết định chọn Hồ Chí Minh giả danh tộc Việt, vì Hoa Nam tìm mãi cũng không ra một người Việt có xu hướng chính trị Vô Sản. Trước đó, họ tuyển chọn được Nguyễn Ái Quốc, nhưng không may anh ta lại là người của KGB, và là tên gián điệp nhị trùng, làm tình báo cho Pháp với trách nhiệm tiếp cận, xâm nhập vào những nhóm người Việt sống tại Paris và tỉnh Marseille miền Nam nước Pháp, cuộc đời ngắn ngủi anh ta bị Moskva thủ tiêu. Người thứ hai được tuyển chọn là Nguyễn Tất Thành, sau đó ở tù Hương Cảng cũng không qua khỏi tử hình, vì tội làm điệp viên KGB. Năm đó Tất Thành hưởng dương đúng 40 tuổi (1892-1932).
Mưu đồ của Hoa Nam được xem đến đây tuyệt lộ, chọn người đã có chủ, thế nhưng nhu cầu làm sống lại Nguyễn Tất Thành mới quan trọng, muốn nối lại một nhịp cầu cách mạng cướp giựt, thay da đổi thịt, tô vẽ tiểu sử một nhận vật ở trong tầm tay của Hoa Nam, tuy nhiên bản năng sinh tồn phải vượt trội của một người gián điệp cần phải có, đi đôi với khả năng bẩm sinh thực tài trí, đối với Hoa Nam rất cần đến loại người này nhưng khó tìm.
Một lần nữa tình báo Hoa Nam thất vọng. Lúc này Lưu Thiếu Kỳ vừa kiêm nhiệm lãnh đạo Cục Hoa Nam, muốn chứng tỏ với Mao Trạch Đông về khả năng tình báo của ông. Lưu Thiếu Kỳ đưa ra nhiều giải pháp và Mao chấp nhận "Áo Đen Đông Dương", đề nghị tất cả thành viên thuộc cấp lãnh đạo Hoa Nam tìm kế hoạch khả thi nhất, thực hiện công tác đảo lộn Đông Dương.
Tuần lễ sau, những lãnh đạo Hoa Nam cho biết, hiện có lưu một thư mục báo chí xuất bản vô chủ, trong đó có tập thơ "Ngục Trung Nhật Ký" (狱中日记).
Lưu Thiếu Kỳ lấy quyết định sao lục tập thơ "Nhật ký trong tù" của vô danh nào đó ở Trung Hoa. Từ lâu Hoa Nam đã tậu được tập thơ này, nay đem ra thực hiện việc lớn, cho nên lãnh đạo Hoa Nam giễu cợt gọi nó là "Nhật ký trong tủ", ẩn ý muốn nói, tập nhật ký vô chủ lưu trong tủ không ngờ nay hữu dụng đem ra dùng với tên giả Hồ Chí Minh. Thế là phiên bản "Nhật ký trong tù" chào đời, cùng đi với người vô cảm đến một xứ xa lạ. Riêng nguyên bản "Nhật ký trong tù" tiếp tục ngủ yên vĩnh viễn trong tủ tư liệu; tuy trước đó, lãnh đạo cục tình báo đề nghị thiêu hủy tập thơ này.
Với một thủ đoạn mới, Hoa Nam dựng đứng nhân vật Nguyễn Tất Thành và cho sống lại, bằng cách Hồ Chí Minh tự nhận là Nguyễn Tất Thành vẫn sống và có sáng tác được một tập thơ Hán. Lương tâm của người bình thường không cho phép bóp méo mọi chân thực của một nhân vật khác, thế nhưng Hồ Chi Minh làm được, miễn sao người ta tin Nguyễn Tất Thành còn sống, chứng minh tác phẩm thơ "Nhật kí trong tù" đang có trên tay, ghi ngày, tháng, năm na ná trùng hợp năm Nguyễn Tất Thành sinh trưởng. Từ đó người chết, thơ vô chủ được cài cắm vào Hồ Chí Minh hứa hẹn đưa dân tộc Việt Nam vào một ngõ rẽ thống trị của Cộng sản phương Bắc.
