LUẬN VỀ SỐNG VÀ CHẾT

Nhà văn Đắc Trung


“Kiếp người chỉ sống một lần và chết một lần.
                                                                  Phải sống sao cho có nghĩa và chết sao cho có nghĩa."
                                                                                                  PLATON
                                                                                        (Triết gia Hy Lạp cổ đại)



Trước khi luận về “sống” và “chết”, ta hãy cùng tìm hiểu về Tâm và Xác, về Chuyển Kiếp Luân Hồi dưới sự chi phối của Nhân Quả thuộc phạm trù Tâm Linh và thế giới quan Đạo Phật.

Tâm Linh

Không phải bây giờ người ta mới nghiên cứu, mà ngay từ 400 năm trước công nguyên, nhà triết học Hy Lạp vĩ đại Pla-ton (427-347 TCN) đã dành nhiều thời gian và tâm huyết cho lĩnh vực này. Hướng nghiên cứu của ông chủ yếu là phần hồn của sự vật, xem cơ thể như là nơi cư trú tạm thời của tâm linh. Ông trình bày khá kỹ những tư duy về số phận con người sau khi chết. Nhiều cuốn sách ông mô tả và bàn luận về việc khi tâm linh tách khỏi thân xác đi vào thế giới âm gian ra sao, tồn tại với các tâm linh khác thế nào trước khi đầu thai trở lại ...

Sau Pla-ton nhiều nhà khoa học tên tuổi thuộc các lĩnh vực triết học, tâm lý, sinh học, nhân chủng, thiên văn, vật lý, y học ... trên thế giới như Willam Krook (Anh), Stephenson (Mỹ), Ni Akbrem (Thụy Điển), Kar Yager (Thụy Sĩ), Tomilai Tomokichi (Nhật Bản), Caming Franmario (Pháp)... đã chuyển hướng nghiên cứu sang lĩnh vực tâm linh. Nhiều quốc gia lớn thành lập hiệp hội hoặc viện nghiên cứu tâm linh từ những năm đầu thế kỷ 19 như Anh, Mỹ, Nhật... (“Hiệp hội Nghiên cứu Tâm linh” của Anh có ba nhà bác học được giải thưởng Nobel thay nhau làm Chủ tịch, nhiều hội viên là viện sỹ Viện Hàn lâm Hoàng gia, có người làm Thủ tướng còn lại hầu hết là giáo sư đại học). Không ít báo cáo khoa học nhận định rằng bộ não con người mới chỉ vận dụng được 10% khả năng làm việc, 90% còn lại “đang ngủ”. Mục đích nghiên cứu tâm linh là nhằm phát hiện và triệt để sử dụng siêu năng lực tiềm tàng của con người. Vì thế đến nay tâm linh đã trở thành lĩnh vực được nhiều nước, nhiều nhà khoa học đầu tư nghiên cứu.

Đạo Phật

Là tôn giáo tin vào trí tuệ, không mê tín huyền hoặc mà tìm hiểu và giải đáp về vũ trụ, về vạn vật và gần gũi cuộc sống con người. Ngay chùa chiền cũng không đồ sộ, uy nghi, cách biệt mà thư tĩnh, ẩn mình dưới những tán cây xanh tốt hoà đồng với xóm quê thôn dã. Đạo Phật là học thuyết mang tính nhân sinh và nhân ái cao cả. Đạo Phật có nhiều sự thống nhất với khoa học hiện đại. Đạo Phật tôn trọng sự hoài nghi để thúc đẩy phát triển. Đạo Phật chủ trương chân lý không có ranh giới và bản thân nó không phụ thuộc vào bất cứ một tôn giáo, một thế lực, hoặc cá nhân nào trong lịch sử. Đạo Phật cho rằng mọi giáo lý đã tồn tại hàng nghìn năm đều có ích, nếu không nó đã bị trí tuệ của loài người đào thải. Đặc biệt so với các tôn giáo khác Đạo Phật đề cập nhiều nhất, lý giải toàn diện, đầy đủ và sâu sắc nhất về “sống” và “chết” của con người.

Vậy Tâm Linh và Đạo Phật quan niệm thế nào về...

Tâm và Xác:

Khi sống trên dương gian con người có hai phần: tâm hồn và thân xác. Tâm thuộc bản chất: thiện-ác, tốt-xấu... có tác dụng thuyết phục, khẳng định, đánh giá. Hồn thuộc hình thức: gây sự chú ý, hấp dẫn, lôi cuốn. Tâm hồn nào gắn với thân xác ấy, định hình nên mỗi cá nhân. Tuy nhiên tâm hồn vẫn có thể tồn tại ngoài thân xác. Mối quan hệ vừa gắn kết thống nhất, vừa độc lập ấy đã được khoa học tâm linh khẳng định mà đặc trưng là hiện tượng ngủ mơ và cận tử.

Ngủ mơ: Hầu hết người nào cũng ngủ mơ. Khi mơ thân xác vẫn nằm đấy, nhưng tâm hồn thì đã tách khỏi, mộng du tới nơi khác, có thể giống, có thể không giống thế giới thực tại; “gặp” những người có thể còn sống, có thể đã chết, có thể quen biết, có thể rất xa lạ; chứng kiến những việc bình thường, hoặc rất ly kỳ; có nội dung và hình ảnh lúc tỉnh dậy nhớ hết, kể lại được, có khi chỉ lờ mờ rồi quên ngay. Rõ ràng ngủ mơ chính là tâm hồn rời khỏi thân xác.

