Hội nghị Trung ương 12 Đại hội 11 phục vụ ai, đàn áp ai?



Âu Dương Thệ

    * Cách xếp đặt nhân sự ở cấp cao và sự vận hành của bộ máy độc tài toàn trị
    * Đang hình thành một đề án nhân sự mới cho ĐH 11
    * Chủ trương thần phục Bắc kinh và đàn áp những thành phần tiến bộ của dân tộc
    * Chỉ thấy cây mà không thấy rừng: lo tiểu cục hại đại cục!

            Tuy Đại hội (ĐH)11 ĐCSVN còn gần một năm nữa mới diễn ra. Nhưng các hoạt động của đảng và chính quyền từ trung ương cho tới địa phương đều hướng trọng tâm vào cái đinh này. Hôm nay Hội nghị Trung ương (HNTU) 12 bắt đầu họp (từ 22-28.3) với trọng tâm chính là chuẩn bị ĐH 11 vào tháng 1.2011. Tuy HNTU này chưa quyết định chính thức thành phần nhân sự trong Bộ chính trị (BCT). Nhưng trong diễn văn khai mạc TBT Nông Đức Mạnh đã cho biết „Tiểu ban Nhân sự đã chuẩn bị dự thảo Phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương nhiệm kỳ khoá XI.“ Điều này cho thấy đang có những cuộc vận động ráo riết để giữ phần, chia ghế.
            Có những người quan tâm nêu câu hỏi, ai ở và ai đi khỏi BCT trong ĐH 11 sắp tới. Nhưng nếu căn cứ vào quá khứ trong các thập niên vừa qua thì câu hỏi trên không phải là trọng tâm để nắm bắt được tình hình của ĐCSVN. Vì đã có những ĐH rất nhiều người mới vào BCT, kể cả những nhân vật do xuất xứ địa phương đã từng được dư luận cho rằng, sẽ dám đưa hướng đi mới cho đảng, chế độ và đất nước. Nhưng rồi cuối cùng đâu vẫn vào đấy. 
            Những người mới ngồi vào những chỗ mới cao nhất và đưa ra những tuyên bố mới rất hùng hổ: Chẳng hạn như một số ủy viên BCT khi nhận nhiệm vụ quan trọng mới từ 2006 đã hô hoán,  kì này xuất tướng thì tham nhũng không còn chỗ đứng, hay quyết trừng trị quan tham nhũng bất kể người đó là ai, hoặc cơ quan nào để xẩy ra tham nhũng thì người đứng đầu cơ quan đó phải chịu tách nhiệm... Nhưng cho tới nay mọi chuyện vẫn như cũ, tệ trạng tham nhũng của những người có quyền lực càng trắng trợn, những bức xúc trong nhân dân gia tăng hơn, căng thẳng hơn và các vụ đàn áp tôn giáo và chính trị càng tàn bạo và ngang ngược hơn…!
I. Cách chọn lựa nhân sự ở các cấp cao nhất trong đảng, nhà nước và cách vận hành bộ máy quyền lực của chế độ độc tài tòan trị             Khi theo dõi chính sách chọn lựa nhân sự ở cấp cao nhất của chế độ độc tài toàn trị CSVN, nếu chỉ thấy hiện tượng mà không hiểu cơ chế và sự vận hành guồng máy của chế độ này thì không thể thấy tường tận, như chỉ biết cây mà không thầy rừng.  Trong một vở tuồng cần có những người đóng vai hoạt náo, làm khán giả thích thú, hi vọng dù chỉ vài giờ, nhưng được như vậy là đã thành công, vì đã câu khách thu được bộn tiền vào cửa! Như thế người đạo diễn cầm chịch các màn diễn trò đã thành công. Trong chính trị ở VN hiện nay cũng thế, mỗi nhiệm kì ĐH của ĐCSVN kéo dài 5 năm, nếu trước mỗi ĐH những tay phù thủy làm cho nhiều người tin là sẽ có cẩm nang mới thì chế độ độc tài toàn trị vẫn có thể kéo dài để các quan tiếp tục tham nhũng và cưỡi đầu cưỡi cổ nhân dân.
            Trong một sân khấu bao gồm hai loại người: những hoạt náo viên và đạo diễn. Đạo diễn chọn lựa các hoạt náo viên và chỉ huy các hoạt náo viên đóng vai trò thích hợp. Đạo diễn là người có quyền lực quyết định trong vở tuồng. Các họat náo viên tỏ ra thích thú với vai trò của mình, vì được giao các vai trò quan trọng và được hưởng các bổng lộc cao nên trung thành với đạo diễn. 
a) Khép kín, hàng dọc và cai trị độc quyền lâu đã làm sói mòn tài năng và nhân cách             Một cách hình tượng, trong ĐCSVN cũng tương tự như vậy. Nhất là một đảng đã nắm độc quyền toàn bộ xã hội liên tục từ cả trên nửa thế kỉ. Quyền lực phải tuân theo một cơ chế đã định sẵn. Đó là: Lãnh tụ = Đảng =  Dân tộc = Việt Nam. Nghĩa là, lãnh tụ nói tức là Đảng nói. Tiếng nói của Đảng là tiếng nói của dân tộc của toàn dân VN!  „Đảng là đạo đức, là văn minh“ „Trung với Đảng“…, nghĩa là phải trung với lãnh tụ cũng từ đó mà ra. Đây là cái Logik của độc tài không ai được phép đặt lại vấn đề!
