Nguyên văn Nghị Quyết của Thành Phố Garden Grove chống lại Nghị Quyết 36 của CSVN

A RESOLUTION OF THE CITY OF GARDEN GROVE AGAINST THE VIETNAMESE
COMMUNIST POLITBURO’S EXECUTIVE ORDER 36

NGHỊ QUYẾT CỦA THÀNH PHỐ GARDEN GROVE CHỐNG LẠI SẮC LỆNH 36 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ ĐẢNG CSVN

WHEREAS the Socialist Republic of Vietnam is an unđemocratic, one-party system of government with dictatorial powers centralized in the Vietnamese Communist Party (VCP). The same VCP’s Politburo is currently the judicial, legislative, and executive arms of the VCP that created, coordinated, and implemented VCP’s Politburo Executive Order 36 plan of dissemination since 2004.

NHẬN XÉT RẰNG Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa VN là chính quyền độc tài đảng trị, phiđân-chủ với toàn quyền qui tụ vào Đảng CSVN. Bộ Chính Trị của Đảng CSVN trong cả ba vai trò Tư Pháp, Lập Pháp, và Hành Pháp đã đề xướng, điều động và thực hành Nghị Quyết 36 của CSVN kể từ năm 2004.

WHEREAS the VCP’s Politburo Executive Order 36 has wrongfully and maliciously assumes that all overseas Vietnamese are an inseparable part of Vietnam, ripe for exploitative purposes in areas of material and human resources in fields of economics, industry, arts, science, culture, and education.

NHẬN XÉT RẰNG Nghị Quyết 36 của Bộ Chính Trị Đảng CSVN qui định sai lầm và với đầy ác ý rằng "cộng đồng người VN hải ngoại là một bộ phận không tách rời của quốc gia VN", tức là xem như đối tượng để khai thác trong tất cả những lãnh vực vật chất và nhân tài từ kinh tế đến xí nghiệp, nghệ thuật, khoa học, văn hóa và giáo dục.

WHEREAS the VCP’s Politburo Executive Order 36 calls for direct confrontations and active conflicts against any and all overseas entities that goes against its intentions and interests.

NHẬN XÉT RẰNG, Nghị Quyết 36 của Bộ Chính Trị Đảng CSVN kêu gọi sự "chủ động đấu tranh xung đột với các chi nhánh hải ngoại có biểu hiện cố tình bất đồng chính kiến và đối khắc lợi ích của nghị quyết này."

WHEREAS the VCP’s Politburo Executive Order 36 calls for the rallying of worldwide intellectuals, business leaders, youths and students back to Vietnam to serve the purpose of forceful unification of worldwide Vietnamese with the Socialist Republic of Vietnam.

NHẬN XÉT RẰNG, Nghị Quyết 36 của Bộ Chính Trị Đảng CSVN kêu gọi "Mọi người VN...góp phần thực hiện mục tiêu được tập hộp trong khối đại đoàn kết dân tộc" tức là thực hiện mưu đồ tuyển mộ các trí thức, các nhà lãnh đạo kinh tế, sinh viên chuyên viên giới trẻ để phục vụ cho cuộc vận động đoàn kết bất chính với Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa VN.

WHEREAS the majority of Vietnamese Americans, including those residing in the City of Garden Grove, home to the largest Vietnamese community in the world outside of Vietnam, are refugees as a result of communist persecution by the same Vietnamese communist government that continues to commit human rights violations, religious oppression, and persecution of ethnic minorities.

NHẬN XÉT RẰNG đại đa số người Mỹ gốc Việt, bao gồm những cư dân của Thành phố City of Garden Grove, là cộng đồng người Việt hải ngoại lớn nhất sống bên ngoài nước VN, là những người tỵ nạn CS do bởi sự đàn áp của chính quyền CSVN cũng chính quyền đó đang tiếp tục vi phạm nhân quyền, bắt bớ tôn giáo và đàn áp dân tộc thiểu số.

WHEREAS Vietnamese Americans are an inseparable part of the United States of America, with a unique heritage and identity, irreconcilable with the Socialist Republic of Vietnam and that the majority of our populace rigorously rejects the cultivation and colonizing efforts of Vietnam as a foreign power preying upon our communities.

NHẬN XÉT RẰNG Cộng đồng người Mỹ gốc Việt là phần tử bất khả chia lìa với cộng đồng Hoa Kỳ, với bản sắc và nguồn gốc văn hóa biệt riêng với Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa VN. Đại đa số cộng đồng người Mỹ gốc Việt nhiệt liệt phản đối những âm mưu của CSVN như là một thế lực ngoại bang đang ra công khai thác và trục lợi cộng đồng người Việt hải ngoại.

WHEREAS the implementing of the VCP’s Politburo Order 36, particularly its directive to fight all those who do not conform to their intentions and interests has resulted in the disruption of our domestic tranquility, threatened the security and livelihood of our communities, and diverted our resources to Vietnam when they should be utilized for community-building in America.

NHẬN XÉT RẰNG sự thực hành Nghị Quyết 36 của Bộ Chính Trị Đảng CSVN, đặc biệt chủ trương đấu tranh đối với những thành phần hải ngoại chống lại âm mưu và quyền lợi của CSVN đã gây tác hại trong sự an cư lạc nghiệp, đe dọa sự an ninh và đời sống của người Việt hải ngoại, và làm yếu đi sức mạnh xây dựng cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ bởi vì những tài nguyên bị vận chuyển về VN.