Cận tử: Là hiện tượng người “sống” tiếp cận với “chết” sau đó hồi sinh. Hình ảnh và sự việc thấy ở âm gian người cận tử có thể nhớ và kể lại được. Bất luận bởi nguyên nhân gì: ốm nặng chết lâm sàng, sống lại; tai nạn giao thông ngất, rồi tỉnh; ngạt thở dưới nước được vớt lên cấp cứu kịp; chó dại cắn đã lên cơn mà chữa khỏi; hay tự tử không chết... hầu hết những người cận tử kể có nhiều điểm giống nhau: hồn rời khỏi xác bay lơ lửng trên cao, gặp hồn người đã chết đón, thấy hồ nước, dòng sông, vườn hoa, mây chờn vờn như sương mờ, đường hầm tối đen, luồng ánh sáng trắng loá... Không ít người sau cận tử bỗng xuất hiện khả năng đặc biệt: nhìn thấy hài cốt, di vật trong lòng đất, nhận biết rất rõ hình bóng, nghe, hiểu và giao tiếp được với tâm linh người quá cố, truyền đạt lại ý và lời tâm linh nói, hoặc mời tâm linh nhập vào mình và nói lên tiếng nói của tâm linh, vẽ được sơ đồ mộ chí người quá cố từ khoảng cách rất xa... Đó là những nhà ngoại cảm. Họ xuất hiện từ rất sớm trên thế giới như: Eimir (Ấn Độ), Kasy (Mỹ), Fores (Anh) ... Ở Việt Nam hiện nay “Khoa Cận tâm lý” thuộc “Trung tâm khai thác tiềm năng con người” nằm trong “Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng” đã tập hợp được những nhà ngoại cảm nhiều uy tín như Phan Thị Bích Hằng, Đỗ Bá Hiệp, Nguyễn Văn Liên, Thẩm Thuý Hoàn, Nguyễn Thị Phương, Nguyễn Văn Nhã... Những đề tài nghiên cứu về khoa học tâm linh do họ thực hiện đạt kết quả cao. Hàng chục vạn bộ hài cốt liệt sĩ, trong đó có những tên tuổi lớn, hàng ngàn phần một thất lạc được họ tìm thấy. Một số cơ quan khoa học chuyên ngành như Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học Hình sự (Bộ Công an), Trung tâm Bảo trợ Văn hoá và Kỹ thuật Truyền thống, Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng được Chính phủ giao nghiên cứu đã báo cáo: “Khả năng đặc biệt của các nhà ngoại cảm là có thật”. Rõ ràng cận tử chính là hiện tượng tâm hồn rời khỏi thân xác.

Bằng tu luyện người ta cũng có thể khiến cho hồn rời khỏi xác. Tất nhiên việc đó là rất khó, không chỉ đòi hỏi tính khoa học mà còn phải có ý chí, nghị lực và lòng kiên trì rất cao. Thân thể người ta có 9 cửa, nhưng duy nhất chỉ một cửa ở đỉnh đầu là nơi tâm hồn thoát ra. Các cửa này bình thường đều đóng kín. Muốn mở không thể dùng sức, mà bằng năng lực tâm linh. Triết gia Pla-ton viết: “ Nhờ dầy công tu luyện, tinh thần khi đạt sự giác ngộ về chân lý, sẽ phát ra năng lực thần bí như các nhà tiên tri, ngoại cảm”. Nhờ tu luyện mà nhà khoa học người Mỹ Rudenber có thể nằm bất động, tập trung ý thức khiến tâm hồn ở trạng thái nửa tỉnh, nửa mê, rồi thoát xác bay đi. Nhờ tu luyện mà các môn đệ của phái võ công Thiếu Lâm thuộc Phật Giáo, hoặc phái Long Môn thuộc Lão Giáo có thể nhìn thấy ánh sáng bức xạ như đám hào quang giống ngọn lửa đang cháy luôn lay động phát ra trên đầu người khác. Từ hình dáng, màu sắc của nó có thể chẩn đoán bệnh tật và chữa khỏi bằng phát công năng từ xa. Cũng bằng cách phát công năng có thể ép đẩy chất độc ra khỏi cơ thể, đánh ngã người khác mà không cần động vào họ, làm cho thân nhiệt của các sinh vật xung quanh tăng cao đến toát mồ hôi, có khi ngất xỉu, thậm chí có thể gây biến đổi kết cấu phân tử. Đánh giá về sức mạnh con người qua khí công, giáo sư Tiền Học Sâm, Chủ nhiệm Viện Nghiên cứu Khoa học Trung Quốc viết: “ Sự phát hiện năng lực đặc dị của con người là đột phá quan trọng có tác dụng vén bức màn bí ẩn của sự sống”.

Cũng bằng tu luyện người ta có thể khiến cho hồn rời khỏi xác bằng cách thôi miên. Thôi miên là phương pháp đưa tâm hồn con người vào trạng thái nửa tỉnh, nửa mê sâu, từ đó có thể nhớ lại, nhìn thấy những sự việc và hình ảnh trong ký ức đã qua, thậm chí cả tiền kiếp của mình.

Rõ ràng tu luyện cũng khẳng định tâm hồn có thể rời khỏi thân xác.

Chuyển kiếp luân hồi:

Theo tiếng Phạn: “Luân hồi” là vòng sinh tử. Ý nói những kiếp sống nối tiếp nhau. Theo giáo lý Đạo Phật cuộc đời mỗi con người đều hiện hữu giới hạn và thay đổi từ kiếp này sang kiếp khác cho tới khi giác ngộ đạt Niết Bàn mới thoát được trầm luân bể khổ trong vòng “sinh - lão - bệnh - tử”. Muốn thế phải không ngừng tu luyện trong các kiếp làm người chốn dương gian bởi mọi đoạn trường tái sinh khác không thực hiện được.