            Xét theo tiến trình văn minh của nhân loại vào thời đại của thế kỉ 21 thì công thức xây dựng đất nước như thế là lập lại cách cai trị độc đoán và dã man của thời  phong kiến Trung cổ. Trong thời đại hiện nay thì nó cực kì lạc hậu,  phản động, phản dân chủ và rất nguy hại cho nhân dân và đất nước. Nhưng đối với những người cầm đầu CSVN thì trước sau lại là văn minh, dân chủ nhất (dân chủ XHCN)!  Những công thức và lí luận này giống như đúc chế độ phong kiến: Thiên tử là do trời sai làm vua, là đại diện tự nhiên của nhân dân. Nay: Đảng độc quyền và lãnh đạo toàn diện là sứ mệnh tất yếu của lịch sử! Chỉ có tên gọi thì khác nhau.  Tuy rằng, khẩu hiệu của chế độ độc tài toàn trị là diệt trừ phong kiến!
            Về cách tổ chức và điều hành có sự khác biệt căn bản giữa các chính đảng trong chế độ dân chủ đa nguyên (DCĐN) và một đảng độc tài toàn trị như ĐCSVN. Ở các xã hội DCĐN các chính đảng dân chủ theo cách tổ chức mở và công khai. Các đảng bộ địa phương có toàn quyền tự do quyết định thành phần nhân sự cao nhất trong đảng bộ, có sự ứng cử và tranh cử công khai vào các chức vụ then chốt trong ban chấp hành ở các cấp đảng bộ. Nhờ đó tạo ra những cuộc tranh cử dân chủ giữa các đảng viên có uy tín và khả năng. Chính nguyên tắc này khiến cho các chính đảng trong các xã hội DCĐN luôn luôn sinh động, cải tiến, không tẻ nhạt  và cổ hủ như trong một đảng độc tài. 
            Nhưng cách tổ chức và điều hành của ĐCSVN từ trước tới nay vẫn giữ nguyên tắc khép kín, hàng dọc, từ các đại hội đảng bộ địa phương cho tới đại hội đảng toàn quốc đều do cấp có thẩm quyền cao hơn quyết định. Kết quả là thành phần nhân sự trong  cấp ủy (tức cấp lãnh đạo của một đảng bộ) ở huyện, quận do cấp ủy cấp tỉnh, thành phố (tức tỉnh ủy hoặc thành ủy) quyết định. Còn nhân sự cấp ủy của đảng bộ tỉnh hay thành phố do Trung ương đảng quyết định, mà thực tế là trong tay BCT. Các ủy viên Trung ương đảng (TUĐ) thì do BCT quyết định, trong thực tế không phải 15 ủy viên BCT như hiện nay quyết định, mà thường chỉ có vài người có quyền lực lớn nhất trong BCT (đạo diễn chính trị) quyết định thay, các ủy viên khác trong BCT chỉ là ngưới ăn theo, nói theo và làm theo mà thôi. Họ chỉ là những hoạt náo viên của một vài đạo diễn.  
            Ngoài qui luật độc tài, trong cách tổ chức và chọn lựa nhân sự còn một yếu tố khác cũng làm tăng thêm sự kìm kẹp và ngột ngạt của ổ máy cai trị, đó là ĐCSVN đã độc quyền cai trị VN suốt gần 60 năm qua (từ 1954 ở miền Bắc và từ 1975 toàn VN). Vì thế, các con đường tiến cử nhân tài theo phương thức tuyển chọn người theo trình độ chuyên môn, uy tín, đạo đức…một cách công khai và dân chủ như ở các xã hội DCĐN đã bị bịt kín theo với thời gian đảng này độc quyền. Trong chế độ độc tài toàn trị và độc quyền cả trên nửa thế kỉ thì chỉ còn ngõ duy nhất là phải vào và theo đảng, trung thành với lãnh tụ và những người có quyền lực. Tiến cử nhân sự theo cách này cuối cùng, như cựu ủy viên TUĐ Tướng Đặng Quốc Bảo, nguyên Bí thư Đoàn Thanh niên CS HCM và Trưởng ban Khoa giáo trung ương đã nói rất đúng, chỉ toàn những phần tử nịnh bợ, vâng dạ!

            Cho nên, trong chế độ này leo lên đỉnh cao trong TUĐ, nhất là BCT phải vượt qua nhiều cửa ải, phải chứng tỏ lòng trung thành với lãnh đạo, phải vào vây cánh của những người có quyền lực nhất. Nghĩa là họ phải để mất cá tính, lòng tự trọng, tròn trĩnh như những viên sỏi ở bãi biển. Họ phải từ bỏ đạo đức phổ thông và truyến thống và phải chấp nhận „đạo đức cách mạng“. Cần hiểu rõ nội hàm của „đạo đức cách mạng“ mà những lãnh tụ CS độc tài bảo thủ định nghĩa và bắt người dưới quyền phải thực hành: Đó là trung với Đảng, tuân lệnh lãnh tụ một cách tuyệt đối. Cho nên các đảng viên CS phải thi hành triệt để các chỉ thị của cấp trên, mặc dù nó trái với lương tâm mình và truyền thống đạo đức dân tộc và  văn minh của nhân loại. Cụ thể như khi Hồ Chí Minh ra chỉ thị phát động phong trào „cải cách ruộng đất“ vào giữa thập niên 50 của thế kỉ trước thì việc con cái, họ hàng và bè bạn đứng ra tố khổ cha mẹ, người thân hay bạn hữu đấy là „đạo đức cách mạng“, là „lập trường gia cấp“. Đảng viên nào không tham gia hoặc chống lại thì bị liệt vào „theo lập trường đạo đức tiểu tư sản, phản động.. „ bị thanh trừng ra khỏi đảng, mất chức, nhiều khi còn bị tù kể cả thủ tiêu. Các đảng viên lôi cha mẹ, người thân hay bạn bè ra tố khổ được đề cao là đảng viên gương mẫu, trung với đảng và lãnh tụ, đó là những đảng viên có „đạo đức cách mạng“!