Thậm chí sau này, nhân dân Việt Nam thờ phụng tập thơ cướp, bá vơ của Hồ Chí Minh, nó được luông tuồng trong thi ca Việt Nam, dù tập thơ không ra gì, đảng Cộng sản vẫn phải đưa vào chương trình giáo dục trong đảng và nhân dân, buộc ca tụng thánh nhân, làm vật gối đầu, đêm đêm ngủ yên ổn nhờ nằm mơ thấy "Bác". Trong chính trị Cộng sản không luận bàn nhân cách lương thiện, tình báo Hoa Nam cũng không ngoài mục đích cướp đoạt, một bộ phận vô luân lý với những xảo thuật bất minh không hề câu nệ (Xem Hậu Hắc Học - Lý Tôn Ngô), cướp một tập thơ vô chủ tạo ra bút pháp hiện diện, sao chép lại nguyên bản tập thơ hoán đổi phụ bản, tập thơ rẻ tiền không giá trị đưa vào giáo dục nhân dân Việt Nam học văn hóa Hán, lấy một thể xác đã chết từ lâu, phẫu thuật lại tráo người sống, lấy một con giun Nguyễn Tất Thành hóa rồng Hồ Chí Minh của Đông Dương.
Toàn Cầu Báo Trung Quốc (中国俱乐部) bình luận về tập thơ "Nhật ký trong tù" vô chủ và phiên bản mạo bút, tiếp theo Quân ủy Trung ương Trung Quốc(中国中央军事委员会CPC) thời Lưu Thiếu Ký, tiết lộ:
"− Hoa Nam, thực hiện một điệp vụ nan vấn, dàn dựng vở kịch đã đạt đến đỉnh cao chiến lược, độc đáo nhất trong đoạn Hồ Chí Minh nhăn nhó, tỏ ý không hài lòng 133 bài trong tập thơ "Nhật ký trong tù", viết từ ngày 29-8-1932 đến 10-9-1933, rất tiếc không đề xuất xứ, chỉ biết một lãng nhân nào đó người Trung Hoa, đương nhiên đồng chí Hồ Chí Minh cầm nhầm "Nhật ký trong tù", để rồi canh cánh bên mình một dấu ấn tiểu sử không lấy gì làm đẹp cho lắm.
Sau đó đảng Cộng sản Việt Nam của Hồ Chí Minh tạo dựng thêm một phiên bản hai mới hơn Hoa Nam nhưng không đúng thời gian tính:
- Phiên bản hai, "Nhật ký trong tù", sao lục bất minh, nội dung không thay đổi, tuy nhiên thêm vào 1 bài thơ mới, tổng cộng 134. Vấp phải lỗi lầm thay đổi năm xuất hiện tập thơ (29-8-1942 đến 10-9-1943), thay vì 29-8-1932 đến 10-9-1933. Thế là có đến 2 tập thơ phiên bản "sao y thất bổn" bản mới, xuấn hiện sau 10 năm, đưa đến thời gian không phù hợp cho tập thơ "Nhật ký trong tù" cũng vào năm ấy Nguyễn Tất Thành ở trong tù tại Hương Cảng.