Khoa học tâm linh cũng khẳng định con người có chuyển kiếp sau khi chết. Bằng chứng là hiện tượng ký ức tiền kiếp và sự kế thừa tài năng tiền kiếp.

Ký ức tiền kiếp: Tại quận Doma, ngoại ô Tokyo (Nhật Bản) trong một gia đình có cậu bé 7 tuổi tên là Trukyo Goro. Trukyo Goro kể rằng kiếp trước bố cậu tên là Chikinoa, một nông dân ở làng Trinhoa, gần đó. Sáu tuổi cậu chết bởi cái nhọt bị nhiễm trùng. Ba năm sau cậu tái sinh vào gia đình hiện nay. Bà nội nghe xong liền đưa Trukyo Goro tới làng Trinhoa. Không mất nhiều tời gian, cũng không cần hỏi ai, rất nhanh Trukyo Goro dẫn bà nội đến đúng ngôi nhà trước đây cậu đã sống, hơn thế còn nhận ra “người mẹ kiếp trước” của mình và những người trong gia đình. Bà mẹ cho biết mấy năm trước bà có một cậu con trai tên là Trukysan, bị bệnh nhọt và qua đời. Những người thân cũng kể về đứa bé ấy... Hầu như mọi việc đều rất khớp, rất đúng với ký ức tiền kiếp mà Trukyo Goro nhớ lại. Câu chuyện này gây tiếng vang lớn trong giới khoa học và người địa phương truyền nhau rất nhanh. Sau đó giáo sư Laphong Gat (người Anh) đã viết thành sách có tựa đề “Truyện ký chuyển kiếp của Trukyo Goro” phát hành ở nhiều nước trên thế giới.

Ngày 16 tháng 6 năm 1965, giáo sư Sphenson và tiến sĩ Furse Rechard thuộc “Trung tâm nghiên cứu y học thần kinh quốc gia” (Ấn Độ) đến thăm một gia đình ở ngoại ô Niu Dely để tìm hiểu về cô bé 8 tuổi Pusouba. Cô bé kể rằng kiếp trước cô có tên là Mandipukawa, chồng là Chanda làm nghề đạp xích lô. Một lần chồng say rượu quá tay đánh chết cô... Bằng những thông tin từ cô bé hai nhà khoa học tìm được đến nơi mà kiếp trước cô bé đã sống và xác minh chủ gia đình này đã từng làm nghề đạp xích lô, có người vợ bị chết do “tai nạn”. Điều rất lạ là khi họ đưa cô bé tới, cháu còn nhận ra được từng người quen thân trước đây, tuy nhiên thái độ hoàn toàn bình thản không có vẻ gì là thù hận. Câu chuyện trên được hai nhà khoa học báo cáo với chính quyền địa phương. Cảnh sát mở lại cuộc điều tra và hung thủ phải nhận tội. 9 tuổi cô bé quên hết không nhớ gì về “tiền kiếp” của mình nữa và phát triển tự nhiên như các bạn cùng lứa.

Kế thừa tài năng tiền kiếp: Tại Los Anges (Mỹ), một buổi chiều tháng 8 năm 1971, vợ chồng thương gia Ferida đang đi dạo trong vườn, bỗng họ nghe từ trong nhà phát ra những khúc nhạc qua đàn Piano rất điêu luyện. Khi vào họ vô cùng ngạc nhiên thấy Lemon, đứa con trai 7 tuổi của mình đang say sưa lướt những ngón tay trên phím, mà trước đó thằng bé chưa hề học Piano. Từ hôm ấy, mấy ngày sau Lemon chơi hàng giờ liền những bản giao hưởng rất độc đáo của nhà dương cầm nổi tiếng Ochivara đã qua đời từ năm 1945. Tiến sĩ Decass, chuyên nghiên cứu hiện tượng đầu thai chuyển kiếp viết: “Nếu khi một người biểu lộ tài năng mà bản thân anh ta hoàn toàn không hề có, thì điều này chứng tỏ sự kế thừa tài năng kiếp trước, nếu kỹ năng ấy chỉ có ở một người thôi” và theo Decass nghệ sĩ dương cầm Ochivara quá cố chính là kiếp trước của Lemon. Thật ra về kế thừa tài năng tiền kiếp đã được nghiên cứu từ thời cổ đại. Baratu, nhà triết học Hy Lạp nhận định: “ Nếu có người rất dễ dàng có thể học nhanh chóng một kỹ sảo nào đó thì điều này cho thấy anh ta đã biết kỹ sảo ấy từ kiếp trước”.
Một số nước trên thế giới, có cả Việt Nam đã từng xuất hiện những cháu bé ba, bốn tuổi chưa hề đi học, nhưng có thể đọc được báo, diễn đạt rất trôi chảy, hoặc giải được những bài toán số học.

Tuy nhiên những ký ức tiền kiếp hoặc kế thừa tài năng tiền kiếp chỉ xuất hiện khi còn nhỏ dưới 10 tuổi và cũng chỉ duy trì trong thời gian ngắn rồi bị những quan hệ và thế giới thực tại chèn lấp xoá bỏ để thay dần bằng những định hình, phát triển nhân cách mới. Tiến sĩ Ross viết: “Do ảnh hưởng thế giới vật chất của cuộc sống hiện tại mà khả năng liên hệ với ‘ký ức tiền kiếp’ và ‘kế thừa tài năng tiền kiếp’ đều tiêu tan”.



SỐNG VÀ CHẾT

Sống

Là khi tâm hồn và thân xác cùng tồn tại, gắn kết nhau, định hình và phát triển thành một cá thể nhân cách trên thế giới dương gian.