            Cách đào luyện và tuyển chọn nhân sự của chế độ độc tài toàn trị cũng giống như tên phó mộc trong bài thơ „Cây gỗ vuông“ của thi sĩ rất nổi tiếng và có nhân cách Hữu Loan vừa qua đời trong cô đơn, bạc đãi. Tên phó mộc đã dùng rìu, bào, búa, đục làm tròn trạnh các cây gỗ tùy tiện theo ý mình. Những cây gỗ vuông nào không chịu vào khuôn phép thì bị đập, bị bẻ gẫy nổi tiếng như Phan Khôi, Nguyễn Hữu Đang, Hữu Loan, Trần Dần, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Hoàng Minh Chính, Trần Xuân Bách….hay hàng triệu người VN bị thủ tiêu, giết hại trên 60 năm qua từ Bắc chí Nam !
„Tôi, cây gỗ vuông chành chạnh suốt đời
Ðã làm thất bại âm mưu
đẽo tròn
để muốn tùy tiện
lăn long lóc
thế nào
thì lăn lóc.
Chân lý đấy
hỡi
rìu
bào
phó mộc. „
           Nói tóm lại, trong chế độ độc tài toàn trị, người lãnh đạo chính là những tên phó mộc, bọn đao phủ, cũng có thể đóng vai đạo diễn, là người chọn lựa và cầm trịch điều khiển các hoạt náo viên. Đây chính là các tay phù thủy của quyền lực. Còn các hoạt náo viên khi nhẩy lên được ghế cao thường rất thỏa mãn, khi làm nhiệm vụ giao phó họ thường tự an ủi và hãnh diện là phục vụ đảng, khi phải đưa ra quyết định thường dùng cài dù  „tập trung dân chủ“, „tập thể lãnh đạo“ để bào chữa sự thiếu bản lãnh của chính mình và phủ nhận trách nhiệm. Đặc biệt ở VN tâm lí nhường nhịn, cả nể „9 bỏ làm 10“ rất phổ biến lại càng là đất dụng võ để những phần tử độc tài tự do chuyên quyền. 
b) Điển hình là „triều đại“ Đỗ Mười –Lê Đức Anh              Sân khấu trong BCT ĐCSVN ít nhất là từ cuối thập niên 80 của thế kỉ trước đã trở thành rất đặc biệt của những người đóng vai trò ảo thuật, múa rối dưới sự chỉ huy của một số tay phù thủy.  Khi Liên xô bước vào giai đoạn tàn rụi, chế độ CSVN mất hết chi viện tiền bạc và hậu thuẫn của Mạc tư khoa, trong khi ấy lạm phát phi mã 600-700%, nạn đói đe dọa cả nước, hàng trăm ngàn bộ đội VN bị sa lầy trong chiến tranh ở Kampuchia (KPC) chống Pol Pot do sự đỡ đầu của Bắc kinh (BK) và VN hoàn toàn bị phong tỏa kinh tế, ngoại giao của Tây phương. Chế độ đang như sợi chỉ treo ngàn cân.  Câu hỏi trung tâm được phe bảo thủ nêu ra lúc đó là: Làm thế nào cứu vãn chế độ thoát khỏi hiểm nguy? (Chứ không phải làm thế nào để nước thoát khỏi nghèo đói.) 
            Chính vào thời điểm đó một vài người có quyền lực nhất vừa mất hoặc sức khỏe không cho phép thì những người bảo thủ và có quyền lực còn lại đã không trực tiếp công khai đứng ra nắm quyền, nhưng đã đưa Nguyễn Văn Linh lên làm Tổng bí thư (TBT), được thổi lên làm như là một ngôi sao sáng, nhiều hi vọng có đổi mới nhanh và toàn diện. Với khẩu hiệu rất kêu „đổi mới hay là chết“.   Trước đó trong tư cách Bí thư Thành ủy HCM, Nguyễn Văn Linh đã được khuyến khích viết những bài tố rất mạnh, tố rất đúng các „quan cách mạng đỏ“ đã biến thái thành những quan tham nhũng. Cố tạo trong dư luận, làm như Nguyễn Văn Linh là con người đổi mới thật sự! Nhờ thế tạo một dư luận rất hồ hởi khi ấy, như kẻ sắp chết khát đang tới bờ một giếng nước! 
            Nhưng đứng đằng sau sân khấu những người cầm trịch đã kìm kẹp chỉ cho phép Nguyễn Văn Linh làm hoạt náo „đổi mới“ trong những giới hạn mà họ gọi là „đổi mới nhưng không đổi mầu.“ Nghĩa là cứu chế độ thoát ra khỏi vòng vây để rồi củng cố lại. Các tay phù thủy chính khi đó là Đỗ Mười và Lê Đức Anh lo về hành động và Nguyễn Đức Bình lo trong tư tưởng.
