14 cam kết của Chính phủ Việt Nam trước Liên Hợp Quốc


Vào ngày thứ ba, 27/8/2013, nhằm vận động trước khi có cuộc bỏ phiếu chọn thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, phái đoàn Việt Nam đã công bố bản cam kết bao gồm 14 lời hứa về thực thi quyền con người của Chính phủ Việt Nam trước Chủ tịch Đại hội đồng và các thành viên của Liên Hợp Quốc.
Các cam kết này liên quan đến nhiều khía cạnh chính sách, pháp luật, hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, cũng như liên quan đến nhiều nhóm quyền khác nhau. Các nhóm, tổ chức xã hội dân sự có thể bám sát các cam kết liên quan đến lĩnh vực mình quan tâm để vận động cải cách, cải thiện thực trạng. Các cam kết cụ thể là:
1. Thông qua các chính sách và các biện pháp để đảm bảo tốt hơn tất cả các quyền cơ bản về kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự và chính trị theo thông lệ quốc tế đã công nhận.
2. Đạt Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.
3. Tiếp tục cải thiện hệ thống luật pháp và tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền và kiện toàn các thiết chế trong nước về bảo vệ nhân quyền, bao gồm việc có thể thành lập một cơ quan nhân quyền quốc gia.
4. Thông qua các chính sách và các biện pháp, tăng cường các nguồn lực để đảm bảo an sinh xã hội và công lý, đặc biệt với quyền của những nhóm dễ bị thương tổn, như phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật và các dân tộc thiểu số.
5. Thúc đẩy giáo dục nhân quyền để tăng cường nhận thức và năng lực cho các cơ quan hành pháp để đảm bảo tốt hơn các quyền và tự do căn bản của người dân.
6. Tiếp tục thực hiện những khuyến nghị Việt Nam đã chấp nhận trong cơ chế Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) năm 2009 và tham gia một cách có trách nhiệm và xây dựng trong kỳ UPR thứ hai.
7. Tăng cường dân chủ cơ sở và sự tham gia của người dân vào việc lập kế hoạch và thực thi chính sách, và cải thiện sự gắn kết của Việt Nam với các tổ chức chính trị, xã hội làm việc trong lĩnh vực nhân quyền.
8. Tham gia tích cực, xây dựng và có trách nhiệm vào công việc của Hội đồng để đóng góp vào việc tăng cường hiệu quả, tính minh bạch, khách quan và cân bằng của Hội đồng, trên tinh thần đối thoại và hợp tác.
9. Tăng cường hợp tác và đối thoại với các cơ chế nhân quyền LHQ, đặc biệt với các Ủy ban Công ước và Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ, các thủ tục đặc biệt, bao gồm việc có thể mời thêm các chuyên gia thăm Việt Nam.
10. Ủng hộ và tích cực tham gia vào các cuộc tham vấn liên chính phủ về tăng cường năng lực và hiệu quả của các Ủy ban Công ước.
11. Tham gia và đóng góp vào việc thúc đẩy hợp tác nhân quyền ở ASEAN, đặc biệt trong khuôn khổ AICHR và thực thi Tuyên bố Nhân quyền ASEAN.
12. Duy trì các đối thoại nhân quyền song phương và cơ chế hợp tác với các quốc gia đối tác, với mục tiêu chung về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trên thế giới.
13. Hoàn thành thủ tục nhanh chóng tham gia Công ước chống Tra tấn.
14. Hoàn thành thủ tục phê chuẩn Công ước về Quyền của Người khuyết tật.
Nguồn: Lã Khánh Tùng 
http://nhanquyen.vn/modules.php?name=News&op=detailsnews&mid=231&mcid=1

© 2016 About Us | Terms & Conditions