Sống thế nào? Là câu hỏi mà những ai trọng nhân cách luôn trăn trở. Suy cho cùng cuộc sống của mỗi người là tổng hoà các mối quan hệ với thiên nhiên, với xã hội và với cộng đồng. Muốn tồn tại, phát triển, muốn sống có ý nghĩa rất cần phải hiểu và dần làm chủ các mối quan hệ đó.

Với thiên nhiên: Phải không ngừng khám phá, nắm được bản chất và quy luật vận động để tránh, để chống, để chinh phục, để tận dụng khai thác mọi tác động của thiên nhiên vì cuộc sống con người. Phải hiểu về âm dương, ngũ hành, về vũ trụ, mây, mưa, sấm sét, về cây trồng, vật nuôi,về gieo cấy thu hoạch,bảo quản, chế biến, về khoa học, kỹ thuật, công nghệ... Chúng ta đang sống trong thời đại mà thiên nhiên và môi trường từng ngày, từng giờ biến đổi khôn lường. Tầng ozon bị huỷ hoại, trái đất nóng lên, băng tan ở Bắc Cực, nước biển dâng cao, thảm thực vật ngày càng co hẹp, nguồn nước cạn kiệt, động đất, lũ lụt, sóng thần và biết bao thảm họa khủng khiếp khác.

Đồng thời nhân loại cũng đạt được không ít thành tựu vĩ đại. Những phát minh khám phá về zen di truyền, về kỹ thuật số, về lòng đất, lòng biển và vũ trụ... Cùng với tự nhiên còn biết bao ngành thuộc khoa học xã hội như lịch sử, triết học, đạo đức, tôn giáo, địa lý, tâm linh... tác động mạnh mẽ tới đời sống con người. Trong bối cảnh như thế, nếu mỗi chúng ta không trang bị cho mình sự hiểu biết cần thiết thì cuộc sống sẽ ra sao?

Với xã hội: Loài người từ cuộc sống bầy đàn, đến chế độ bộ, thị tộc, rồi công xã nguyên thuỷ, phong kiến, tư bản... Xu thế tất yếu là tổ chức quản lý, điều hành xã hội bằng pháp luật. Pháp luật là hệ thống các quy phạm có tính bắt buộc thể hiện ý chí của giai cấp thống trị quy thành luật và được bảo vệ bởi quyền lực nhà nước. Pháp luật tương ứng với từng kiểu nhà nước và nhà nước quản lý điều hành xã hội bằng pháp luật. Tất cả mọi người đều chịu sự chi phối và bình đẳng trước pháp luật. Ngay từ thế kỷ thứ 3 TCN, Hàn Phi Tử đã viết: “ Pháp luật không hùa theo bất cứ thế lực nào. Trừng trị cái sai không tránh kẻ đại thần, thưởng cái đúng không sót kẻ thất phu. Bậc vua sáng khiến pháp luật chọn người chứ không tự mình tiến cử, khiến pháp luật đo lường công lao chứ không tự mình tính toán. Pháp luật là quy tắc của thiên hạ. Lấy pháp luật trị tội thì dân chịu chết mà không oán. Lấy pháp luật định công thì dân nhận thưởng mà không cho là ân đức. Quan lại trị dân bằng pháp luật thì dân theo, không trị dân bằng pháp luật thì dân kháng. Người dưới lấy pháp luật phục vụ người trên thì bọn dối trá không thể lừa chủ, bọn ghen ghét không thể có cái bụng kẻ giặc, bọn xu nịnh không thể bợ đỡ xảo trá, ngoài ngàn dặm không dám làm điều trái”. Sở dĩ con hổ khống chế được con chó là nhờ có nanh vuốt. Nếu hổ bỏ nanh vuốt mà trao cho chó thì ngược lại, chó sẽ khống chế hổ. Nanh vuốt giống như hình và đức. Hình là phạt. Đức là thưởng. Vua dùng hình và đức không đúng pháp luật sẽ không tạo ra tín. Tín là nền tảng của phép trị quốc. Có lần Tử Cổng hỏi Khổng Tử: “ Việc chính trị nên như thế nào ?”. Khổng Tử đáp: “Túc thực, túc binh, dân tín chí dĩ”. (Đủ ăn, đủ binh và được dân tin ). Tử Lộ lại hỏi: “ Trong ba điều ấy, nếu phải bỏ một, thì bỏ cái gì ?”. “Bỏ binh”. “ Nếu hai điều còn lại phải bỏ một, thì bỏ cái gì ?”. “Bỏ thực”. Điều thứ ba phải giữ, bởi mất lòng tin của dân là mất tất cả. Tín quan trọng là thế. Không có tín sẽ không có uy. Không tín, không uy sẽ không quản nổi xã tắc và nước sẽ loạn. Không có nước nào luôn luôn mạnh. Cũng không có nước nào luôn luôn yếu. Hễ những người thi hành pháp luật mạnh thì nước mạnh. Hễ những người thi hành pháp luật yếu, thì nước yếu. Nhà Tống (Trung Quốc) một vương triều tồn tại hơn ba trăm năm nhờ giữ vững kỷ cương phép nước, nhờ các bậc minh vương như Tống Thái Tổ, Tống Thái Tôn, Tống Nhân Tôn, Tống Thần Tôn ... luôn kiên trì chủ trương trị quốc bằng pháp luật, nhờ những quan tư pháp chính trực thanh liêm, thiết diện vô tư như Bao Công. Vụ án “Đả Long Bào” là điển hình của thể chế chính trị lấy pháp luật làm nền tảng. Là nạn nhân của những thủ đoạn vô cùng độc ác do Lưu Nương Nương chủ mưu, thái giám Quách Hoè tòng phạm dùng xác mèo lột da thay thế hài nhi Thái tử vừa được Lý Nương Nương sinh ra... mà hai chục năm sau vô tình nhà vua mang tội bất hiếu với mẹ đẻ. Sau khi rõ nhân chứng, vật chứng để bảo vệ sự tôn nghiêm của pháp luật, nhà vua hạ chỉ cho Bao Công lập tức thăng đường xét xử. Đây là vụ kỳ án chưa từng có. Chánh toà là Phủ doãn phủ Khai Phong và bị cáo là nhà vua. Mọi trình tự xét xử được tiến hành theo đúng luật. Hình phạt cho bị cáo là đánh năm mươi trượng. Nhà vua sẵn sàng cam chịu. Nhưng lo bảo toàn ngọc thể để quốc vương tiếp tục điều hành xã tắc, Bao Công có “sáng kiến” treo Long Bào của vua lên đánh đủ năm mươi trượng. Long Bào là biểu tượng uy thế tối cao quyền lực. Đánh vào Long Bào có nghĩa mọi người đều bình đẳng trước pháp luật bất luận là Hoàng đế hay thảo dân. Sau khi bản án được thi hành, nhà vua hạ chiếu ban bố thông cáo để khắp bàn dân thiên hạ biết về vụ án này. Một quốc gia có những bậc vua sáng như thế, những quan toà như thế, nhất định quốc gia đó mạnh.