            Đến khi thấy tình hình cho phép thì họ gạt Nguyễn Văn Linh ra ngoài và trực tiếp tự chỉ huy để không bị „chệch hướng“ ra khỏi quĩ đạo XHCN, thâm ý là tiếp tục độc quyền cho ĐCS và từ đó bảo vệ quyền-tiền của chính họ. Sau đó họ giao cho Võ Văn Kiệt, một người vẫn được coi là có tư tưởng cởi mở cả trong kinh tế lẫn chính trị, giữ chức Thủ tướng để tiếp tục „đối mới nhưng không đổi mầu“ và họ ban bố Cương lĩnh chính trị 1991 thanh toán những đồng chí đòi đổi mới thực sự bằng cách đòi đi cả hai chân (kinh tế và chính trị) như Trần Xuân Bách, hay chống việc ngả theo Bắc kinh như Nguyễn Cơ Thạch. Từ đó nhóm cầm đầu quay đầu về phương Bắc, sang Thành đô (9.1990) cúi đầu trước Giang Trạch Dân và Đặng Tiểu Bình, rồi phải bỏ phần mở đầu chống Bắc kinh trong Hiến pháp mới 1992.
            Phương châm hành động để giữ độc quyền của họ vẫn được họ tự ca tụng là khôn ngoan, sáng suốt đó  là „bất biến, vạn biến“. Để thực hiện mục tiêu cứu chế độ độc tài toàn trị (bất biến), họ đã đề ra các nhiệm vụ chính trị (vạn biến) phải giải quyết lúc đó: 1. Hòa với BK. 2. Rút ra KPC và giảm quân số để bớt gánh nặng cho  kinh tế. 3. Đổi mới kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp qua việc hủy bỏ các hợp tác xã và để nông dân tự do canh tác…… 
            Để phục vụ một  trong các nhiệm vụ này họ đã để 4 tướng lãnh vào BCT trong  ĐH 6 (1986) (trong tổng số 13 Ủy viên). Đây là con số lớn nhất từ trước tới nay được vào cấp cao nhất của đảng. Khi đó nhiều người không hiểu tưởng rằng, các tướng đang có quyền (cờ đang trong tay các tướng). Nhưng thực ra đây là cách để bắt các tướng phải thi hành các chính sách mà những người cầm trịch sẽ thi hành thời gian sắp tới liên quan tới lãnh vực quốc phòng và quân đội nhiều khi đi ngược lại quyền lợi của quân đội, như đã nói ở phần trên, ấy là rút bộ đội khỏi KPC,  giảm quân số và hòa với Trung quốc (TQ).
            Cũng theo mưu kế này, những người cầm trịch trong sân khấu chính trị tại ĐH 10 (2006) đã để đến 6 người xuất thân từ miền Nam vào BCT (trong số 14 ủy viên), một con số kỉ lục từ trước tới nay.  Lúc đó nhiều người đã nghĩ là, như thế thì phe „đổi mới phóng khoáng“ của CS miền Nam đang thắng và tất sẽ có đổi mới nhanh cả trong chính trị nữa! Nhưng bốn năm đã trôi đi, câu trả lời cho hi vọng trên đã được thực tế trả lời: đâu vẫn vào đó! Tuy nhiên, nếu hiểu rõ nội tình và hoàn cảnh ngặt nghèo của nhóm độc tài bảo thủ khi đó thì mới thấy rõ phương châm hành động „bất biến, vạn biến“ khiến họ đã phải chọn giải pháp nhân sự này.  
            Phải thấy rõ những khó khăn cực lớn trước ĐH 10 khi ấy mới thấy sự nhượng bộ bề ngoài, nhượng bộ chiến thuật của những người cầm trịch: Vụ tham nhũng cực kì nghiêm trọng PMU 18 lúc đó đã làm rung động triều đình đỏ, các đòi hỏi hạch tội Lê Đức Anh của Tướng Võ Nguyên Giáp và nhiều nhân vật cao cấp khác đã về hưu về vụ Tổng cục II và T4, các kêu gọi dân chủ hóa nội bộ đảng của cựu TT Võ Văn Kiệt đã được sự hưởng ứng rất mạnh của dư luận trong và ngoài đảng. Hai người cầm trịch khi đó là Đỗ Mười, Lê Đức Anh đã phải thí vài quân tốt, phải bỏ kế hoạch đưa thêm vây cánh vào TUĐ và BCT, nhưng quyết giữ lại Nông Đức Mạnh để dễ sai khiến và tiếp tục duy trì một vài nhân vật thân tín trong BCT để đóng vai trò dìu dắt trực tiếp, trong đó đáng kể nhất là Nguyễn Phú Trọng. Sau ĐH 10 những người cầm trịch đứng đằng sau BCT và trực tiếp trong BCT đã từng bước cải thiện và nắm chủ lại tình hình. Những hoạt náo viên năng nổ như Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết tuy tuyên bố rất nổ, ngon lành lúc ban đầu, nhưng cuối cùng vẫn phải đi vào „lề bên phải“ theo các quyết định đã được định sẵn. Vì những người bảo thủ có quyền lực trong BCT đã nắm được tẩy của mấy người này.