NOW THEREFORE, BE IT RESOLVED, that the City Council of the City of Garden Grove on this day, formally passes this Resolution against VCP’s Politburo Executive Order 36 to raise the awareness of all Americans and all Overseas Vietnamese to the harmful effects of VCP Executive Order 36 and to condemn all covert and overt activities by the Socialist Republic of Vietnam aimed at dividing and exploiting our communities.

CHO NÊN, Hội Đồng Thành Phố City of Garden Grove NAY QUYẾT ĐỊNH ban hành Nghị Quyết Chống Nghị Quyết 36 của Bộ Chính Trị Đảng CSVN để toàn thể người Mỹ và người Mỹ gốc Việt đề cao cảnh giác về những tác hại của Nghị Quyết 36 CSVN và đồng thanh lên án tất cả những hành vi bí mật và âm mưu phá hoại do CSVN chủ xướng nhằm chia rẽ và trục lợi cộng đồng người Việt hải ngoại chúng ta.

BE IT FURTHER RESOLVED that the City Council of the City of Garden Grove encourages other City and County Officials and State Legislators to pass legislation against the VCP’s Politburo Executive Order 36 and alert our law enforcement offices to be vigilant of the destructive effects of VCP’s Politburo Executive Order 36 upon our communities.

ĐỒNG THỜI, Hội Đồng Thành Phố City of Garden Grove NAY QUYẾT ĐỊNH yêu cầu và khuyến khích chính quyền Hoa Kỳ ở các cấp từ Thành phố đến Tiểu bang trong việc biên soạn và ban hành những đạo luật chống Nghị Quyết 36 của CSVN và thông báo cho các cơ quan cảnh sát đề cao cảnh giác về những hoạt động theo chỉ thị Nghị Quyết 36 của CSVN mà gây phương hại đến cộng đồng chúng ta.

PASSED, APPROVED, AND ADOPTED this 22nd Day of April of 2008.

THÔNG QUA, CHẤP THUẬN VÀ BAN HÀNH ngày 22 tháng 4 năm 2008.

---------------------------------------------------------------------
BÀN VỀ "NGHỊ QUYẾT SỐ 36/NQ-TW NGÀY 26/3/2004 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VIỆT CỘNG VỀ CÔNG TÁC ÐỐI VỚI NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI

Trần Nghi Hoàng

Cứ tưởng tượng thôi về một đất nước được cai trị bởi những "Nghị Quyết", những "Pháp Lệnh" và những "Chương Trình Hành Ðộng"..., tôi đã có cảm giác ghê người!

Ngày 26 tháng 3 năm 2004, Bộ Chính Trị Nhà Nước Việt Cộng tung ra Nghị Quyết 36/NQ-TW (xin gọi tắt là Nghị Quyết 36), chuyên về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Nhưng để rõ ràng hơn, tôi cho rằng cần phải chú thích là Nghị Quyết này đặc biệt để "đối phó" với những người Việt lưu vong tị nạn cộng sản.

Những văn bản mang các tên gọi như "Nghị Quyết", "Pháp Lệnh", "Chương Trình Hành Ðộng"..., thường khiến cho người ta liên tưởng đến các nhóm chữ "nhất thời", "tạm thời", "trong giai đoạn ngắn"... Có nghĩa là nó chỉ để giải quyết một hiện tình hiện trạng đang tức thì xảy ra. Những "Nghị Quyết", "Pháp Lệnh" hay "Chương Trình Hành Ðộng" chẳng thể nào hàm ẩn một kế hoạch lâu dài hay thể hiện tính "lịch sử" cần thiết!

Bởi đó, theo đúng "bài bản" và "truyền thống" của Ðảng và Nhà Nước Việt Cộng, sau khi "Nghị Quyết 36" được công bố không bao lâu, khoảng một tháng rưởi sau, vào sáng ngày 21 tháng 7 năm 2004, Ðảng và Nhà Nước Việt Cộng phải triệu tập một buổi "Hội Nghị Phổ Biến Và Quán Triệt Nghị Quyết 36 Của Bộ Chính Trị Về Công Tác Ðối Với Người Việt Nam Ở Nước Ngoài". Mục đích rốt ráo của "Hội Nghị" này là để hình thành một văn bản mang tên "Chương Trình Hành Ðộng Của Chính Phủ Thực Hiện Nghị Quyết 36 Của Bộ Chính Trị Về Công Tác Ðối Với Người Việt Nam Ở Nước Ngoài".

Những bài viết về các nhân vật được phỏng vấn trong Nếu Ði Hết Biển (NÐHB) của Trần Văn Thủy (TVT), tôi đã hoàn tất, và sẵn sàng để xuất bản. Tuy nhiên, tôi muốn thêm mấy bài ở phần "phụ lục" cho cuốn "Trần Văn Thủy: Chuyện KHÔNG Tử Tế", là tên cuốn sách gồm những bài viết đăng trên báo Văn Nghệ (Virginia) và các trang Web với tựa cũ là "Những Nhịp Cầu Tre - Không Nối Ðược Hai Bờ Của Một Ðại Dương" - Phần "Ohụ Lục" sẽ gồm những bài tôi viết về "Nghị Quyết 36" (NQ 36), về "Hội Nghị Phổ Biến Và Quán Triệt Nghị Quyết 36" (HNPBVQTNQ 36) và "Chương Trình Hành Ðộng Của Chính Phủ (Việt Cộng) Thực Hiện Nghị Quyết 36..." (CTHÐ... NQ 36).v.v..