Những đời sau, nhất là khi Tống Thần Tôn, Vương An Thạch, Bao Công… qua đời, pháp luật rệu rã, kỷ cương phép nước buông lỏng triều Tống mau chóng suy tàn để rồi Kim, Liêu, Nguyên nổi lên bá chủ. Rõ ràng nước thịnh dân an, quốc gia hùng mạnh là nhờ ở pháp luật. Bộ luật quan trọng nhất của một quốc gia là Hiến pháp. Hiến pháp đại diện quyền lợi của quốc gia chứ không thuộc riêng một giai cấp nào, một đảng phái chính trị nào. Hiến pháp là ý chí, nguyện vọng của toàn dân do những luật gia ưu tú soạn thảo, được toàn dân tham gia góp ý và được Quốc hội, những đại biểu có đức, tài do dân bầu ra thảo luận, thông qua. Dù một đảng độc quyền thống trị hay đa đảng. Dù nội các này đổ, nội các khác thay thế đều phải tuân thủ nghiêm chỉnh Hiến pháp. Hiến pháp là nền tảng cho ổn định, là cơ sở cho cả hệ thống luật pháp, đảm bảo cho sự vững mạnh và phát triển của đất nước. Hàn Phi Tử viết: “ Nhờ dây dọi thẳng mà cây cong bị đẽo. Nhờ cái mực nước bằng mà chỗ cao, chỗ nghiêng bị gọt. Nhờ treo cái cân lên mà bớt được bên nặng, thêm vào bên nhẹ. Nhờ cái đấu, cái thạch mà bớt được cái nhiều, thêm được cái ít. Cho nên đã lấy pháp luật trị nước thì chỉ cốt theo pháp luật mà làm. Pháp luật không hùa theo người quyền thế. Sợi dây dọi không uốn theo gỗ cong. Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn không từ, kẻ dũng không tránh, bất luận là vua chúa hay thảo dân”. Hoàng Thái Cực,văn võ song toàn, túc trí đa mưu, là bậc minh quân sáng lập vương triều nhà Thanh. Năm 1673, sau thời gian đem quân đi đánh Triều Tiên về nhà vua biết các vương, các tướng, các quan có nhiều hành vi vi phạm pháp luật, lộng quyền tham nhũng. Ông lệnh cho cho quan chấp pháp điều tra kỹ, kê tội rồi chuyển qua Bộ Hình thẩm nghị. Có 64 người phạm tội, gồm con trai, anh em, phò mã và các cháu nhà vua. Bộ Hình thỉnh thị xin nhà vua ban lệnh xử trí thế nào. Hoàng Thái Cực không do dự, truyền: “ Cứ xử đúng theo luật pháp!”. Kết quả tử hình 24 người, cách chức 13 người, còn lại đánh roi, phạt tiền. Anh trai nhà vua là Đại Thiện, quan to trong triều, quy định chỉ được 12 hộ vệ, nhưng cậy thế là anh vua tuyển thêm hai người nữa. Hoàng Thái Cực lập tức triệu tập chư vương đại thần họp. Nhà vua xử phạt anh trai. Sự nghiêm minh ấy giúp xã tắc vững bền. Ngày nay, nói rằng xây dựng nhà nước pháp quyền mà người ở cấp này, chức nọ lại được “đặc đãi”, pháp luật đến gần họ phải dừng, phải báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét cho ý kiến chỉ đạo rồi mới được làm và làm theo chỉ đạo. Thế thì còn gì là pháp luật nữa. Người dân không sợ luật nghiêm mà chỉ sợ luật không nghiêm, nhất là không nghiêm ngay từ những người thực thi pháp luật. Bởi thế sẽ tạo kẽ hở cho bao che, hối lộ, tham nhũng, sẽ mất lòng tin, gây oan ức phẫn nộ trong dân, sẽ tiềm ẩn mâu thuẫn xã hội và mầm loạn sẽ phát sinh. Một chế độ mà luật pháp không nghiêm thì rất đáng báo động. Một quốc gia nếu không có những quan lại kiên quyết giữ vững kỷ cương phép nước, không có các bậc đại thần dám can gián để nhà vua tránh được sai lầm thì hiểm họa diệt vong đã ở ngay trước mắt.