II. Câu hỏi chính phải nêu ra: Đại hội 11 phục vụ ai? a) Đề án nhân sự để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ chính trị của giai đoạn 5 năm tới             Đối với những người độc tài bảo thủ đang nắm giữ quyền lực trực tiếp trong BCT hay đứng đằng sau giật giây, mục tiêu trong giai đoạn trước mắt là tiếp tục giữ độc quyền của ĐCS để bảo vệ các đặc quyền đặc lợi phe nhóm. Muốn thực hiện mục tiêu này thì theo tính toán của họ phải giải quyết  3 nhiệm vụ chính trị cơ bản: 1. Giữ quan hệ chặt chẽ tiếp tục với BK. 2. Giải quyết các khó khăn và khôi phục kinh tế sau khủng hoảng để đưa tăng trưởng cao trở lại. 3. Ngăn chặn sự chống đối ngày càng mạnh của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt giới chuyên viên, trí thức, các tôn giáo và số đảng viên tự diễn biến ngày càng đông. Ba nhiệm vụ chính trị này có những mặt hỗ trợ nhau, nhưng cũng có những mặt mâu thuẫn và chống đối lẫn nhau. Cho nên dưới con mắt của các tay phù thủy chính trị thì công việc chọn lọc nhân sự cho ĐH 11 phải làm sao phục vụ ba nhiệm vụ này.
            Để thực hiện mục tiêu và các nhiệm vụ này thì phải có đề án về một nhóm nhân sự mới để giữ chủ động trong BCT mới khóa 11, hoặc ngoài BCT giựt giây thay Đỗ Mười và Lê Đức Anh đã trên 90 tuổi. Có nhiều dấu hiệu cho thấy một số nhân vật trong BCT hiện nay đang được giao cho quyền hạn lớn hơn hoặc tiếp tục giữ các chức vụ then chốt trong đảng và nhà nước, như Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng, Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương và Chủ tịch Hội đồng lí luận trung ương Tô Huy Rứa và Thường trực Bí thư Trương Tấn Sang. Trong số những nhân vật này, vào thời điểm này, Nguyễn Phú Trọng đang được coi như nhân vật trung tâm.
            Trong các tuần lễ vừa qua ông Trọng đã đi thăm nhiều tỉnh ở miền Nam, Bắc và Trung với tư cách là „Phó Trưởng Tiểu ban Thường trực Tiểu ban Cương lĩnh và Báo cáo Chính trị tại Đại hội lần thứ XI“. Có thể nói,  trong thực tế Nguyễn Phú Trọng (chứ không phải Nông Đức Mạnh) mới chính là người đang chủ động chuẩn bị cho hai công tác quan trọng nhất của ĐH 11 đó là bản Báo cáo chính trị và Cương lĩnh Chính trị.  Các cuộc đi thăm và nhất là những tuyên bố của ông Trọng trong các dịp này đã được báo và đài tường thuật đầy đủ và trân trọng. Nguyễn Phú Trọng đã chọn lọc một số nơi để tham quan và nói chuyện phản ảnh các quan điểm và đường lối của nhóm độc tài bảo thủ muốn duy trì tiếp tục trong thời gian tới. Đó là phải duy trì con đường „kinh tế thị trường định hướng XHCN“ với kinh tế nhà nước tiếp tục giữ vai trò chủ đạo và giữ lại phần chính của Cương lĩnh 1991. Vì theo lời ông ta, nó đã được thử thách và thành công trong việc giữ vững chế độ toàn trị. Các mô hình này đã ra đời khi những người cầm đầu CSVN quay đầu thần phục Bắc triều! Các quan điểm cổ lỗ, sai lầm  và phản động này liền đã được người đỡ đầu là Đỗ Mười tung hấng ngay trong dịp kỉ niệm 80 năm thành lập ĐCS với bài rất dài và đặc kiêu ngạo „Không có Đảng, không có công cuộc đổi mới ở Việt Nam“ được các tờ Nhân dân và Chính phủ phổ biến và sau đó được Nông Đức Mạnh nhấn mạnh trong diễn văn kỉ niệm 80 năm.
            „Ðảng phải lãnh đạo việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược kế hoạch kinh tế - xã hội, xây dựng và tổ chức thực hiện công tác cán bộ… Ðảng lãnh đạo tất cả, không trừ mặt nào. Ðối với lực lượng vũ trang, Ðảng ta có trách nhiệm lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt.“
              Không chỉ được đề cao trong lãnh vực nội trị và nội bộ đảng, Nguyễn Phú Trọng còn hoạt động tích cực cả trong lãnh vực đối ngoại. Cho tới gần đây, vai trò của Chủ tịch QH chỉ có tính cách tượng trưng nhiều hơn, nhưng từ khi Nguyễn Phú Trọng giữ chức vụ này thì ông ta đã biến chức Chủ tịch QH đóng vai trò quan trọng trong ngoại giao, chứ không để cho Nguyễn Tấn Dũng trong tư cách Thủ tướng bao thầu. Ông Trọng đã đi thăm một số nước Á châu và Âu châu, đồng thời đã mời nhiều phái đoàn QH các nước khác sang thăm VN. 
