Đặng Chí Hùng: BẢN CÁO TRẠNG TỘI ÁC CỦA ĐẢNG CSVN VÀ HỒ CHÍ MINH (phần 6)

QLB
dangchihung-canada
Đặng Chí Hùng

Kính thưa quý vị !

Tội ác của cộng sản Việt Nam đối với dân tộc chúng tôi là không thể chối cãi. Ngoài những tội ác mà tôi đã nêu thì cộng sản Việt Nam hiện nay còn có những tội ác khác về mặt xâm phạm nhân quyền. Mặc dù cộng sản Việt Nam đã ký vào công ước nhân quyền và đã được ngồi vào ghế nhân quyền của hội đồng LHQ nhưng cái cách mà cộng sản thực hiện nhân quyền là vô cùng vô lý.
 
1.Xét về công ước nhân quyền mà cộng sản đã ký thì :
 
Điều 1: Mọi người sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm cách và quyền lợi, có lý trí và lương tri, và phải đối xử với nhau trong tình bác ái.
Điều 2: Ai cũng được hưởng những quyền tự do ghi trong bản Tuyên Ngôn này không phân biệt đối xử vì bất cứ lý do nào, như chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ thân trạng nào khác.
Ngoài ra không được phân biệt về quy chế chính trị, pháp lý hay quốc tế của quốc gia hay lãnh thổ mà người đó trực thuộc, dù là nước độc lập, bị giám hộ, mất chủ quyền hay bị hạn chế chủ quyền.
Điều 3: Ai cũng có quyền được sống, tự do, và an toàn thân thể.
Điều 5: Không ai có thể bị tra tấn hay bị những hình phạt hoặc những đối xử tàn ác, vô nhân đạo, làm hạ thấp nhân phẩm.
Điều 6: Ai cũng có quyền được công nhận là con người trước pháp luật bất cứ tại đâu.
Điều 7: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ bình đẳng không kỳ thị. Mọi người đều được bảo vệ chống lại mọi kỳ thị hay xúi giục kỳ thị trái với Tuyên Ngôn này.
Điều 8: Ai cũng có quyền yêu cầu tòa án quốc gia có thẩm quyền can thiệp chống lại những hành động vi phạm những quyền căn bản được hiến pháp và luật pháp thừa nhận.
Điều 9: Không ai có thể bị bắt giữ, giam cầm hay lưu đầy một cách độc đoán.
Điều 10: Ai cũng có quyền, trên căn bản hoàn toàn bình đẳng, được một toà án độc lập và vô tư xét xử một cách công khai và công bằng để phán xử về những quyền lợi và nghiã vụ của mình, hay về những tội trạng hình sự mà mình bị cáo buộc.
 
Điều 18: Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo; quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng qua sự giảng dạy, hành đạo, thờ phụng và nghi lễ, hoặc riêng mình hoặc với người khác, tại nơi công cộng hay tại nhà riêng.
 
Điều 19: Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia.
 
Điều 20:
 
1) Ai cũng có quyền tự do hội họp và lập hội có tính cách hoà bình.
2) Không ai bị bắt buộc phải gia nhập một hội đoàn.
 
Trích nguồn từ bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền mà cộng sản đã ký từ chính thư viện pháp luật cộng sản Việt Nam.
 
2.Xét về “BÁO CÁO QUỐC GIA KIỂM ĐIỂM ĐỊNH KỲ VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM” thì cộng sản Việt Nam tuyên bố:
 
7. Trải qua lịch sử đấu tranh giành độc lập, tự do, nhân dân Việt Nam trân trọng giá trị thiêng liêng của các quyền con người, trước hết là quyền dân tộc tự quyết, quyền tự do quyết định vận mệnh của mình, quyền được sống trong sự tôn trọng nhân phẩm. Bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau này là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã khắc ghi những quyền này. Qua quá trình hoàn thiện để đáp ứng tình hình đất nước, các bản Hiến pháp năm 1959, 1980 và đặc biệt là Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001) không chỉ thừa nhận và bảo đảm đầy đủ các quyền con người, quyền công dân phù hợp với luật pháp quốc tế mà còn khẳng định rõ Nhà nước Việt Nam là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, có trách nhiệm bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân.
 