Mỗi quốc gia đều có tới hàng trăm, hàng ngàn luật và sẽ không ngừng tăng nhanh cả số và chất lượng. Mỗi con người từng ngày, từng giờ luôn sống trong sự ràng buộc, chi phối của rất nhiều luật: Luật dân sự, Luật tố tụng dân sự, Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, Luật giao thông, Luật hôn nhân và gia đình, Luật đất đai, Luật cư trú, Luật lao động, Luật doanh nghiệp, Luật thuế, Luật giáo dục, Luật nhà ở... cùng biết bao quy định dưới luật.

Khổng Tử dạy: “Làm phải theo luật. Sống phải theo đạo”. Muốn làm theo luật phải hiểu luật. Hiểu luật là cách tự vệ tốt nhất. Hiểu luật để không phạm luật, để không bị kẻ cậy quyền bắt nạt, để tấn công kẻ vi phạm pháp luật bảo vệ mình, bảo vệ người khác. Nhiều người phạm luật bởi không biết, không hiểu luật. Song cũng không ít kẻ cố tình “lách luật”. Quốc gia nọ dưới quyền cai trị của một tên bạo chúa vô cùng tàn ác, dân tình oán hận muốn ra đi. Bạo chúa liền ban bố đạo luật: Ai rời bỏ đất nước cũng được, nhưng với điều kiện khi qua cửa ải phải nói một câu. Câu đó đúng bị chặt đầu, sai bị treo cổ. Như thế chắc không kẻ nào qua được. Nhưng không. Một đoàn người tới cửa ải, đồng thanh nói:  “Hãy treo cổ chúng tôi đi !”. Quan trấn ải không biết xử trí thế nào. Bởi nếu treo cổ, tức là họ nói đúng. Mà nói đúng, theo luật phải chặt đầu. Nếu chặt đầu, tức là họ nói sai. Mà nói sai, theo luật phải treo cổ. Bất lực, quan trấn ải đành phải cho cả đoàn người qua. Một câu nói chỉ có thể đúng, hoặc sai. Đúng, sai đều phải chết. Luật như thế tưởng đã quá chặt chẽ, vậy mà vẫn có kẽ hở để “lách” qua. Mới biết việc làm luật sao cho đủ, chặt chẽ, kín kẽ, cụ thể, chính xác, đồng bộ quả là khó và việc thực thi nghiêm minh pháp luật để từ đó tạo được tín, được uy càng khó hơn. Pháp luật là công cụ hữu hiệu để trị quốc. Luật phải được xác lập trên cơ sở của đạo và đạo phải dựa vào sự bảo đảm của luật. Trong luật có đạo và trong đạo có luật. Thước đo của cả luật và đạo là lòng dân. Mục đích của luật trước hết để răn đe, sau mới trừng trị. Thời nhà Tần chủ trương trừng trị nặng những tội nhẹ. Bởi tội nặng khó phạm, tội nhẹ dễ phạm nhưng cũng dễ tránh. Luật làm cho người ta bỏ cái dễ phạm mà không quên sợ cái khó phạm, đó là đạo của việc trị nước. Nếu tội nhỏ không sinh, tội lớn không mắc thì sẽ không loạn. Dùng hình phạt nặng trị tội nhẹ để cả tội nặng và tội nhẹ đều không phạm, như thế gọi là dùng hình phạt để lọai trừ hình phạt. Làm quan toà khi xét xử, phán quyết cần làm cho bị cáo biết lỗi nhận ra lỗi, biết tội nhận ra tội, thương xót họ, tìm cách cứu giúp họ chứ không nên hãnh diện về tài hùng biện của mình và tỏ ra mình nhiều quyền lực. Một viên chức chân chính của ngành luật pháp không thể bị ma lực của đồng tiền mua chuộc, cũng không thể bị sở hữu của các thế lực, hay chính khách, mà chỉ thuộc về công lý. Thời Xuân Thu, Lý Ly làm quan coi ngục đời Tấn Văn Công, vì nghe lời cáo sai, lại không tra xét kỹ đã giết nhầm một người nên vô cùng hối hận. Ông tự trói mình, tấu xin vua xử mình tội tử hình. Tống Văn Công rất xúc động, phán: “Cấp dưới của khanh sai, khanh lại nhận hết trách nhiệm đòi xử tội mình. Vậy khanh là cấp dưới của trẫm, khanh sai thì trẫm phải chịu tội ư?”. Lý Ly tâu:  “Chức trách của quan coi ngục được quy định rõ trong luật. Hạ thần làm sai để người khác chết oan thì phải chịu xử tội chết. Thần biết Hoàng thượng gia ân, nhưng pháp luật không thể không nghiêm, thần mong được toại nguyện”. Nói xong rút kiếm tự cắt cổ mình. Giữ luật nghiêm, nhưng không được lạm dụng pháp luật để đàn áp, để thực hiện mưu đồ phi chính, bất nghĩa hoặc bù lấp cho sự yếu kém, bất lực trong quản lý vận hành xã hội. Đảm bảo nghiêm minh chặt chẽ về pháp luật, đồng thời phải mở rộng dân chủ, giải phóng sự sáng tạo. Đã có thời do không kiểm soát khống chế nổi bệnh dại, lập tức người ta ra lệnh cấm nuôi chó. Thành tựu lớn của loài người trải qua bao nhiêu đời là thuần hoá được “khuyển”, “mã” từ hoang dã thành vật nuôi. Đó cũng là loài vật rất thông minh, rất trung thành và tình nghĩa với chủ, không phân biệt giầu nghèo, sang hèn, khi thịnh, lúc suy mà con người coi như bạn. Giết và cấm nuôi chó vừa phản khoa học vừa trái đạo lý. Nếu tư duy kiểu như thế thì điện giật chết nhiều người: cấm điện? Ôtô, xe máy làm ách tắc giao thông, gây tai nạn: cấm ôtô, xe máy? ... Do yếu kém, bất lực không quản được thì cấm. Cách làm đó là phạm luật và phản luật.