Diễn biến thực hiện phiên bản hai "Nhật ký trong tù", miêu tả lãnh tụ Hồ Chí Minh khổ nạn, bi thương, lâm ly, và hấp dẫn theo nghĩa một câu chuyện tồi. Vào tháng 8 năm 1942, Hồ Chí Minh bị cảnh sát huyện Quế Hệ Hương (桂系乡), bắt tại biên giới Trung-Việt, giam những nhà tù của Tưởng Giới Thạch, sau đó di chuyển đến nhà tù huyện Tĩnh Tây (靖西), Thiên Bảo (天保), Đức Bảo (德保), Điền Đông (田东), Bình Qùa (平果县), Phù Tuy (扶绥县), Vũ Ninh (武鸣), Tân Dương (宾阳), huyện Vĩnh (荣), Nam Ninh (南宁), Long Tuyền (龙泉), Điền Đông (东填), Quả Đức (绩德), Long An (龙安), Đồng Chính (龙安), Bào Hương, 在主, Lai Tân (谭丽), Liễu Châu (柳州), Quế Lâm ( 桂林) thuộc tỉnh Quảng Tây广西. Và Túc Vinh Vu (足荣圩) tỉnh Trùng Khánh (重庆), di chuyển đi, di chuyển lại trên 30 nhà tù của 13 huyện tỉnh Quảng Tây và tỉnh Trùng Khánh. Ra tù ngày 10 tháng 9 năm 1943. Bọn Quốc Dân Đảng Tưởng Giới Thạch ác thực, đày ải "Bác" trải qua 1 năm "Bác" trong tù, thêm một lần nữa "Nhật ký trong tù" thủ vai giả mạc. Trong khi ấy Hồ Chí Minh sống nhởn nhơ và bình an tại vùng Việt Bắc giáp biên giới tư trị của người Choong. [2]
Ngoài ra còn có những con người Việt đáng khinh bỉ hơn cả Hoa Nam, họ đua nhau, ca tụng tập thơ "Nhật ký trong tù" để mưu cầu sự sống, vay mượn Hồ Chí Minh làm đầu mối sáng tác về những huyền thoại kỳ dị, dùng con chữ công phu thêu dệt, từ không tưởng mơ hồ, biến chúng thành ý tưởng chưa bao giờ hiện thực, vô hình chung biến những tác phẩm ấy thành phản tác dụng, thành những tác phẩm đần độn nhất, lưu truyền trong dân gian một thời đại để làm trò cười. Một tội ác khác, tập đoàn Hoa Nam (Cộng sản Việt Nam) nhồi nhét đưa vào giáo trình học đường tẩy não tuổi trẻ Việt Nam, ngoài xã hội cả nước học tập bình thơ, theo hướng chỉ đạo của "Bác", quyết chí ngu dân.
Rất tiếc có một số trí thức của đảng cộng sản vẫn âm u trí tuệ, không thấy được sự giả trá của Hồ Chí Minh để rồi viết lên lời ca tụng lộ liễu, không khác nào những mũi tên tẩm thuốc cực độc ám sát cả dân tộc Việt Nam, như những bài của Nguyễn Trọng Hoàn: "Nhật kí trong tù - những giá trị trường tồn". Nguyễn Đăng Lâm: "Nhật ký trong tù, văn kiện lịch sử vô giá, tác phẩm văn học lớn". Phương Thúy/VOV.VN: "Nhật kí trong tù" - Một hồn thơ trong một nhân cách văn hóa - Bằng ngôn ngữ đời thường, nôm na nhưng "Nhật kí trong tù"của Bác Hồ luôn được coi là áng văn mẫu mực.... ". NS Huy Thục: "Bác Hồ là vị cứu tinh cho nhạc phẩm của tôi". Lê Cường: Thơ tiên tri của Chủ tịch Hồ Chí Minh - một giá trị văn hóa v.v…. Chúng tôi không thể kể hết những thành phần trên, hẹn dịp khác. Hy vọng quý cây bút hãy sống thực lòng mình, viết bằng tâm tư can đảm, nhận diện, phân tích thủ bút của Hồ Chí Minh, đừng cầm nhầm hay lớn tiếng tung hô tên bán nước "cha già dân tộc".
Tập thơ "Nhật ký trong tù" vô chủ, được những nhà xuất bản và tái bản tại Hà Nội, mà Hồ Chí Minh cố ý cầm nhầm với ngụ ý đẩy đưa dân tộc Việt Nam cướp thơ Hán ư? Không như người Hán đến nước Việt Thường (Việt Nam) xem một con rùa 1.000 năm, trên mai có chữ Khoa Đẩu, dâng cho Đế Nghiêu (2358 TCN). Sau đó kẻ Hán cướp rùa chữ Khoa Đẩu, chạy trốn cho đến ngày nay.