10. Nhà nước Việt Nam coi con người là mục tiêu và động lực của mọi chính sách phát triển kinh tế – xã hội và luôn nhất quán trong việc đảm bảo và thúc đẩy các quyền con người. Hiến pháp 1992, văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất, đảm bảo mọi công dân có quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, bình đẳng trước pháp luật; quyền tham gia quản lý công việc của Nhà nước và xã hội; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền tự do đi lại và cư trú trên đất nước Việt Nam; quyền khiếu nại và tố cáo; quyền lao động, học tập, chăm sóc sức khỏe… không phân biệt giới tính, sắc tộc, tôn giáo. Trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật Việt Nam tiếp tục cụ thể hóa các quyền này, phù hợp với các chuẩn mực pháp lý quốc tế về nhân quyền.
 
23. Quyền lập hội của người dân được bảo vệ bằng các đạo luật quan trọng và nhiều văn bản dưới luật liên quan, cụ thể là tại Điều 69 Hiến pháp 1992, và tại Nghị định số 88/ 2003/NĐ-CP ngày 30/07/2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Ở Việt Nam hiện có 380 hội có phạm vi hoạt động toàn quốc, liên tỉnh, thành phố (so với 115 vào năm 1990); 18 tổ chức công đoàn ngành, 6.020 tổ chức ở cấp địa phương, và hàng nghìn hiệp hội, câu lạc bộ hoạt động trong mọi lĩnh vực xã hội.
24. Việt Nam có khoảng 20 triệu người theo các tôn giáo khác nhau và 80% người dân có đời sống tín ngưỡng. Nhà nước Việt Nam nhìn nhận tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu chính đáng của con người và không ngừng phấn đấu đảm bảo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo cho người dân. Tính đến 2008, ở Việt Nam có 12 tôn giáo, trong đó một số tôn giáo có đông tín đồ như Phật giáo, Công giáo, Tin lành … . Các sinh hoạt tôn giáo, đặc biệt các ngày lễ lớn hàng năm của nhiều tôn giáo được tổ chức trọng thể với hàng trăm nghìn tín đồ tham gia. Đặc biệt, Đại lễ Phật đản LHQ năm 2008 được tổ chức trọng thể tại Hà Nội với sự tham dự của hơn 4.000 tăng ni, phật tử trong đó có khoảng 2.000 chức sắc, tín đồ đến từ 74 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Các cơ sở thờ tự liên tục được cải tạo hoặc xây mới. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành được duy trì và mở rộng. Nhiều chức sắc và nhà tu hành Việt Nam được cử đi đào tạo tại nước ngoài (Mỹ, Pháp, Ý, Ấn Độ …). Các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam chủ động tham gia nhiều hoạt động y tế, văn hoá, xã hội, nhân đạo… đóng góp cho quá trình xây dựng đất nước, đồng thời có quan hệ quốc tế rộng rãi; đại diện chức sắc các tôn giáo tham gia nhiều diễn đàn quốc tế, đối thoại tôn giáo, tín ngưỡng, giao lưu học hỏi, trao đổi giáo lý, giáo luật tại các diễn đàn lớn như ASEM, ASEAN…
 
25. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và thông tin của người dân Việt Nam được thể hiện rõ qua sự phát triển nhanh chóng, đa dạng về loại hình và phong phú về nội dung của các phương tiện thông tin đại chúng. Tính đến năm 2008, cả nước có hơn 700 cơ quan báo chí in với 850 ấn phẩm, gần 15.000 nhà báo được cấp thẻ, 68 đài phát thanh, truyền hình của trung ương, cấp tỉnh và đài truyền hình kỹ thuật số mặt đất (đài truyền hình Việt Nam phủ sóng đến 85% hộ gia đình Việt Nam), 80 báo điện tử và hàng nghìn trang tin điện tử trên mạng Internet, 55 nhà xuất bản. Báo chí đã trở thành diễn đàn ngôn luận của các tổ chức xã hội, nhân dân, là công cụ quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của xã hội, các quyền tự do của nhân dân và trong công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt về quyền con người. Người dân Việt Nam ngày càng tiếp cận tốt hơn với công nghệ thông tin hiện đại, đặc biệt là Internet, với khoảng 20 triệu người truy cập, chiếm 23,5% dân số, cao hơn mức trung bình của châu Á (18%). Ngoài hệ thống thông tin, báo chí, truyền thông trong nước, người dân Việt Nam còn được tiếp cận với hàng chục hãng thông tấn, báo chí và kênh truyền hình nước ngoài, như Reuters, BBC, VOA, AP, AFP, CNN và nhiều báo, tạp chí quốc tế lớn khác.
 