Thời Chiến Quốc, dân thành Phú Thứ có tập quán làm việc ban đêm. Quản Thục là quận thú ra lệnh cấm, vì làm đêm đốt lửa dễ gây hoả hoạn. Dân bất bình lắm, nhưng do mưu sinh nên họ vẫn lén lút làm đêm. Vì lén lút nên càng nhiều hoả hoạn. Khi quận thú Liêm Pha về thay, ông bãi bỏ lệnh cấm, cho dân được làm đêm, song nhà nào cũng phải có bể nước để kịp thời dập lửa khi cháy. Dân phấn khởi nghiêm chỉnh chấp hành, không có hoả hoạn mà kinh tế phồn thịnh. Muốn quản lý điều hành quốc gia bằng luật pháp thì phải đủ luật, luật phải đồng bộ, phải phù hợp với thực tế, đặc biệt phải nghiêm. Phạm luật phải xử theo luật, bất luận là ai, hoàng đế hay thảo dân. Không biết dụng luật, dụng luật không nghiêm gây bất bình trong xã hội khiến kỷ cương rệu rã, đất nước suy vong, trách nhiệm thuộc những người đứng đầu bộ máy công quyền, đứng đầu quốc gia và cũng phải xử theo luật. Có như thế nước mới thịnh, dân mới an.