            Điều cần nhấn mạnh nữa là, trong các hoạt động ngoại giao, Nguyễn Phú Trọng đã ưu tiên với Bắc kinh. Mọi nhân vật cao cấp của BK thăm VN đều được ông Trọng tiếp đón niềm nở. Nguyễn Phú Trọng còn tỏ ra trọng thị đặc biệt với Đại sứ mới của Trung quốc tại VN Tôn Quốc Tường. Khi ông này vừa mới sang Hà nội (HN) nhậm chức thì Nguyễn Phú Trọng là người đầu tiên tiếp ông Tường, ngay cả khi HNTU 9 đang họp (1.09), trước cả Nguyễn Tấn Dũng. Việc này đã làm nhiều giới ở trong và ngoài đảng nhớ lại thủ đoạn của Bắc kinh chia rẽ nhóm lãnh đạo CSVN vào cuối thập niên 80 đầu thập niện 90 bằng cách khi các phái đoàn BK sang HN chỉ tiếp xúc với Ban Đối ngoại Trung ương đảng, nhưng tránh gặp bộ Ngoại giao. Vì khi ấy BK ghét cay đắng Bộ Trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch. Gần đây nhất, vào đầu tháng 1.10 đại sứ TQ Tôn Quốc Tường trong cuộc họp báo đầu năm đã thách đố khi tuyên bố "hợp tác sẽ phát triển, đấu tranh sẽ thất bại". Nhưng chỉ ít ngày sau vào giữa tháng 1.2010, nhân dịp kỉ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt-Trung, Nguyễn Phú Trọng đã vẫn thân hành tới sứ quán TQ tham dự tiệc cùng với Nguyễn Sinh Hùng. Đúng ra, Chủ tịch QH không nhất thiết phải có mặt. Trong lúc đó khi Đại sứ VN mở lễ mừng ở Bắc kinh cũng trong dịp này thì BK chỉ cử cấp thứ ba tới. Trong vụ để BK khai thác Bauxit ở Tây nguyên thì Nguyễn Phú Trọng được coi là một trong những nhân vật đầu tiên cổ súy cho dự án này.
            Thái độ thân thiện đặc biệt với BK của Nguyễn Phú Trọng không chỉ mới gần đây mà đã có từ thời ông Trọng làm Chủ tịch Hội đồng Lí luận Trung ương từ giữa thập niên 90. Chính ông Trọng đã là một trong số vài nhân vật trong BCT bắc cầu để hai ĐCS VN và TQ tổ chức những cuộc hội thảo lí luận về các vấn đề đường lối và chính sách hợp tác chặt chẽ và toàn diện giữa hai đảng. Như vậy có thể nói hiện nay Nguyễn Phú Trọng là nhân vật thân tín, gần Bắc kinh nhất trong BCT.               Để tìm cách đánh tan và xoa dịu những nghi ngờ và chỉ trích ở trong và ngoài đảng về việc quá thần phục BK, cho nên mới đây nhất Nguyễn Phú Trọng đã bỏ ra hơn một tuần đi thăm Ấn và Nam Dương từ cuối tháng 2 tới đầu tháng 3.2010, hai nước Á châu này có đường lối độc lập với BK. Cần phải thấy rõ thâm ý này, vì liền sau chuyến đi thăm hai nước sẽ diễn ra HNTU 12 trong đó Nguyễn Phú Trọng sẽ đóng vai trò chính.             Điều rất chú ý nữa là vai trò của Nguyễn Phú Trọng còn mở rộng cả trong quân đội và công an. Trong thời gian qua ông Trọng đã tham dự một số hội nghị của cả quân đội lẫn công an, hai lãnh vực theo sự phân nhiệm thì không chính thức thuộc quyền phụ trách của ông. Đây cũng cho thấy một sự tính toán để gia tăng uy thế của người đứng đầu phe bảo thủ trong lãnh vực quốc phòng và an ninh.
            Từ khi nắm Chủ tịch QH (7.2006) Nguyễn Phú Trọng cũng đã cải biến vai trò QH trong hai lãnh vực để tạo uy tín và uy quyền. Việc thứ nhất là ông đã đưa Ủy ban Thường vụ QH (UBTVQH), trong đó ông cũng là Chủ tịch, trở thành một cơ quan kiểm sát các hoạt động của Chính phủ, mà cụ thể ở đây là kiểm sát Nguyễn Tấn Dũng. Các cuộc họp định kì hàng tháng của UBTVQH không chỉ thảo luận về các dự luật, mà gần đây còn bắt các bộ trưởng phải trả lời chất vấn. Cao điểm nhất của cách tự đánh bóng cho mình là ngày 19.3 trong cuộc chất vấn một số bộ trưởng của UBTVQH dưới quyền chủ tọa của Nguyễn Phú Trọng đã được truyền hình và truyền thanh trực tiếp, việc này đã diễn ra chỉ vài ngày trước HNTU 12. Trong khi đó, tại các phiên họp hàng năm của QH, Nguyễn Phú Trọng đã dành riêng vài ngày để các bộ trưởng và cả một vài lần Nguyễn Tấn Dũng cũng phải trả lời chất vấn. Việc này trước đây Nguyễn Văn An cũng đã làm, nhưng chưa khoa trương rốt ráo như thời Nguyễn Phú Trọng.
            Nói tóm lại, trong các năm qua Nguyễn Phú Trọng, một người rất thân cận của Bắc kinh, đã được chuẩn bị về nhiều mặt  từ QH, an ninh, quốc phòng, ngoại giao… để có thể đảm nhận những vai trò quan trọng hơn trong thời gian tới, nếu sức khỏe không bị trở ngại. ĐH 11 được tổ chức vào đầu tháng 1.2010 (thời điểm này cũng do ông Trọng đã đề nghị) thì ông Trọng mới chỉ hơn 66 tuổi (14.4.44). Trên nguyên tắc đã quá 65 tuổi theo hạn định, nhưng thường vẫn có „du di“ cho các Ủy viên BCT, nhất là những người có thế lực. Trước đây khi làm TBT nhiệm kì 2 (4.2006) Nông Đức Mạnh cũng ở trường hợp tương tự.
b) ĐH 11 phục vụ ai ?             Câu hỏi ĐH 11 phục vụ ai  và đi theo chiều hướng nào – độc lập và bảo vệ quyền lợi của VN hay lệ thuộc BK hơn nữa? Hai câu hỏi này càng gần ngày ĐH 11 càng bộc lộ rõ ràng hơn. Câu trả lời thể hiện qua thái độ và các việc làm của nhóm cầm đầu CSVN đối với những yêu sách đòi hỏi của BK. 