Theo hồ sơ báo cáo của Hoa Nam, mật mã [vnđltq2587e45]: ".... khai thác trong giới Văn nghệ Việt Nam, cũng có những người mượn "Nhật ký trong tù" làm bùa hộ mạng hay lấy nó làm bước đường thăng tiến... Hoa Nam bảo trợ trên 16 lần tái bản....". Nguồn: Images Net.
Tình báo Trương Định Chế (张定制) gửi văn thư về Cục Hoa Nam có mật mã [vnđltq2587e45]. Cho biết những "bon chen" trong giới văn nghệ đảng Công sản và nhà nước Việt Nam, không phải là không có những tên tồi, chỉ biết sống theo lệnh hay vô tình gián tiếp làm việc cho Hoa Nam, họ không hay biết Hoa Nam âm thầm thực hiện chiến lược văn hóa Hán tràn vào đất nước Việt Nam, và những bài viết của họ ca tụng hết lời, hai tay bưng Hồ Chí Minh lên đỉnh cao thần thánh văn học, họ tính toán quyền lợi trên lương tri, chỉ biết chạy theo lợi, quên bẵng ngày sau có người phê phán, thực sự họ sống trong ý tưởng hành nghề viết văn thuê. [3]
Bài tham khảo của học giả Lê Hữu Mục, "Ngục Trung Nhật Ký" cũng khẳng định không phải của HCM. Xin trích nguyên văn dẫn chứng:
".....Một sự kiện bất thường hình bìa tập thơ ghi rõ ngày 29/8/1932 đến 10/9/1933. Khi sao lục và dịch thì lại sửa thành ngày 29/8/1942 đến 10/9/1943? Hồ Chí Minh vẫn còn đó không đính chính, giữ mãi thái độ lặng im cho đến ngày chết. Nếu Hồ Chí Minh làm ra những bài thơ này vào giai đoạn 1942-1943, tại sao Trần Dân Tiên (bút danh của Hồ Chí Minh) không đề cập tới những sáng tác của ông khi cho ra cuốn "Những Mẩu Chuyện về Đời Hoạt Động của Chủ Tịch Hồ Chí Minh" vào "1948? Đây là một cuốn sách được dịch ra nhiều thứ tiếng trong đó ông Hồ tự viết về mình, tự ca ngợi đánh bóng cá nhân ông ta. Những bài thơ hay như vậy mà ông không nhớ ra để ghi chép vào sách hay sao?" [4]
Chúng tôi tìm được nguyên bản tập thơ "Nhật ký trong tù" (狱中日记), thủ bút của kẻ vô danh. Cho thấy những phiên bản trước đây, phát xuất từ Hoa Nam, giả bút bản gốc, đủ chứng minh tập thơ này nhất định không phải của Hồ Chí Minh, càng nhận diện được tính giả trá của Hoa Nam và đảng cộng sản Việt Nam không bao giờ giới hạn mưu lợi-quyền. 
Tập thơ nguyên bản "Nhật ký trong tù" (狱中日记), với bút pháp dày dạn từ đầu bút tiết ra một lượng mực trung bình, viết nhẹ tay đều đặn, mạnh mẽ trong nét chữ sắc sảo nhưng không thoải mái, có trình độ học vấn, man mác sắc thái mênh mông, phong thái của một người Hán đã từng trải nghiệm cuộc đời. Nếu đem so sánh bút pháp nguyên bản của kẻ vô danh và phiên bản mạo nhận của Hồ Chí Minh "Nhật ký trong tù". Người ta nhận diện 2 bộ chữ khác nhau, lòi ra sự giả quá rõ ràng, nếu không có nguyên bản ắt nhiên khó ai biết được Hồ Chí Minh cướp tập thơ của thiên hạ, từ đây nhân dân Việt Nam có quyền ca ngợi "Hồ già cướp thơ". Nguồn: Hoa Nam lưu trữ nguyên bản "狱中日记" (Nhật ký trong tù).