Trích nguồn từ phúc trình thực hiện nhân quyền của bộ ngoại giao nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.
 
3. Công ước chống tra tấn mà cộng sản Việt Nam đã ký thì :
 
Công ước chống tra tấn (tên đầy đủ là Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục – CAT, 1984)có hiệu lực từ ngày 26/6/1987.
 
Công ước có các nội dung cơ bản như sau:
 
Điều 1 đến 16 (Phần I): các điều khoản nội dung quy định các nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước cần áp dụng trong pháp luật quốc gia. Đây là những nội dung quan trọng nhất của Công ước.
Điều 17 đến 24 (Phần II): thẩm quyền và các phương thức hoạt động của Ủy ban chống tra tấn, cơ quan chịu trách nhiệm giám sát việc thực thi Công ước (thông qua việc xem xét báo cáo định kỳ của các quốc gia, nhận khiếu nại của các nạn nhân tra tấn, điều tra tình hình thực tế…)
 
Điều 25 đến 33 (Phần III): các khía cạnh kỹ thuật về ký kết, phê chuẩn Công ước, thủ tục sửa đổi, việc bảo lưu Công ước.
Cụ thể hơn, các điều khoản trong Phần I (chủ yếu là các nghĩa vụ quốc gia) có nội dung cơ bản như sau:
 
Điều 1: nêu một định nghĩa “tra tấn”, vì mục đích của Công ước. Mặc dù dựa trên Tuyên ngôn, định nghĩa của Công ước đã có những thay đổi so với Tuyên ngôn.
Điều 2: nghĩa vụ thực thi các biện pháp lập pháp, hành chính và tư pháp hiệu quả và các biện pháp khác để ngăn chặn hành vi tra tấn; khẳng định tính tuyệt đối của chống tra tấn trong mọi hoàn cảnh.
Điều 3: nghĩa vụ không được trục xuất, trả về một quốc gia có nguy cơ sử dụng tra tấn.
Điều 4: nghĩa vụ bảo đảm pháp luật hình sự quy định các tội phạm về tra tấn (nghĩa vụ “hình sự hóa”).
Điều 5: nghĩa vụ xác lập thẩm quyền pháp lý phổ quát, truy tố hoặc dẫn độ thủ phạm của tra tấn để truy cứu tại quốc gia khác.
Điều 6: giam giữ, điều tra ban đầu, thông báo.
Điều 7: nghĩa vụ khởi tố hoặc dẫn độ thủ phạm, thu thập chứng cứ, bảo đảm quyền xét xử công bằng.
Điều 8: coi tra tấn là một tội phạm có thể dẫn độ, căn cứ pháp lý của Công ước
Điều 9: nghĩa vụ của các quốc gia hỗ trợ nhau trong thủ tục tố tụng hình sự liên quan đến tra tấn.
Điều 10: nghĩa vụ phổ biến thông tin về cấm tra tấn, đào tạo cho các lực lượng thực thi pháp luật và những người khác về lĩnh vực này.
Điều 11: nghĩa vụ thường xuyên rà soát các quy định về thẩm vấn, giam giữ nhằm chống lại tra tấn.
Điều 12: bảo đảm điều tra nhanh chóng và khách quan các hành vi tra tấn đã xảy ra.
Điều 13 – 14: nạn nhân của tra tấn được bảo đảm khiếu nại được giải quyết, bảo vệ và được bồi thường.
Điều 15: lời khai có được nhờ tra tấn không được sử dụng.
Điều 16: nghĩa vụ ngăn chặn nhân viên công quyền thực hiện hoặc đồng lõa vỚI các hành vi đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục khác.
 