Tôi tin rằng sau "HNPBVQTNQ 36", Ðảng và Nhà Nước Việt Cộng sẽ còn rất nhiều những "Nghị Quyết Bổ Túc", "Hội Nghị Phổ Biến Và Quán Triệt Nghị Quyết 36 Bổ Túc" để rồi sẽ đẻ ra thêm những "Chương Trình Hành Ðộng... về Nghị Quyết 36 Bổ Túc" nữa.

Ðó là sách lược chuyển biến từng giờ từng ngày của Ðảng và Nhà Nước Việt Cộng, với mục đích tối hậu là "nối lại khúc ruột ngàn dặm" mà từ 28 năm qua (và cho đến bây giờ vẫn còn) được Ðảng và Nhà Nước e dè và căm hờn nhắc nhở đến trong các phương tiện thông tin tuyên truyền văn hóa lẫn trong kinh điển của Ðảng và Nhà Nước Việt Cộng là một "bọn Ngụy"!

Xin mời quý vị, chúng ta sẽ cùng đọc một số đoạn "cần thiết" trong "Nghị Quyết 36" để dễ bề cho tôi hầu chuyện.

Mở đầu "Nghị Quyết 36", tiểu đề (I) là:

"Tình Hình Và Công Tác Ðối Với Người Việt Nam Ở Nước Ngoài Thời Gian Qua", có vài điểm quan trọng sau:

1- Hiện nay có khoảng 2,7 triệu người Việt Nam đang sinh sống ở gần 90 nước và vùng lãnh thổ, trong đó hơn 80% ở các nước công nghiệp phát triển, phần đông bà con ngày càng ổn định cuộc sống và hòa nhập vào xã hội nơi cư trú, có tác động ở mức độ khác nhau tới mối quan hệ giữa các nước đó với Việt Nam. Bên cạnh đó, trong những năm qua hàng trăm nghìn người Việt Nam đã ra nước ngoài lao động, học tập, tu nghiệp, đoàn tụ gia đình, hình thành các cộng đồng người Việt tại một số địa bàn mới.

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có tiềm lực kinh tế nhất định, có mối quan hệ với nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nước ngoài và quốc tế, có khả năng tìm kiếm đối tác và làm cầu nối với các doanh nghiệp, tổ chức trong nước. Nhiều trí thức có trình độ học vấn và chuyên môn cao; một số người giữ vị trí quan trọng trong các cơ quan, cơ sở nghiên cứu, đào tạo, các công ty và tổ chức quốc tế, có khả năng tạo doing quan hệ với các cơ sở kinh tế, khoa học ở nước sở tại."

(Trích Nghị Quyết 36, phần 1)

Con số 2.7 triệu người Việt Nam đang sống ở hải ngoại tôi tin là chính xác. Khi Ðảng và Nhà Nước Việt Cộng đã nhìn thấy tầm quan trọng của người Việt hải ngoại, và muốn chuyển biến "bọn Ngụy" thành "khúc ruột ngàn dặm, một bộ phận không thể tách rời khỏi khối dân tộc", chắc chắn họ, Ðảng và Nhà Nước Việt Cộng có đủ nhân lực và tài lực để làm cái thống kê này. Tuy nhiên, trong 2.7 triệu người Việt hải ngoại, đã có tính luôn "hàng trăm nghìn người Việt Nam đã ra nước ngoài lao động, học tập, tu nghiệp v.v...". Hàng trăm nghìn người mà Ðảng và Nhà Nước Việt Cộng cho ra nước ngoài lao động, học tập, tu nghiệp chỉ là một cánh tay vươn dài nhiều khi trở cờ tát ngược vào mặt Ðảng và Nhà Nước. Hàng trăm nghìn người này hầu hết có sự hiểu biết, kinh nghiệm thấu đáo về Ðảng và Nhà Nước một cách tường tận hơn những người Việt Nam lưu vong tị nạn. Họ dễ bị "ngoại hóa". Họ "sống khổ" lâu rồi dưới sự cai trị của Ðảng và Nhà Nước Việt Cộng. Cho nên, có cơ hội tách rời khỏi cái "khối dân tộc" của Ðảng và Nhà Nước Việt Cộng, là họ sẽ nhanh chân không chút ngại ngần! Mấu chốt quan trọng nhất vẫn là thành phần số đông những người Việt từ Miền Nam tị nạn Cộng Sản. Con số hơn 1 triệu người tị nạn ra nước ngoài từ thập niên đầu sau 1975 nay đã ổn định và thành tựu. Ðảng và Nhà Nước Việt Cộng tha thiết với những con người này. Bởi vì, như trong Nghị Quyết 36 đã ghi rõ: Họ có tiềm lực kinh tế nhất định, có mối quan hệ với nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nước ngoài và quốc tế.v.v...

Tức là, những người Việt Nam tị nạn, "bọn Ngụy phản bội dân tộc" cách nay 15, 30 năm trước giờ đã thành những con mồi béo bổ ngon lành. Những người này vừa có tiền và đã ổn định đời sống, con cháu hầu hết đã nên danh phận. Và vì xa Việt Nam lâu nên lòng hoài hương càng thấm thía. Vì bỏ đi sớm nên chưa kinh nghiệm nhiều với Việt Cộng... Con chấu những người này, thành phần ra ngoại quốc lúc 5, 6 tuổi; hay 15, 16 tuổi là những thế hệ rất dễ được các bậc cha mẹ "lôi" cho "về nguồn".