            Sách lược của BK cưỡng bức HN bao gồm hai mặt: mềm và cứng. Mềm: Dùng sức mạnh kinh tế áp đảo, dùng các món nợ khổng lồ lên tới hàng chục tỉ Mĩ kim mỗi năm để ép HN phải nhượng bộ tài nguyên, hải đảo… Dùng các tay thân tín trong BCT, TUĐ, trong quân đội, công an và chính phủ và bộ máy mật vụ của TQ ở VN để phân hóa, mua chuộc. Cứng: Dùng sức mạnh ưu thế về hải quân và không quân để khống chế biển Đông, hợp pháp hóa các hải đảo, ngăn cản các công ti dầu khí quốc tế không đầu tư khai thác dầu khí trên thềm lục địa của VN.  Hiện nay BK sử dụng rất tinh vi đồng thời cả hai khả năng này cho nên BK không phải dùng chiến tranh mà vẫn từng bước ép buộc HN phải im lặng, nhượng bộ và chấp nhận.
            Trong thời gian gần đây  thái độ của Bắc  kinh đối với Hà nội càng tỏ ra trịch thượng hơn. Họ không chỉ đưa chiến hạm tới các quần đảo Hoàng sa và Trường sa, đối xử rất tàn tệ với các ngư dân VN và tịch thu hải sản của họ, mà còn tổ chức du lịch ở các quần đảo này. Mặt khác, trong những ngày gần đây BK còn để cho cả hàng trăm tầu đánh cá TQ xâm nhập vào hải phận VN để xem phản ứng của nhóm cầm đầu CSVN.             Còn có những tín hiệu rõ ràng cho thấy là, BK đang can thiệp trắng trợn cả vào các hoạt động nội bộ của chính phủ ở VN, thậm chí cả một số tờ báo của đảng và chính phủ. Trong khi mức độ trịch thượng của BK gia tăng thì Hà nội lại tỏ ra tiếp tục cúi đầu chịu đựng và nhượng bộ…Ngay cả tờ Cộng sản điện tử, cơ quan ngôn luận trung ương của ĐCSVN, đã dùng ngôn ngữ của BK khi tường thuật các cuộc hành quân của hải quân TQ ở Hoàng sa và Trường sa. Đầu tháng 1.2010 trong cuộc họp báo đầu năm đại sứ TQ Tôn Quốc Tường đã lên giọng quan thái thú đe dọa "hợp tác sẽ phát triển, đấu tranh sẽ thất bại". Nhưng tờ điện tử Chính phủ của Nguyễn Tấn Dũng đã lại chỉ tường thuật những lời đường mật của Tôn Quốc Tường và tuyệt nhiên không dám đăng các câu hỏi của báo chí và câu trả lời của Tôn Quốc Tường liên quan tới những tình hình căng thẳng giữa hai nước. Thành thử khi đọc bài tường thuật của tờ điện tử Chính phủ (VN), người ta có cảm tưởng như là đọc tờ điện tử Chính phủ Trung quốc hay tờ Nhật báo Nhân dân của ĐCSTQ! Vài hôm sau tờ điện tử Chính phủ (VN) tường thuật Nguyễn Tấn Dũng tiếp GS Nye của Đại học Harvard, nhưng cũng chỉ viết rất chung chung. Khi tờ Vietnam Net đưa tin này đã dùng tựa „Thuyết phục Trung Quốc hành xử có trách nhiệm“ và còn trích cả lời của ông Dũng: "Mọi hành vi bắt nạt nước khác đã lỗi thời. Bất kỳ quốc gia nào muốn đứng trên bắt nạt dân tộc khác thì thời đại này cũng khó thực hiện được và không có lợi cho bất kỳ ai". Nhưng chỉ vài giờ sau bài này đã bị bóc ngay trên tờ VNN.  Những tín hiệu rõ ràng này không thể nào cải chính việc chính phủ của ĐCSVN đã phải cúi đầu tuân lệnh BK và như thế chủ quyền của đất nước quả thật đang bị đe dọa! 
            Vào cuối tháng 1.2010  tại „Hội nghị Tổng kết Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM“ Nông Đức Mạnh và Nguyễn Phú Trọng đã công bố ba  Ủy viên TUĐ được chọn làm „tấm gương tiêu biểu“ làm theo Bác. Một trong ba người này là Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Huỳnh Phong Tranh, nơi đang để Bắc kinh khai thác quặng Bauxit. Trong cuộc phỏng vấn ông Tranh đã ca ngợi việc này là rất hợp lí !  Ngày 26.1 Nguyễn Sinh Hùng đã đại diện Nguyễn Tấn Dũng (đang ở Davos) đích thân niềm nở tiếp Khương Kiến Thanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Công thương TQ sang khai trương chi nhánh đầu tiên của ngân hàng này tại VN. Ngân hàng này có tài sản trị giá 1.800 tỉ USD, tức là gấp khoảng 20 lần tổng sản lượng quốc gia của VN! Ai cũng biết, mức nhập siêu của VN trong buôn bán với TQ đã lên tới mức nguy hiểm, chỉ riêng năm 2008 VN đã nhập siêu của TQ lên tới trên 11 tỉ, chiếm ít nhất trên 2/3 tổng số nhập siêu của VN. Trong thời gian gần đây số trữ kim của VN đang ở mức căng thẳng, thị trường rất khan hiếm đồng USD khiến Nguyễn Tấn Dũng phải ra lệnh cho các tập đoàn kinh tế và tổng công ti bán Mĩ kim cho các ngân hàng, chế độ phải bỏ ra một số tiền lớn để bán trái phiếu chính phủ, tiền đồng đang mất giá. Chủ nợ trọc phú BK bắt mạch được những khó khăn rất lớn này nên đang tìm cách khai thác và bắt chẹt.