Đã đến lúc đảng cộng sản Việt Nam và Hồ Chí Minh phải rút ra một bài học cướp tập thơ "Nhật ký trong tù" (狱中日记), hãy trả lại cho người ta, và tất cả những tập thơ đã ấn loát nay đóng khuôn triện đỏ (Bác Cầm Nhầm). Hy vọng "Bác" thực hiện được điều này!
Đất nước Việt Nam có quá nhiều chuyện lạ, nhất là thơ-văn tiếu lâm từ khi có "Bác" du nhập. Do nguyên nhân từ căn điểm phiên bản tập thơ "Nhật ký trong tù" (狱中日记), đưa đến mỉm cười chua chát, bởi lời thơ ấy của "Bác" đứng trên thời đại chưa bao giờ sáng lòa trong đêm đen tối của lịch sử Việt Nam hôm nay.
Cũng nên chú ý một cách tường tận, sau khi tập thơ lên kế hoạch điệp vụ, Hoa Nam mới vẽ thêm đôi tay bị xiềng, nắm chặt lại đưa lên, do đó không có tính cảm xúc. Chi tiết hơn, nguyên bản và phiên bản "Nhật ký trong tù" hai hình bìa khác nhau. Nguyên bản, vẽ đôi tay bị xiềng màu mực nhạt, còn phiên bản màu mực đen đậm và nhiều nét hơn, cho thấy dù Hoa Nam có thừa khả năng cho mấy hay khéo suy tưởng cũng có những điểm sơ hở bởi dối trá không thể nào che giấu sự thật cả đời.
Sau khi khám phá tìm hiểu cả 2 tập thơ nguyên bản và phiên bản "Nhật ký trong tù" của kẻ vô chủ trên.Trong đầu của chúng tôi, luôn luôn có cảm giác ám ảnh lành lạnh, biết được nguồn máy Trung Cộng sáng tạo lãnh tụ Hồ Chí Minh qua tập thơ, cùng lúc có những cán bộ cao cấp người Hán đưa vào cai trị Việt Nam bằng phương thức tráo người bất minh. Những thập niên sau này Trung Quốc trực tiếp đào tạo cán bộ lãnh đạo trung ương đảng cộng sản Việt Nam tại Viện Chính trị Quế Lâm.
Tiếp theo, chúng tôi khám phá được một kho tàng nguyên bản công văn, báo cáo bút tích đích thực của Hồ Chí Minh, hiện nay vẫn còn lưu trữ trong các cơ quan của Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CPC) hay Cục Hoa Nam tại Bắc Kinh. Nay chúng tôi công bố những tư liệu này, hy vọng nhân dân Việt Nam cùng nhau nhận diện Hồ Chí Minh là ai. Đảng cộng sản Việt Nam tôn vinh tư tưởng trần trụi của Hồ Chí Minh để làm một bình phong vì đảng cần sống trong vòng tay của Trung Cộng.
Những nguyên bút tích của Hồ Chí Minh đủ chứng minh, soi tỏ trước dư luận với những dữ kiện lịch sử 74 năm (1940-2014) đã đưa đất nước, dân tộc Việt Nam vào con đường tận cùng điêu linh, lạc hậu, mất lãnh thổ, lãnh hải, tất cả đều nằm trong kế hoach bành trướng của Trung Quốc.
Năm 1945, theo mật báo của Trương Định Chế (张定制) tình báo Hoa Nam, gửi bản tin từ Hà Nội cho Bắc Kinh:
- Báo cáo viên Hồ Chí Minh, trực tiếp gửi những công văn về Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CPC), từ đó trình lên Chủ tịch Mao Trạch Đông sau khi được chuẩn y chuyển đến Lâm Bưu, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, v.v... Cục tình báo Hoa Nam lưu trữ hồ sơ, văn kiện thủ bút của Hồ Chí Minh tại mã số (ythq159ha587).