Ðảng và Nhà Nước Việt Cộng tin rằng lung lạc giai tầng này dễ dàng hơn và lại có lợi lớn hơn. Do đó, Nghị Quyết 36 đã công bố những lời nồng nàn: "Mặc dù sống xa Tổ quốc, đồng bào luôn nuôi dưỡng, phát huy tinh thần yêu nước, giữ truyền thống văn hóa và hướng về cội nguồn, dòng tộc, gắn bó với gia đình, quê hương..."

Ðiều rất rõ, Ðảng và Nhà Nước Việt Cộng luôn mập mờ đồng hóa ý nghĩa của những chữ Tổ Quốc, Ðất Nước, Tự Tôn Dân Tộc, Truyền Thống Văn Hóa, Cội Nguồn, Quê Hương với Ðảng và Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam. Do đó, khi hô hào công cuộc "đổi mới và phương án đại đoàn kết toàn dân tộc" được nhấn mạnh là quốc sách "Của Ðảng Và Nhà Nước Việt Cộng", tức là kêu gọi những người Việt tị nạn lưu vong hải ngoại cùng góp tay "đại đoàn kết với Ðảng và Nhà Nước" đấy thôi!

Sau gần 30 năm lưu lạc tha hương, từng giờ bị chính quyền trong nước ra rả phỉ báng là "bọn Ngụy" ác ôn bỏ nước chạy theo liếm gót giày đế quốc và bọn quân phiệt này nọ đủ thou! Bây giờ, Ðảng và Nhà Nước Việt Cộng ưu ái lo cho Việt Kiều hải ngoại... từng miếng ăn giấc ngủ. Xin đọc:

"Tuy nhiên, người Việt Nam ở một số nước còn khó khăn trong việc ổn định cuộc sống, chưa được hưởng quy chế rõ ràng, thậm chí ở một số nơi còn bị kỳ thị. Một bộ phận đồng bào do chưa có dịp về thăm đất nước để tận mắt thấy được những thành tựu của công cuộc đổi mới hoặc do thành kiến, mace cảm, nên chưa hiểu đúng về tình hình đất nước. Một số ít người đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc, ra sức chống phá đất nước, phá hoại mối quan hệ hợp tác giữa nước sở tại với Việt Nam. "

(Trích Nghị Quyết 36, phần 1)

Những đau thương, tủi nhục... trên đường vượt thoát; những khó khăn, bất hạnh bất lực trên xứ lạ quê người của những con dân Việt Nam tị nạn Cộng Sản, lưu xứ khắp cùng thế giới cùng cực diễn ra là vào 10 năm đầu tiên sau tháng Tư 1975. Bây giờ, người tị nạn Việt Nam đa số đã ổn định, và tôi đã từng nhìn thấy, từng biết rất rõ trong các cộng đồng tị nạn Việt Nam ở khắp nơi mà tôi đã đi qua, đã sống, tỷ lệ người Việt tha hương giúp đỡ nhau nhiều hơn là mũ ni che tai ngó lơ nhau. Người đến trước, thành tựu trước, ổn định trước hướng dẫn người qua sau. Ðường đi nước bước, giới thiệu việc làm, cách mướn nhà mướn apartment, nhà thương bác sĩ.v.v... Và một sự thực cần nói rõ là, tuy người Việt tị nạn thỉnh thoảng cũng có gặp một vài trường hợp phải chịu đựng sự kỳ thị, phân biệt đối xử của một vài người bản xứ, nhưng rất là hiếm hoi không đáng kể. Nếu so với sự kỳ thị của Ðảng và Nhà Nước Việt Cộng bằng những Nghị Quyết và Pháp Lệnh như cấm các trẻ em, con cháu "bọn Ngụy" không được thi vào đại học; kiểm soát hộ khẩu, truy xét lý lịch mấy đời v.v.. của Ðảng và Nhà Nước Việt Cộng đã đối xử với người dân Việt Nam, đặc biệt là những gia đình Miền Nam sau khi Việt Cộng đã thống nhất lãnh thổ, thì xem ra sự kỳ thị của người bản xứ với dân Việt tị nạn chẳng thấm thía vào đâu!!! Những khó khăn trong cuộc sống của người Việt tị nạn, xét cho cùng chỉ là những khó khăn thường nhật trong đời sống con người. Nhất là những con người đã "bật gốc" ra khỏi quê hương mình để đến một vùng trời xa lạ. Ngôn ngữ khác biệt. Tập quán khác biệt. Xã hội khác biệt.... Tuy nhiên, những "quy chế" của hầu hết những xứ sở mà dân tị nạn Việt Nam đang sinh sống, nhất là những đất nước giàu mạnh như Hoa Kỳ, Úc, Anh, Pháp... đều rất rõ ràng. Họ đã đưa ra những "quy chế" bằng luật pháp có sự nghiên cứu hẳn hoi, có sự đồng thuận của số đông dân biểu nghị sĩ trong quốc hội tức là những nhân vật "thực sự" đại biểu cho người dân bản xứ.