            Hiện nay BK đang sử dụng sức mạnh áp đảo trong kinh tế để áp lực nặng nề lên chính trị, quốc phòng và ngoại giao. Trong thời gian gần đây, ngoài việc phải để BK khai thác Bauxit ở Tây nguyên, Hà nội còn phải nhượng quyền khai thác dài hạn cả 50 năm gần 300.000 ha đất rừng ở các vùng biên giới phía Bắc cho các công ti của TQ. Ngoài ra số công ti TQ trúng thầu trong nhiều công trình ở VN ngày càng gia tăng và số công nhân TQ  không chuyên nghiệp vào VN một cách trái phép đang gia tăng. Nhiều tướng lãnh, „ lão thành cách mạng “ và các chuyên viên đã công khai phản đối thái độ nhượng bộ và cúi đầu của nhóm cầm đầu đang gây những hậu quả rất nguy hiểm cho quốc phòng, an ninh và môi trường của VN. Trong vụ khai thác Bauxit ở Tây nguyên, ba Tướng Võ Nguyên Giáp, Đồng Sỹ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh đã viết thư trực tiếp cho BCT cánh cáo và yêu cầu ngưng các dự án này. Nhưng do áp lực rất mạnh của BK nên năm trước nhóm cầm đầu HN đã phải cho BK khai trương nhà máy ở Tân rai (Lâm đồng) và cuối tháng 2 vừa qua chính Nguyễn Tấn Dũng lại phải cho khai trương thêm nhà máy thứ hai ở Nhân cơ (Đắc nông). Trong khi ấy, cũng vào thời gian này nhóm cầm đầu CSVN phải tuân lệnh của BK là „khép lại quá khứ“  cho nên đã không dám tổ chức kỉ niệm 31 năm chống lại cuộc chiến tranh xâm lược VN (2.1979) giết hại hàng vạn binh sĩ và thường dân VN. Nhưng trong khi đó, tuy miệng nói đoàn kết dân tộc, tăng cường nội lực, nhưng họ lại đang cho báo chí ca tụng trận đánh Ban mê thuột và chuẩn bị đại lễ kỉ niệm lần thứ 35 xâm chiếm miền Nam! Mới đây hai tướng Đồng Sỹ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh còn viết thư gởi chính phủ cảnh cáo việc để cho các công ti TQ khai thác hàng mấy trăm ngàn ha ở biên giới phía Bắc. Hai Tướng này đã còn viết bài và trả lời phỏng vấn công khai tố cáo việc làm sai lầm nguy hiểm này và nhấn mạnh: „Hám lợi nhất thời, vạn đại đổ vào đầu cháu chắt. Mất của cải có thể làm lại được, còn mất đất là mất hẳn.“
            Ngoài các minh chứng thần phục và phục vụ BK trên đây, một câu hỏi quan trọng khác cũng được đặt ra: ĐH 11 phục vụ ai, làm cho dân giầu nước mạnh hay chỉ vỗ béo bọn tham quan? Việc này đã được cả Đỗ Mười lẫn Nguyễn Phú Trọng trả lời rõ trong những ngày vừa qua. Với tư cách là  „Phó Trưởng Tiểu ban Thường trực Tiểu ban Cương lĩnh và Báo cáo Chính trị tại Đại hội lần thứ XI“ Nguyễn Phú Trọng đã từng nhấn mạnh, chính sách kinh tế thị trường định hướng XHCN sẽ tiếp tục được triển khai trong giai đoạn tới. Trong đó vai trò các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vẫn giữ vai trò chủ đạo. Trong dịp kỉ niệm 80 năm thành lập ĐCSVN Đỗ Mười đã ủng hộ mạnh mẽ chủ trương này:
            „Vì tất cả những lẽ đó, chúng ta nhận thức rằng càng thực hiện cơ chế thị trường thì càng cần tăng cường vai trò lãnh đạo của Ðảng và quản lý của Nhà nước.“             Thực tế ở VN cho thấy, „tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lí của Nhà nước“ trong các DNNN có nghĩa là, các tập đoàn kinh tế và các tổng công ti - đang độc quyền nhiều huyết mạch kinh tế VN và được ưu tiên vay tiền của Ngân hàng Nhà nước cũng như được ưu đãi trong việc đấu thầu các công trình bạc tỉ - sẽ rơi vào tay các quan có máu mặt đang tại chức hay đã về hưu cùng với thân nhân và vây cánh. Đây là chính sách kinh tế phục vụ lợi ích phe nhóm, như một số chuyên viên kinh tế TS Lê Đăng Doanh, GS Nguyễn Quang A, cựu đại sứ Nguyễn Trung và một số chuyên viên nước ngoài đã phân tích. Gần đây cựu nhà báo BBC Bill Hayton rất am hiểu tình hì

© 2016 About Us | Terms & Conditions