Nguyên bản, Công văn mã số 380 của "Bác", cũng được lưu trữ tại Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CPC). Tất cả công văn viết bằng ngôn ngữ Quan thoại, trình độ học vấn đại học của một người Hán phong lưu, bút pháp dày dạn, chữ sắc bén ở phần đuôi, thiên hạ Hán cho đây là loại chữ mã tấu, nếu so sánh bút pháp của nguyên bản "Nhật ký trong tù" vô chủ kia và phiên bản, dĩ nhiên bút pháp của Hồ Chí Minh trội hơn trăm lần. Tuy nhiên cá tính khác thường, mẫu người lơ láo, mưu ma, chước quỉ chỉ thích hợp cho công việc gián điệp hơn là lãnh tụ, sau này Hồ Chí Minh vừa là gián điệp cho Trung Quốc vừa là lãnh tụ đảng Cộng sản Việt Nam, một vung tay trời tội ác. Nguồn: Nguyên bản, Công văn mã số 380, Hoa Nam lưu trữ.
Về nguyên bản, bút tích chữ Hán của Hồ Chí Minh, trong nội dung công văn mã số 380, viết theo thuật ngữ gián điệp, chứa những ẩn hàm đặc biệt có quá nhiều mật ngữ, thành ngữ, mật danh, mật mã, bí mật điệp vụ. Lối viết văn này chỉ để cấp lãnh đạo của đảng và bộ tham mưu điệp vụ mới biết thuật ngữ trong tài liệu, chỉ cần một dấu chấm trọng yếu, Bắc Kinh sẽ thảo ra một kế hoạch hành động, chứng tỏ "Dân Thụy" một gián điệp thượng thặng được đào tạo chính qui, thuở đó chỉ có Học Viện Võ Bị Quân Sư Chính Trị Hoàng Phố.
Vả lại, nếu công văn này bị đánh rơi hay mất cắp, người sở hữu khó hiểu nội dung của nó, tuy nhiên nếu công văn mã số 380 rơi vào những cơ quan tình báo quốc tế sẽ được giải mã tức khắc. Ắt nhiên, Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam chưa bao giờ thấy qua những công văn của Dân Thụy gửi cho Bắc Kinh, nếu đã thấy qua không khác nào kẻ trộm liếc mắt nhìn vào một toa "thuốc bắc" của "Bác" để rơi đâu đó. Cũng có thể tình báo đảng Cộng sản Việt Nam không dám giải mã bí mật "Bác bán nước" hay không đủ khả năng biết con chữ Hán, do đó những công văn của "Bác" tự nó đã bí mật, nhân dân Việt Nam không bao giờ biết được công văn mã số 380, chứa nội dung "tội tày trời" của Bác và Trung Cộng. Một lý do đặc biệt khác "Bác" bán nước không thể viết chữ Việt được xin thông cảm, hai nữa chữ Việt "Bác" viết không lưu loát, bởi "ý từ" không đủ miêu tả công văn chứa đầy ẩn nghĩa của một gián điệp cần chuyên chở.
Chúng tôi quá lý thú, sau khi khám phá được người giả, việc giả hiện nguyên hình Hồ Chí Minh qua tên Dân Thụy, tất nhiên phải công bố và để hết tâm trí giải mã nội dung nguyên bản những công văn bí mật, cùng lúc phân tích những diễn biến và chi tiết "trùng trùng điệp điệp" qua những điệp vụ của Dân Thụy, tiếp theo tuần tự giải mã 214 công văn, báo cáo còn lại. Cũng là một dịp tặng cho đảng Cộng sản Việt Nam những tài liệu về "Bác Hồ" tài tình để chiêm ngưỡng.