Và hơn hết, nếu còn đa số những người Việt tị nạn nơi hải ngoại phản đối, đương đầu lại với Chính Quyền và Ðảng Việt Cộng, không thể gọi họ là "đi ngược lại lợi ích chung dân tộc, ra sức chống phá đất nước, phá hoại mối quan hệ hợp tác giữa các nước sở tại và Việt Nam." Bởi vì, sau gần 30 năm thống nhất lãnh thổ, người Việt tị nạn lưu xứ vẫn từng ngày từng giờ nghe biết được bao nhiêu là sự trì trệ, chậm tiến, băng hoại trong tất cả các lãnh vực dưới sự cai trị của Ðảng và Nhà Nước Việt Cộng.Từ chính trị kinh tế cho tới xã hội. Ðàn áp tôn giáo, không cho tự do tư tưởng và ngôn luận, cấm đóan chèn ép những cởi mở văn hóa và kiểm soát những lý luận chính trị cần có để đưa dân tộc đất nước theo kịp trào lưu của thế giới.

Nếu sau gần 30 năm cai trị Việt Nam, Ðảng và Nhà Nước Việt Cộng đem lại được cơm no, áo ấm, yên bình tự do và quang vinh dân chủ cho dân tộc đất nước Việt Nam, thì những ai còn phản đối, còn chống pháÐảng và Nhà Nước Việt Cộng - tôi sẽ đồng ý đó là nhửng kẻ "chống phá đất nước, phản bội quê hương dân tộc".

Nghị Quyết 36 còn đưa ra những điều võ đoán thật buồn cười:

"Tính liên kết cộng đồng, sự gắn bó giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng chưa cao. Còn thiếu các biện pháp duy trì, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; việc giữ gìn tiếng Việt và bản sắc dân tộc trong thế hệ trẻ còn khó khăn. Nhu cầu giao lưu văn hóa giữa cộng đồng với đất nước, giữ gìn và phát triển tiếng Việt trong cộng đồng là rất lớn và trở nên bức thiết song chưa được đáp ứng. Sự đóng góp của bà con vào công cuộc xây doing đất nước, nhất là về trí thức, chưa tương xứng với tiềm năng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài."

(Trích Nghị Quyết 36)

Sau biến cố phân hóa cùng cực tháng Tư 1975, những người Việt tị nạn bủa ra khắp cùng thế giới, thì ưu tư đầu tiên của mỗi người là tự tìm cách sinh tồn. Nhưng trong tiềm thức bản năng của sự tự tìm cách sinh tồn đó, những người Việt lưu xứ đã từng khối quần tụ lại với nhau, chọn những vùng đất thích hợp rồi sinh hoạt rồi sống rồi phát triển cùng nhau. Orange county, San Jose, Virginia Washing D.C., Texas, Montreal, Toronto, Paris.v.v... Từng ấy nơi là từng khối người Việt với những sinh hoạt rõ nét.

Tất nhiên, vì phải bỏ một thời gian đầu để củng cố đời sống nơi xứ lạ, những người Việt tị nạn tránh không khỏi sự lơ là trong vấn đề giữ gìn tiếng Việt cho con em. Nhưng tôi đã nhìn thấy được sự quan tâm của rất nhiều cộng đồng khắp nơi về khiếm khuyết này. Những lớp Việt ngữ đã được hình thành. Khó khăn chắc chắn là có. Tuy nhiên, gần nay tôi đã tiếp xúc với nhiều nhóm trẻ nhiệt tâm nhiệt tình. Các em các cháu này thành lập những trang Web tiếng Việt. Có nhóm chuyên cứu về văn hóa văn chương chính trị. Có nhóm chuyên cưứ về loch sử Việt Nam. Ðặc biệt một nhóm những em trẻ, người lớn tuổi nhất chỉ trên ba mươi. Họ thành lập một trang Web chỉ chuyên nghiên cứu, sưu tầm tất cả những tài liệu về việc những phần đất Việt Nam đã bị mất, bị "bán", bị "đổi chác"... như thế nào. Họ hầu như có đầy đủ những tài liệu về việc Ðảng và Nước Việt Cộng đã cắt đất, bán dâng cho Trung Quốc bao nhiêu lần. Diễn tiến mỗi lần ra sao. Ai là thủ phạm của từng lần cắt đất dâng bán cho ngoại bang như thế.

Ðóng góp của từng nhóm trẻ này cho sự duy trì, phát huy văn hóa, bảo tồn lịch và "bản sắc" dân tộc Việt Nam, theo tôi, không phải là nhỏ! Họ khước từ thứ ngôn ngữ Việt Nam của Ðảng và Nhà nước Việt Cộng đề ra, chỉ với mục đích làm ngu dân. Họ không chấp nhận phong cách "bản sắc dân tộc" lũy tre đình làng theo kiểu Mặt Trận Tổ Quốc khuyến khích người dân Việt Nam chỉ biết làm ruộng và tiếp tục thất học u mê.

Cho nên, mặc dù:

"Ðảng và Nhà Nước (Việt Cộng) ta luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam, đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách rộng mở và biện pháp cụ thể nhằm tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho đồng bào về thăm nước, người thân, đầu tư, kinh doanh, hợp tác v.v..."