Với cộng đồng: Cộng đồng hẹp là gia đình, dòng tộc, rộng là quốc gia, quốc tế. Karl Marx viết: “Con người là sự tổng hoà các mối quan hệ xã hội”. Trong đó bản thân luôn là chủ thể. Vì vậy tìm hiểu, phân tích, đánh giá đúng bản thân là không thể không làm. Hơn thế, phải làm thật nghiêm túc và khách quan. Người ta thường có thói quen sống theo bản năng, ít khi tự phân tích chính mình, ít dám nhìn thẳng vào bản chất mình mổ xẻ cho kỹ, tìm ra hết để biết tất cả cái tốt, cái xấu, công và tội. Suy cho cùng thì ai cũng có tốt, có xấu, có công, có tội, mà trước hết là tội với chính bản thân mình, thậm chí hành hạ và giết chết nhân cách của chính mình. Càng về già càng có điều kiện sống nhiều bằng suy nghĩ và càng thấy rõ sự hãnh tiến, háo danh, hám lợi, kèn cựa, ghen ghét, đố kỵ, tham lam của mình trước đây sao mà lố bịch, mà hèn hạ, càng thấy xót xa ân hận và tủi hổ. Bởi vậy mà muốn khám phá mình hơn, muốn hiểu mình hơn và muốn sống lương thiện hơn. Một lần Tử Lộ hỏi Khổng Tử: “Ở làng nếu có người được tất cả dân chúng ca tụng thì đó là người thế nào ?”. Khổng Tử đáp: “Đó không phải người hiền”. Tử Lộ lại hỏi: “ Nếu có người bị tất cả dân chúng ghét, thì đó là người thế nào ?”. Khổng Tử đáp: “Đó cũng không phải người hiền”. “ Vậy thế nào là người hiền ?”. “ Ai được người thiện ưa và người bất thiện ghét thì đó là người hiền”. Bơỉ thế muốn hiểu mình hãy tự hỏi ai yêu mình và ai ghét mình? Họ là người thế nào? Nghĩa là phải hiểu mình và hiểu người. Không hiểu mình, hiểu người sẽ không hiểu được đời. Không biết dùng chính mình thì sao biết dùng người. Ta là ai? Ta là gì? Ta thế nào? Tốt? Xấu? Mạnh? Yếu? Sở trường? Sở đoản? Dũng? Hèn? Quân tử? Tiểu nhân ?... Nghĩa là tất cả những gì thuộc bản chất, bản lĩnh, bản tính mà ta có hoặc không có đều phải biết. Để từ đó tự thấy ta có thể dùng được vào việc gì và việc gì không thể dùng. Ở đời, tài năng mỗi người có lớn và có nhỏ. Tài nhỏ không dùng vào việc lớn được và tài lớn cũng chưa chắc đã làm được việc nhỏ. Sau khi lấy thiên hạ, Lưu Bang hỏi Hàn Tín: “Ngươi xem ta có thể thống lĩnh đại quân trăm vạn được không?”. Hàn Tín đáp: “Không”. “Chục vạn quân được không?”. “Không”.
“Vậy bao nhiêu?”. “Một vạn thôi”. “Còn ngươi?”. “Càng nhiều càng tốt”. “Vậy sao ta làm vua, ngươi chỉ làm tướng?”. “Vì bệ hạ không giỏi cầm quân, nhưng giỏi cầm tướng”. Phải chăng Hàn Tín đúng. Bởi Lưu Bang đã dùng được cả Hàn Tín, Trương Lương, Tiêu Hà... Ở đời có người chỉ huy tướng được, chứ không chỉ huy quân được và ngược lại. Đối với bậc minh chủ, nếu có được lòng dân và nhân tài sẽ có được thiên hạ. Lưu Bang là thế. Ta có thể thấy cái cách ngàn bước mà không thấy được lông mi của mình. Không phải cái cách ngàn bước gần, cái lông mi xa, mà bởi không thể làm được. Giống như lực sĩ sức địch muôn người cũng không thể nhấc nổi chính mình. Cho nên phải biết tài nào dùng việc nấy. Giỏi dụng binh thì để chỉ huy quân đội. Tài công nghệ thì dùng chế tạo máy móc. Thông thạo buôn bán thì dùng phát triển thương mại. Sắc sảo biện luận thì dùng ngoại giao. Hiểu mình thì biết dùng mình. Hiểu người thì biết dùng người. Không biết được cái yếu của mình, của người sẽ không thấy được cái mạnh của mình, của người. Không thấy được cái yếu trong cái mạnh và không thấy được cái mạnh trong cái yếu của mình, của người sẽ không biết dùng mình và dùng người. Hiểu mình, hiểu người thì những thứ tưởng bỏ đi cũng có thể dùng vào việc hữu ích. Thời Thiên chuyên nghề trộm cắp, rất giỏi đào ngạch chui tường được các hảo hán Lương Sơn Bạc thâu nạp dùng ngay cái biệt tài ấy và anh ta trở thành một lính thám báo siêu hạng. Hơn thế, đại ca Triều Cái trong “Thuỷ hử” còn biết dùng người điếc làm hầu cận, người câm làm giao liên, người què coi chòi canh... Cho nên dùng người không nhất thiết nhằm vào kẻ đã thành danh, mà cái chính là phải hiểu và phát hiện ra tài năng tiềm ẩn ở họ. Giống như “thiên lý mã”, khi còn nằm dưới gầm xe chở muối, Bá Nhạ đã phát hiện ra những tố chất của ngựa quý bởi Bá Nhạ biết xem tướng ngựa. Nếu không có Bá Nhạ thì “thiên lý mã” sao có cơ hội bộc lộ khả năng phi thường của nó. Thời Chiến Quốc, chư hầu tranh bá, nhiều minh chủ ý thức được tầm quan trọng của việc dụng nhân tài. Lỗ Trang Công phá lệ dùng Tào Quệ mà đánh bại đối thủ mạnh hơn mình. Tề Hoàn Công bỏ qua thù oán cá nhân dùng Quản Trọng làm Tướng quốc mà trở nên siêu cường. Ngô Vương dùng Tôn Vũ giỏi binh thư nên đại phá quân Sở... Đặc biệt nước Tần, hầu như đời nào cũng biết trọng dụng nhân tài. Biết Lý Bách Hề là bậc siêu phàm từng làm quan đại phu nước Ngu không may sa cơ, Tần Mục Công tìm mọi cách cứu giúp đưa về phong làm Thừa tướng. Lý Bách Hề không phụ ân nghĩa ấy hết lòng phò tá. Ông còn quy tụ và tiến cử cho Tần Mục Công nhiều hiền tài nổi tiếng khác như Kiển Thúc, Mạnh Minh Thị, Do Dư... Nhờ thế nước Tần trở nên hùng mạnh hai lần đại phá quân Tấn, băt Tây Nhung thần phục, trở thành một trong năm bá chủ. Đời Tần Hiếu Công rất mực đề cao và trọng dụng Thương Ưởng làm quân sư. Nhờ những cải cách triệt để của Thương Ưởng mà nước Tần đứng đầu bẩy nước hùng mạnh nhất thời Chiến Quốc. Đời Tần Huệ Vương biết lôi kéo, dùng Cam Mậu người nước Sở mà đánh bại nhiều chư hầu lớn ở phía Đông mở mang bờ cõi. Đời Tần Vũ Vương biết Trương Nghi có tầm chiến lược phong chức Tướng quốc, dùng làm thuyết khách đem “Kế hợp tung” để phá “Kế liên hoành” của đối phương. Đời Tần Chiêu Vương biết Phạm Duy là nhân tài bị nước Ngụy hãm hại đã tìm cách cứu đưa về phong làm tướng. Nhờ “Kế viễn giao cận công” do Phạm Duy đề xuất mà đánh bại nhiều đối thủ... Đến đời Tần Thuỷ Hoàng biết trọng dụng Trịnh Quốc người nước Hàn, một chuyên gia rất giỏi về thuỷ lợi. Nhờ kế sách của Trịnh Quốc mà cả vùng Quan Trung khô cằn trở nên phì nhiêu, màu mỡ, năm nào cũng được mùa lớn. Biết lôi kéo, trọng dụng Lý Tư đến từ nước Sở, Uý Liêm đến từ nước Ngụy, rồi Mông Điền,Vương Tiễn và nhiều người tài khác phong làm tướng... Nhờ thế mà diệt Tề, phá Sở... thống nhất thiên hạ.

Hiểu người, thắng người đã khó, nhưng hiểu mình và thắng mình còn khó hơn nhiều. Bởi bí mật lớn nhất ở đời là chính mình và kẻ thù lớn nhất ở đời cũng là chính mình. Lão Tử dạy: “Lo thắng người thì loạn. Lo thắng mình thì an”. Có những thứ chỉ mở mắt không thấy được, phải mở lòng, mở óc, mở tâm mới thấy. Đại vương Trần Hưng Đạo viết: “Hiểu được mình là anh. Thắng được mình là hùng” quả chí lý và sâu sắc. Hiểu mình luôn kèm với rèn mình. Khổng Tử dạy: “Tu thân - Tề gia - Trị quốc - Bình thiên hạ”. Ngài coi cộng đồng nhỏ là gia đình. Gia đình giữ vai trò cầu nối giữa bản thân với cộng đồng lớn quốc gia, quốc tế. Tu thân là rèn luyện bản thân. Tề gia là giữ hoà thuận gia đình mình. Trị quốc bình thiên hạ là trách nhiệm với Tổ quốc. Tu thân để đạt chính nhân quân tử. Quân tử là tiêu chí đạ
Source: Lê Anh Hùng

© 2016 About Us | Terms & Conditions