MỘT GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ THỜI CỤ PETRUS KEY TRƯƠNG VĨNH KÝ (Việt Báo)




Một giai đoạn lịch sử thời cụ Petrus Key Trương Vĩnh Ký (1837-1898)

VĂN HÓA

11/12/2018

https://vietbao.com/p112a288524/mot-giai-doan-lich-su-thoi-cu-petrus-key-truong-vinh-ky-1837-1898-


VĂN HÓA

12/12/2018


Cách đây 30 năm, tại Việt Nam đã diễn ra một cuộc hội thảo về Cụ Petrus Trương Vĩnh Ký dưới sự bảo trợ của ông Võ Văn Kiệt, Thủ tướng; hôm 8/12/2018 tại Quận Cam nam California có một cuộc hội thảo về nhân vật "thời cuộc và lịch sử" Petrus Ký do nhóm chủ trương gồm các ông Nguyễn Trung Quân, Phạm Phú Minh và Đỗ Quý Toàn. Buổi hội thảo được tổ chức tại phòng sinh hoạt báo Người Việt từ  11 giờ sáng tới 5 giờ chiều cùng ngày.


Dưới đây là Giai đoạn lịch sử Việt Nam thời ông Petrus Ký sanh tiền (1837-1898)


- Linh mục Dòng tên Alexandre de Rhodes 15/3/1591 – 5/11/1660). Ông đến truyền giáo ở Đàng Trong vào năm 1625 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên và ở Đàng Ngoài vào năm 1626 dưới thời chúa Trịnh Tráng. Năm 1645, ông bị Chúa Nguyễn vĩnh viễn trục xuất khỏi Việt Nam.


- Năm 1651, ông cho in cuốn Từ điển Việt-Bồ-La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum), ghi âm tiếng Việt dựa trên mẫu tự La tinh, nôm na là khai sinh ra chữ mới - tiếng nói mới, ban đầu phổ biến trong các buổi giảng lễ cho người Việt theo đạo Ki tô.


- Năm 1858: Pháo hạm Pháp do Trung tướng  Pháp Charles Rigault de Genouilly chỉ huy đánh phá cửa bể Đà Nẵng. Trận đánh này được coi như bước đầu mở đường ý đồ xâm chiếm miền đất viễn đông bằng quân sự của Đại Pháp. Tuy nhiên, chiến lũy của quân Triều đình quá vững chắc. Quân Pháp phải rút về Nam, nhưng vẫn không bỏ ý đồ xâm lược. Qua năm sau, tháng 2 năm 1859, Pháp chiếm Gia Định.


- Năm 1858, Từ nhà dòng Penang ở Singapore, Petrus Ký (1837 – 1898), về nước năm 22 tuổi, dường như theo lệnh của Linh mục người Pháp, giáo dân Ki tô thường gọi là cha Long. Ông Petrus Ký về đúng vào năm pháo hạm đánh phá cửa Hội An Đà Nẵng.


- Kể từ năm 1859 - 1886 (28 năm), Việt Nam nằm dưới thời cai trị của Trung tướng Pháp Charles Rigault de Genouilly, Thiếu tướng Pháp Page và Thống sứ An Nam kiêm Toàn quyền Bắc kỳ Paul Bert.

Các cơ quan hành chánh, dinh thự của Pháp mọc lên khắp nơi từ Nam chí Bắc, lập ra Phủ Toàn quyền Đông Dương.


- Năm 1867, Pháp chiếm Nam kỳ Lục tỉnh gồm Biên HoàGia ĐịnhĐịnh TườngVĩnh LongAn GiangHà Tiên.


- Năm 1868, Thống đốc Nam Kỳ Lagrandière đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng Dinh Thống đốc Nam Kỳ.


-  Năm 1871, dinh xây xong đặt tên là dinh Norodom. Về sau, tùy thời điểm Pháp cai trị toàn Đông Dương, dinh Norodom đổi tên là dinh Thống Đốc, dinh Toàn quyền. Pháp muốn xây các dinh thự to lớn, bề thế là để chứng minh sự hiện diện và sức mạnh vững chắc Đại Pháp tại thuộc địa.


- Năm 1886, Paul Bert (Bác sĩ, Tiến sĩ, Chính trị gia (1833- 1886) được Hoàng đế Napoleon III bổ nhiệm làm Thống sứ An Nam và toàn quyền Bắc Kỳ. Paul Bert là một chính trị gia chủ trương bình định đi đôi với việc đồng hóa Việt Nam theo văn minh và văn hóa mẫu quốc Đại Pháp, nhưng chỉ được gần một năm thì bị bệnh chết tại Hà Nội (11 tháng 11, 1886)..


- Năm 1883, dấu ấn lịch sử của Việt Nam sang trang, Vua Tự Đức băng hà. Pháp chiếm hoàn toàn ba xứ Bắc, Trung, Nam.


- Từ năm 1886 - 1898 (1898 là năm Petrus Ký mất), Petrus Ký cộng tác với Pháp tính từ thời Paul Bert đến thời Paul Doumer là 12 năm.

Công việc quan trọng nhất của Petrus Ký là hệ thống hóa, phổ biến, phổ cập chữ Việt - La tinh, quảng bá chính sách cai trị của Pháp bằng phương tiện tờ Gia Định báo. Chữ và tiếng nói Việt- La tinh được Petrus Ký công bố là chữ Quốc ngữ. Hầu như tất cả các phương tiện sách vở, báo chí, lương bổng của Petrus Ký đều được Pháp tài trợ.


Tính từ năm 1858 (là năm Petrus Ký từ nhà Dòng Penang ở Singapore về nước) cho đến năm 1898, Petrus Ký cộng tác, làm việc liên tục 40 năm dưới quyền 10 viên Toàn quyền. Trong 10 viên Toàn quyền có 4 Toàn quyền quan trọng là: Paul DoumerPaul BeauAntony Klobukowskivà Albert Sarraut.



XEM TIẾP >>>  








© 2016 About Us | Terms & Conditions