(Trích Nghị Quyết 36)

thiết nghĩ cũng sẽ chẳng đi đến đâu! Ðảng và Nhà Nước Việt Cộng dù có hay không "coi" cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam, thì họ vẫn ngang nhiên là những đồng bào Việt Nam của đất nước Việt Nam. Họ biết bổn phận và trách nhiệm của họ đối với quê hương dân tộc! Và hẳn nhiên, trách nhiệm của và bổn phận này của từng người là đối diện với dân tộc quê hương Việt Nam, chứ không phải đối với Ðảng và Nhà Nước Việt Cộng!

Vấn đề là Ðảng và Nhà Nước Việt Cộng phải làm gì, làm như thế nào với đất nước Việt Nam và người dân Viêt Nam. Không phải cứ đưa ra những Nghị Quyết, Pháp Lệnh... Triệu tập những Hội Nghị này nọ năm này qua tháng khác để rồi sửa sai, làm lại mãi!

Xin đọc:

"Tuy nhiên, các chủ trương chính sách của Ðảng và Nhà nước đối với người Việt Nam ở nước ngoài chưa được quán triệt sâu sắc, thực hiện nay đủ. Công tác nghiên cứu, tham mưu về chính sách chưa theo kịp những chuyển biến mới. Công tác bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam ở nước ngoài chưa được quan tâm đúng mức. Chính sách đã ban hành chưa đồng bộ và chưa thể hiện nay đủ tinh thần đại đoàn kết dân tộc; chưa khuyến khích mạnh mẽ người Việt Nam ở nước ngoài hướng về quê hương, đóng góp cho công cuộc phát triển đất nước..."

(Trích Nghị Quyết 36)

Chuyện ông nói gà, bà nghe ra là vịt vốn là phương án hành chánh của Ðảng và Nhà nước Việt Cộng. Trách sao được những "chưa quán triệt sâu sắc", "chưa theo kịp những chuyển biến mới. Cái cũ còn đó, còn y nguyên. Những cốt lõi của vấn nạn phân hóa vẫn tồn tại và dường như còn có cơ phát triển nữa. Tù cải tạo chưa thả hết, đã có tù chính trị bất đồng chính kiến thêm vào. Ðàn áp tôn giáo chưa giải quyết xong, đã ra tay đàn áp đồng bào sắc tộc. v.v...

Ðảng và Nhà Nước Việt Cộng chưa ổn định được tình hình chính trị, kinh tế, tôn giáo... trong nước, thì sự việc với tay ra níu kéo làm ra vẻ lo lắng cho an nguy của những người Việt tị nạn lưu vong ở hải ngoại, chỉ là một trò hề "nhà mình cháy không chịu chữa, lại lo di đóng cửa nhà hàng xóm sợ trộm vào"!!!

Những "lo lắng" của Ðảng và Nhà Nước dành cho người Việt tị nạn hải ngoại lắm lúc rất ngô nghê nhưng lại chẳng kém phần đểu cáng vô duyên như cảnh mèo lo âu cho chuột. Xin đọc Phần II, Chủ Trương Và Phương Hướng Công Tác Với Người Việt Nam Ở Nước Ngoài Trong Thời Gian Tới:

"Nhà Nước có trách nhiệm thỏa thuận với các nước hữu quan về khuôn khổ pháp lý để đồng bào ổn định cuộc sống và bảo vệ quyền lợi chính đáng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài theo luật pháp, công ước và thông lệ quốc tế.

Ðảng và Nhà Nước mong muốn, khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài hội nhập và thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp nước sở tại, chăm lo xây doing cuộc sống, làm ăn thành đạt, nêu cao tinh thần tự trọng và tự hào dân tộc, giữ gìn tiếng Việt, bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc Việt Nam, đoàn kết đùm bọc, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, giữ mối quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nước bà con sinh sống với nước nhà, tùy theo khả năng và điều kiện của mỗi người góp phần xây dựng quê hương đất nước, chủ động đấu tranh với các biểu hiện cố tình đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc.

Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài can mang tính đồng bộ, kết hợp việc xây dựng cơ chế, chính sách với công tác vận động, kết hợp các hoạt động trong nước với các hoạt động ở nước ngoài và phải được tiến hành thông qua nhiều loại hình hoạt động và biện pháp phù hợp với các đối tượng và địa bàn khác nhau, trên cơ sở tự nguyện và không trái với pháp luật, phong tục tập quán của nước sở tại".

(Trích Nghị Quyết 36)

Chẳng biết gần 30 năm qua, Ðảng và Nhà Nước Việt Cộng đâu chẳng thấy xuất hiện để có sự "thỏa thuận" với các nước "hữu quan" về khuôn khổ pháp lý hòng "bảo vệ quyền lợi chính đáng" của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài? Ðến nay, khi những người Việt tị nạn lưu xứ đã gửi về được cho thân nhân ở Việt Nam mỗi năm hàng hai ba tỉ đô la, hốt nhiên Ðảng và Nhà Nước bỗng xáp vào đòi "ổn định cuộc sống" và "bảo vệ quyền lợi chính đáng" cho cộng đồng người Việt hải ngoại!!!

Những người Việt tị nạn sau gần ba mươi năm lưu xứ, hầu hết họ đã biết cách "ổn định cuộc sống" và "bảo vệ quyền lợi chính đáng" của họ, nhất là ở những xứ sở văn minh thực sự có luật pháp chứ không phải chỉ cai trị và đối ngoại bằng những Nghị Quyết, Pháp Lệnh và Hội Nghị.