Mời bạn đọc bước qua một thế giới ngôn ngữ gián điệp, tìm hiểu nguyên văn, bút tích của Thành viên Chính trị Cục Tình báo Trung ương Trung Quốc. Mật danh Dân Thụy (thứ 220 của Hồ Chí Minh), đại biểu Chính trị Cục Việt Cộng. Công văn gửi:
- Công văn mã số 380 (năm Thìn). (1) Ngày 26 tháng 3 năm 1947 (Thìn). Trung Hầu Đài Lải. (2) Yết kiến thiết đảng chí tài liệu. (3) Trung Cộng Trung ương. (4) Quốc gia đảng có 20 năm cách mạng, lịch sử đặc biệt là (85 tháng 9) với 1 năm trừ bị phiến tranh. (5) Cố nhiên phong phú "họp bảo quý linh nghiệm" với Việt Nam. (6)
"Trường kỳ kháng chiến và chiến tranh", tiến tới tái thiết quân đội, củng cố chính quyền kiến lập tân dân xã hội chủ nghĩa, kinh tế, chính trị, và văn hóa Hán theo "chỉ thị của Chủ tịch Mao", có nhiều ý nghĩa vì chúng ta yêu cầu "hệ thống giới thiệu phát xuất" do chúng ta liên hệ với "tài liệu và văn kiện". (7)
1 ‒ Quan hệ Trung cộng cách mạng kinh nghiệm những "mấy vấn đề lịch sử". (8)
2 ‒ Hoàn toàn "qui phục chân lý" của Chủ tịch Mao Trạch Đông. (9)
3 ‒ Đồng chí Mao Trạch Đông yểm trợ quân sự, tin tưởng với tất cả chiến tranh, giáo dục tài liệu như "Dân chủ cách mạng chiến lược" và "Vấn đề chiến tranh đối với ông Thầy" (Mao Trạch Đông) đã tuyển chọn tôi (Hồ) "đúng lúc và cần thiết". (10)
4 ‒ Làm lại "3 phong trào kinh nghiệm", chúng ta tiến tới dịch lại những văn kiện của phong trào. (11)
5 ‒ Trung cộng Trung ương cho cách mạng có liên hệ với chính quyền kiến thiết dân quyền và "bạch gủi" (da trống) làm "viền nhiều vấn đề", lấy chỉ thị tạo thị uy, lãnh đạo, cải tạo trong đảng, có sức lực để tự "giống như cái kiến" (gương) tự xoi thấy mình. (12)
6 ‒ Liên hệ Quốc tế với Trung cộng vấn đề phân tích tình báo "Tây tốc cho mọi quảng bá đến người bên ngoài đảng để nghe chương trình phát thanh". (13)
7 ‒ Vì "bảo chúng" (cải tạo) có thể cấp tốc cho người ta nghe, những báo cáo tăng thêm liên hệ với thời gian. (14)
Thành viên chính trị cục tình báo trung ương.
Đại biểu chính trị cục Việt Cộng.
Ký tên
Dân Thụy (Mật danh thứ 220 của Hồ Chí Minh)
Những nơi lưu trữ công văn mã số 380.
- Đại thuận mật mã: 8.10/16. - Trung cổ thâu mật mã: 11.50/16. - Cục tình báo Hoa Nam.
Mao Trạch Đông xem bản báo cáo chính trị và văn bản "Chính phủ Liên minh" của Hồ Chí Minh. Tướng quân Chu Đức báo cáo thêm bằng miệng một số vấn đề hiện tình Việt Nam. Nguồn: Quân ủy Trung ương Trung Quốc.
Giải mã, nguyên văn, bút tích của Thành viên Chính trị Cục Tình báo Trung ương Trung Quốc (中央情报局的成员政治部主任). Mật danh Dân Thụy (thứ 220 của Hồ Chí Minh), đại biểu Chính trị Cục Việt Cộng (代表当地的越南共产党的政治). Tuần tự, diễn biến theo nội dung công văn, và mọi chi tiết trong 14 điệp vụ do Dân Thụy thực hiện:
(1) Công văn. Mã số 380 (năm Thìn). 调度: 代380码. Ký tên gián điệp Dân Thụy (人瑞). Mật báo, gửi đến Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CPC), trước đó đã gửi những công văn và báo cáo có mã số 001 đến 379.
Ngày 26 tháng 3 năm 1947 (Thìn). Gửi công văn mã số 380.
(2) Nơi gửi đi: Quân ủy Trung ương Việt Cộng. Nơi nhận: Cộng hòa Nhân dân Giải phóng Trung Cộng (共和国中国人民解放).
(3) Dân Thụy (Đệ) gửi Mao Trạch Đông (Huynh) tài

© 2016 About Us | Terms & Conditions