Người Việt Bắc kỳ Hải ngoại

Nguyễn Xuân Nghĩa (Danlambao) - Give me a lot of rice or I’m being a thief
Sau biến cố đau thương 30/4/1975 của người dân Miền Nam, Dân Bắc kỳ- những công dân gạo cội của chính quyền cộng sản cũng bị tác động. Họ thấm đòn không phải vì mất tự do, nhân quyền (những thứ họ chưa từng biết họ phải có như dân Nam) mà họ thấm đòn vì cái đói và cái rách. Viện trợ từ Nga-xô và khối Đông Âu dần hết; không còn vải sợi Triều Châu, bột ngọt và nón cối từ Trung Cộng vì đã xảy ra chiến tranh Biên giới 1979.

Tinh thần “tự sướng” của CS sau nội chiến và Ý thức hệ chiến không khỏa lấp nổi mối lo nạn đói 1945 lặp lại do nền kinh tế kinh tế tập trung bao cấp đang lao nhanh xuống dốc. Nạn phá hoại kinh tế, xã hội, đạo đức một cách vô thức hoành hành ở tất cả các thành phố lớn. (Đốt cháy kho tại cảng Hải Phòng, đánh đắm tàu thuyền, xà lan sau khi đã ăn cắp hết hàng hóa...) Cán bộ, công nhân viên chức lãn công; người ta có thể giết người vì một cái nón cối, một chiếc xe đạp cũ, trong tình trạng thần kinh hoàn toàn tỉnh táo... Rất nhiều quân nhân, trong đó có đảng viên dùng súng ra đường chọn chỗ vắng nấp rình trấn lột người qua đường. Nếu bị bắt, họ trở thành những đảng viên, quân nhân “biến chất”, nếu không họ vẫn là “Anh bộ đội cụ hồ”. Rất nhiều người tìm phương cách vượt biên, học theo cách của người miền Nam, nhưng chỉ với mục đích đi tìm “miền đất hứa”
Mục tiêu của họ là các trại tị nạn ở Hồng Kông, để cập đất các quốc gia giàu có. Họ cũng bị hải tặc, đắm thuyền và cộng sản bắt trở lại, đi tù... như thuyền nhân phía Nam. Nhân thân của họ đủ loại. Đa số trốn đi vì đói, có người trốn khỏi Việt Nam vì phạm tội hình sự. Trong họ cũng có một vài ca sĩ, cán bộ, đảng viên ĐCS và lính tráng- mới hôm qua còn “xẻ dọc Trường Sơn đi giải phóng Miền Nam”. Tuy nhiên lúc ấy trong đầu của bất cứ ai, các nước Anh, Pháp, Canada, Mỹ... chỉ là các nước để họ đến tìm kiếm miếng ăn- Họ không có khái niệm tự do-dân chủ. Họ là công dân của phần phía bắc đặc sịt cộng sản. Trang bị của họ để được coi là tị nạn chính trị gồm vài thuật ngữ “Dân chủ”, “nhân quyền”, mà họ không hiểu nó nghĩa gì. Có kẻ còn mang xuống thuyền các hài cốt trâu bò, nói là hài cốt phi công Mỹ, hy vọng một cách ấu trĩ phía Mỹ cấp nhanh cho một “thẻ xanh”. Khi Cao ủy LHQ về người tị nạn phỏng vấn, có người trả lời khá trôi chảy ở câu đầu: “tôi trốn khỏi Việt vì Việt nam không có dân chủ, Việt Nam vi phạm nhân quyền”. Khi bị tra vấn câu thứ hai, người đó chữa lại: “Tôi đi khỏi Việt Nam vì Việt Nam có “dân chủ” nhưng không có “nhân quyền”. Rất nhiều người đã bị trả về với một khoản trợ giúp 4 triệu VNĐ và lời cam kết với LHQ của nhà cầm quyền VN không bỏ tù họ. May mắn cho những người đi trước mốc đóng cửa các trại tị nạn Hồng Kông (Tôi nhớ đâu như vào tháng 8/1988), họ mặc nhiên trở thành dân tị nạn chính trị mà không phải qua các đợt tra xét của cơ quan tị nạn LHQ. Trong khi chờ đợi được cứu xét, họ tổ chức phe, nhóm, vùng, miền đánh nhau, có cả đốt trại, gây ra nhiều cái chết thảm khốc...
Có một bộ phận người Việt Bắc kỳ đang làm Việt kiều ở hải ngoại, chủ yếu ở các nước cựu CS Đông Âu. Họ là những công nhân đi xuất khẩu lao động, đi du học trốn ở lại, lâu dần trở thành Việt kiều. Có người đi bằng hôn thê giả, bằng cách gom tiền cho các nhóm mafia, vượt qua các biên giới bằng đường rừng, do bọn Mafia tổ chức, họ ủy thác tính mạng vào sự may rủi... Dăm ba năm gần đây bắt đầu xuất hiện những Việt kiều gốc con ông cháu cha, chủ yếu họ đến Mỹ và các nước Tâu Âu. Bố ở Việt Nam tiếp tục làm cộng sản, định hướng dân chúng sống theo XHCN, gửi con sang bên kia sống theo tư bản
Tất cả tạo thành Việt kiều Bắc kỳ mà ai cũng biết.
Ở bài trước tôi đã điểm qua về những người Việt tị nạn cộng sản hải ngoại. Phần này tôi xin nói vài nhận xét về người Việt gốc cộng sản Bắc kỳ ra nước ngoài tị nạn đói khát. 
Họ làm gì khi thành Việt kiều?
Tôi quen ba gia đình có người vượt biên đến Hồng Kông những năm 80s đang định cư ở Mỹ, Úc và Canada (nếu kể cả một gia đình là thân nhân bên vợ tôi- tôi không dám đề cập sâu hơn là bốn). Một người ở Canada làm nghề trồng “cỏ” (trồng cây thuốc phiện trong nhà), một người ở Mỹ làm môi giới hôn nhân giả, một người ở Úc làm nghề trộm cắp trong các siêu thị và gì đó nữa cảnh sát Úc chưa bắt quả tang. Tôi còn biết đến những vụ thanh toán lẫn nhau do cạnh tranh vài hè phố để bán thuốc lá lậu ở Đức khi còn tranh tối tranh sáng, những vụ đốt chợ của nhau ở Séc... Tất cả tạo thành bức tranh có tên “Việt kiều miền bắc” hoặc “Việt kiều cộng sản”.
Bức tranh đó còn đen thêm ở các hành vi trấn áp một phụ nữ người Việt hải ngoại mang cờ VNCH ở quảng trường Vaslap- Praha-cộng hòa czech. (*) Với phong trào đấu tranh cho dân chủ nhân quyền quốc nội, chúng tôi không nhận được một tín hiệu giúp đỡ, ủng hộ hoặc cảm tình nào từ họ và cũng không hy vọng gì ở họ, mặc dù họ đang sống ở các quốc gia dân chủ như Mỹ, Anh, Nauy, Thụy Sĩ...
Bởi vì cái căn nguyên để họ ra đi vẫn còn đó: “Give me a lot of rice or I’m being a thief” (Hãy đưa cho tôi ít cơm hay tôi sẽ trở thành một gã trộm cắp)

Nguyễn Xuân Nghĩa
danlambaovn.blogspot.com

(*) http://phuongdongtimes.com/nguoi-viet-5-chau/nguoi-phu-nu-giuong-cao-co-vang-giua-rung-co-do-o-praha/ 

Source: Dân Làm Báo

© 2016 About Us | Terms & Conditions