Lần này, chiến thuật chiến lược để đối phó, chiêu dụ Việt kiều lưu vong với Ðảng và Nhà Nước Việt Cộng đã thực sự là một "Quốc Sách"! Trong Nghị Quyết 36, không ngớt lập đi lập lại ba chữ Tính Ðồng Bộ, để nhắc nhở cho các Ðảng viên và cán bộ thừa hành rằng, công tác đem "khúc ruột ngàn dặm" Việt Kiều Hải Ngoại hàn gắn lại với Ðảng và Nhà Nước là công tác tối khẩn, tối cần thiết phải được từ trên xuống dưới tuân thủ thi hành nghiêm túc!

Qua phần III với tiêu đề "Nhiệm Vụ Chính Yếu", Nghị Quyết 36 lại tiếp tục ân cần âu lo cho người Việt lưu vong:

"1.Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi và hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống, yên tâm làm ăn sinh sống, yên tâm làm ăn sinh sống, hội nhập vào đời sống xã hội nước sở tại, đồng thời duy trì quan hệ gắn bó với quê hương, đất nước.

Thông qua các hoạt động ngoại giao tích cực vận động chính quyền sở tại tạo thuận lợi cho kiều bào có điều kiện làm ăn sinh sống bình thườg; chủ động tiến hành đàm phán và ký kết các thỏa thuận can thiết với các nước, trong đó có các hiệp định lãnh sự, hiệp định tư pháp, bảo vệ lợi ích chính đáng của bà con, chống các biểu hiện kỳ thị, các hành động chống lại người Việt Nam ở nước ngoài. Giải quyết nhanh chóng, thỏa đáng yêu cầu của người Việt Nam ở nước ngoài liên quan đến vấn đề quốc tịch.

...... "

(Nghi Quyết 36)

Tôi chẳng thể không nói một vài điều về cái mức độ càng lúc càng trơ trẽn, vô liêm sỉ của ngôn ngữ trong Nghị Quyết 36!!! Chẳng hiểu Ðảng và Nhà nước Việt Cộng sẽ làm cách nào để "tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ người Việt tị nạn ổn định cuộc sống, hội nhập vào đời sống nước sở tại"??? Thực ra, cốt lõi của đoạn Nghị Quyết trên nằm trong câu cuối: "đồng thời duy trì quan hệ gắn bó với quê hương, đất nước".

Tôi muốn thưa với Ðảng và Nhà Nước Việt Cộng rằng, sau gần ba mươi năm lần lượt chạy trốn quý Ðảng và Nhà Nước, những người Việt lưu vong đã ngày càng ổn định đời sống nơi xứ người. Tôi thấy những người Việt tị nạn rất "yên tâm làm ăn sinh sống nơi đất khách", và đa số họ "hội nhập vào xã hội nước sở tại" khá nhanh và hiện đang trong đà tiến bộ khả dĩ theo kịp tầng lớp trung lưu của người bản xứ. Những người Việt tị nạn được bảo vệ và giúp đỡ làm ăn như những người bản xứ, thậm chí còn được những đặc quyền riêng dành cho "người thiểu số" trong các vấn đề xin việc làm, hay mở những thương vụ nhỏ. Trái hẳn với những đồng bào lương thiện Việt Nam trong nước đang sống dưới sự cai trị của Ðảng và Nhà Nước Việt Cộng, qua những lần về thăm quê hương, tôi chưa thấy họ có được sự "yên tâm làm ăn sinh sống", mặc dù đa số người dân đặc biệt là miền Nam đã cật lực cố gắng để "hội nhập vào xã hội chủ nghĩa" của quý Ðảng và Nhà Nước!

Còn vấn đề "duy trì quan hệ gắn bó với quê hương, đất nước" của những người Việt lưu vong thì thiết nghĩ, quý Ðảng và Nhà Nước Việt Cộng chẳng cần phải bận tâm. Con số từ hai tới ba tỉ đô la được gửi về hàng năm đã chứng minh điều này một cách rất hùng hồn! Họ tự nguyện tự ý làm bổn phận của con người Việt Nam với thân nhân gia tộc, đồng bào Việt Nam. Ðảng và Nhà Nước Việt Cộng có ráo riết vận động, lôi kéo hay khuyến dụ thì cũng chỉ từng ấy khả năng mà người Việt lưu xứ có thể làm được và họ đã làm rồi!

Rất nhiều những người Việt tị nạn lưu vong đã lập nên những cơ sở từ thiện, xã hội nhằm vào bao người dân Việt Nam trong nước đang thiếu thốn trăm bề! Trẻ em đường phố. Trẻ em mồ côi, Trẻ em thất học. Những thương phế binh. Những người cùi người tật bệnh. Những nạn nhân của cuộc chiến.v.v... Ðã có không ít các cơ sở tư nhân từ người Việt hải ngoại lập nên để thi hành những công tác này. Người Việt tị nạn lưu xứ đã thực hiện các công tác này cho đồng bào Việt Nam của họ đang bị tang thương tụt hậu nơi quê nhà. Ðiều tất yếu là họ tuy đã không làm công tác từ thiện xây dựng này cho Ðảng và Nhà Nước Việt Cộng, nhưng nó đã góp phần gỡ rối cho Ðảng và Nhà Nước Việt Cộng rất nhiều trong những vấn nạn về xã hội và kinh tế!