 
Mặc dù cộng sản đã ký rõ ràng và tuyên bố rõ ràng nhưng trên thực tế cộng sản Việt Nam lại vi phạm luật nhân quyền, vi phạm tự do tôn giáo và chống loài người: bắt bớ nhưng người phản đối và bất đồng chính kiến yêu nước như bắt giam T.S Cù Huy Hà Vũ, L.S Lê Công Định, Blogger Tạ Phong Tần, Nhà giáo Đinh Đăng Định, Nguyễn Xuân Nghĩa, Linh mục Nguyễn Văn Lý, Nhạc sỹ Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, Đỗ Thị Minh Hạnh, Đinh Nguyên Kha vv…
 
Chính vì vậy, chiếu theo các điều luật, công ước và tuyên bố cộng sản Việt Nam đã thực hiện, chúng tôi xin gửi tới quý vị lời tố cáo bạo quyền cộng sản Việt Nam trong một số trường hợp điển hình trong muôn vàn trường hợp cụ thể tại Việt Nam để quý vị xem xét trả lại công lý cho dân tộc Việt Nam chúng tôi. Sau đây là những dẫn chứng cụ thể.
 
I.Về chủ trương và tuyên bố phản nhân quyền của lãnh đạo cộng sản:
 
Thứ nhất, Bởi vì muốn đàn áp dân chủ nên Nguyễn Tấn Dũng – đương kim thủ tướng cộng sản đã tiến hành việc bỏ tù nhiều người yêu nước như đã nói ở trên. Đồng thời Dũng còn cho lập một website riêng với tên: Nguyentandung.org để chửi bởi, vu oan cho những người đấu tranh bằng những từ ngữ đầu đường xó chợ. Chưa dừng lại ở đó, Dũng còn thể hiện quyết tâm bán nước, bịt miệng dân thông qua nghị định quản lý Internet 72, Văn bản cấm đọc Dân làm Báo, Biển Đông vv…Nó hoàn toàn trái với công ước nhân quyền mà cộng sản ký (cụ thể là những điều tôi trích dẫn ở trên).
 
Về nghị định 72 tại đây:
 
1. Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích:
 
a) Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo;…
 
c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định;
 
d) Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;…
 
 
 
ItemID=28618 ).nghidinh72
 
Những điều luật mơ hồ mà cộng sản cho rằng “xuyên tạc và tiết lộ bí mật nhà nước” là những điều mà cộng sản đã lợi dụng điều 88, 79 và 258 của bộ luật hình sự một cách vô lý để khép tội những người phanh phui sự thật của đảng cộng sản Việt Nam (tội ác được ghi rõ trong các bản cáo trạng từ 1-5).
 
Bình luận về những điều vô lý đó thì chính những hãng truyền thông lớn đã viết như sau:
 
Quyết định cấm đọc Danlambao, Quanlambao, Biendong vv.. tại đây:
 
Khi người dân Việt Nam chúng tôi dùng thông tin mà cụ thể ở đây là website và blog để tiến hành việc phản ánh những thực tế chính trị, xã hội lại bị lãnh đạo cộng sản mà cụ thể là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “cấm đọc”. Đây là vi phạm sự tự do thông tin.
 
nghidinhcamdoc
 
 
Hoặc nghị định mới có tên là 174 sẽ được thực hiện từ đầu năm 2014, nội dung bịt miệng người dân chúng tôi như sau:” Nghị định 174/2013/NĐ-CP mới do Thủ tướng ký ngày 13/11/2013 sẽ có hiệu lực từ tháng Giêng năm 2014 có tên gọi dài là « Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện ».
 
Nội dung của nghị định chủ yếu nhằm xử phạt nặng những tiếng nói chỉ trích chế độ. Trong đó, đáng chú ý quy định ghi rõ sẽ xử phạt nặng các hành vi vi phạm đưa tin sai sự thật trên mạng xã hội, tuyên truyền chống phá nhà nước Việt Nam và truyền bá tư tưởng phản động.
 
Cụ thể các nội dung đăng tải trên mạng xã hội nếu bị quy kết là “tuyên truyền phá hoại chống phá Nhà nước Việt Nam, phá hoại khối đại đoàn kết các dân tộc …. Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu của cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân anh hùng dân tộc mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự” sẽ bị phạt tiền từ 70 đến 100 triệu đồng.”
 
 
nghidinh174
 
Nguồn: http://tienphongonline.vn/nghi-dinh-1742013nd-cp-quy-dinh-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-trong-linh-vuc-bu