Do đó, Ðảng và Nhà Nước Việt Cộng nên quay về lo cho những người dân Việt Nam đang lầm than, khó khăn trong nước. Hãy lo cho sinh viên đại học sau khi tốt nghiệp có việc làm, không còn phải thất thểu làm những nghề tay trái, thậm chí đi đạp xích lô! Hãy giúp cho nông dân Việt Nam biết được những tiến bộ trong ngành nông nghiệp trên thế giới, cho nhà nộng Việt Nam bớt nhọc nhằn.v.v.. Công việc vận động ngoại giao "tích cực" với các nước sở tại, để tạo thuận lợi cho kiều bào, tức là những người Việt tị nạn có điều kiện làm ăn sinh sống bình thường, tôi thấy không cần thiết và không hợp lý! Bởi vì, từ bao nhiêu năm qua, các cộng đồng Việt lưu vong hải ngoại có lớn mạnh thực sự về kinh tế, giáo dục một cách rất rõ ràng như mọi người đã biết. Bàn tay của Ðảng và Nhà Nước Việt Cộng mà nhúng vào để vận động gì đó, lắm khi lại làm rối beng đi đời sống đang bình yên, phát triển của những người Việt hải ngoại! Tôi không tin là những người Việt lưu xứ cần bất cứ sự "bảo vệ" quyền lợi nào của họ từ Ðảng và Nhà Nước Việt Cộng đối với các chính quyền sở tại. Gần ba mươi năm qua, các cộng đồng người Việt lưu xứ đã tồn tại và trưởng thành rất đáng kể. Như chính trong văn bản của Nghị Quyết 36 đã có ghi, là trong cộng đồng người Việt lưu vong giờ đã có những người từ thế hệ thứ hai hiện diện trong các chính quyền bản xứ. Cộng Việt lưu vong giờ đã có con em trong tất cả mọi ngành nghề chuyên môn. Từ kỹ sư bác sĩ, giáo sư học giả cho tới chuyên viên các phòng lab., các ngành khoa học kể cả lãnh vực nhân văn.

Các hành động kỳ thị, "chống lại người Việt Nam ở nước ngoài" từ những người bản xứ nếu có, cũng rất hiếm hoi không đáng kể. Nếu so với những "kế hoạch, chủ trương" kỳ thị người Miền Nam sau tháng tư 1975, và đối xử phân biệt với người Việt hải ngoại về thăm gia đình của Ðảng và Nhà Nước Việt Cộng, thì chẳng khác gì mang một con sông mà so bì với cả một đại dương!

Tuy nhiên, những điều sau đây trong tiết (1) phần III của Nghị Quyết 36, tôi thấy rất đáng ca ngợi và ghi nhớ:

"Tạo điều kiện thuận lợi để người Việt Nam ở nước ngoài về thăm quê hương, thân nhân, thờ cúng tổ tiên. Cụ thể hóa và hoàn thiện hơn nữa các quy định về xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại trong nước của người Việt Nam ở nước ngoài theo hướng thông thoáng, thuận tiện và đơn giản thủ tục. Giải quyết thuận lợi, nhanh chóng thủ tục cho người Việt Nam ở nước ngoài hồi hương hoặc về làm ăn sinh sống có thời hạn trong nước; tiếp tục giải quyết những vấn đề tồn tại về mua nhà trong nước, thừa kế, hôn nhân gia đình, nhận con nuôi... liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài. Dành cho người Việt Nam ở nước ngoài giá dịch vụ như công dân trong nước.

Có hình thức thích hợp tổ chức thu thập ý kiến của đồng bào ở nước ngoài trước khi ban hành các văn bản pháp quy, chính sách có liên quan nhiều tới người Việt Nam ở nước ngoài"

(Nghị Quyết 36)

Ðoạn Nghị Quyết vừa trích là những gì thiết thực, cần thiết nên làm. Và nhất là, những điều này nầm trong "tầm tay" quyền lực của Ðảng và Nhà Nước Việt Cộng. Những quan tâm xa vời về đời sống, về sự thành công hay thất bại của người Việt hải ngoại trên thực tế, Ðảng và Nhà Nước Việt Cộng chẳng có chút khả năng nào "can thiệp" tới.

Việc thu thập ý kiến của người Việt tị nạn lưu vong, tại sao lại chỉ giới hạn trong các vấn đề "có liên quan nhiều đến người Việt Nam ở nước ngoài"??? Nêu đã công nhận sự "cần thiết" của cộng đồng Việt hải ngoại, tất nhiên phải công nhận cả quyền công dân đóng góp quyết định cho đất nước của họ. Tôi không tin Ðảng và Nhà Nước Việt Cộng thực tâm muốn thi hành đường lối này! Vả lại, những văn bản mang tên "Nghị Quyết", "Pháp Lệnh" và "Chương Trình Hành Ðộng" theo tôi thấy, nó chẳng có giá trị gì hết về mặt công pháp. Những văn bản loại này chỉ là những "quyết định" nhất thời, như tôi đã viết ở phần vào đầu bài. Nhửng văn bản mang tính "Ðảng trị", chỉ nên có ở những tổ chức, những "hội kín" còn trong thời kỳ làm cách mạng hay đối kháng kiểu du kích.

Ðảng và Nhà Nước Việt Cộng hiện nay đang nắm quyền hành xử trên cả một lãnh thổ Việt Nam. Ðang có trong tay chủ quyền cả một đất nước, thì nên cai trị đất n

© 2016 About Us | Terms & Conditions