Về Hội Nghị Thành Đô

QLB


Chu Chi Nam và Vũ Văn Lâm (Danlambao) - Từ khi xảy ra Hội nghị Thành Đô vào ngày 3 và 4/tháng 9/năm 1990 tới nay, cộng sản Việt Nam không ngừng dâng đất, nhượng biển và qụy lụy Trung cộng. Từ đó có người cho rằng đây là một hội nghị bán nước.

Có phải thế không? Chúng ta cùng nhau xem xét vấn đề.

I) Tình hình thế giới cộng sản trước Hội nghị Thành Đô

- Tình hình tại Liên sô

Tình hình Liên sô trước Hội nghi Thành Đô 1990 là một tình hình: kinh tế thì đổ nát, chính trị thì không những dân, mà chính giới lãnh đạo, từ dưới lên trên, phần lớn hết tin tưởng vào chính quyền, vào đảng Cộng sản. Bắt đầu bằng Brejnev, Tổng bí thư, trước khi chết, đã phải than lên: "Xã hội chủ nghĩa gì mà 1/3 xe chạy ngoài đường là ăn cắp săng của công, 1/3 bằng cấp là bằng cấp giả, công chức đến sở làm việc là đến cho có mặt, sau đó thì đi coi hát hay làm việc riêng." Thêm vào đó, khi Brejnev chết, hai ông già lên thay, vừa bệnh hoạn, vừa chết sớm, Andropov, cầm quyền từ 1983 tới 1984, Tchernenko, lên thay, nhưng chỉ mấy tháng sau thì bệnh nặng, không thể cầm quyền, thực quyền ở trong tay Gorbatchev, cho tới khi Tchernenko chết, Gorbatchev lên ngôi chính thức vào năm 1985.

Gorbatchev nhận một gia tài cộng sản đổ nát, muốn cải tổ, tuy nhiên lúc đầu ông còn thận trọng, chỉ dùng những biện pháp nhỏ, như đưa ra những đạo luật xử phạt mạnh tham nhũng hối lộ, cấm dân nghiện rượu, cấm công chức bỏ giờ làm việc, và đồng thời cho xe đi hốt những người dân chán nản, thất vọng, uống rượu nằm đầy đường, bắt những công chức trong giờ làm việc mà lại có mặt ở những tiệm rượu hay những nhà hát. Nhưng những biện pháp này không đi đến đâu, tham nhũng hối lộ vẫn lan tràn, dân vẫn mất tin tưởng, vẫn uống rượu, không có rượu thì pha chế với alcool để uống, kinh tế vẫn đình trệ. Thêm vào đó, những quốc gia bị Nga hoàng và Lénine sát nhập vào Nga, bắt đầu nổi lên đòi tự trị. Đấy là chưa nói đến những vùng bị đe dọa bởi nạn đói. Đến nỗi Gorbatchev, sợ phải than lên: "Tiếng kêu của song chảo, nồi niêu còn ghê sợ hơn tiếng súng đại bác và xe tăng."

Người xưa có nói: "Họa vô đơn chí. Phúc bất trùng lai" (Tai họa không đến một lần. Phúc không trở lại lần thứ hai). Tình trạng quốc gia xã hội thì đã như vậy, đùng một cái, ngày 25/4/1986, nhà máy nguyên tử Tcherbobyl bị nổ. Đây là nhà máy được Liên sô xây vào năm 1977, khánh thành năm 1983, tại phía bắc thủ đô Kiev của nước Ukraine ngày hôm nay. Nhà máy nguyên tử này nổ ra mới cho dân và thế giới thấy tình trạng tồi tệ của nước Liên sô về hạ tầng cơ sở. Để chữa cháy, ngăn cản phóng xạ thoát ra ngoài, người lính không có một bộ đồ mặc chống phóng xạ, họ phải dùng những chiếc áo mưa. Lúc đầu, cơ quan cấp dưới còn giấu diếm, nhưng sau không thể, phải báo cáo lên cấp trên, tới Gorbatchev.

Từ lúc này Gorbatchev mới thấy không thể dùng những biện pháp cải tổ nhỏ, mà phải cải tổ sâu rộng, nên đã đưa ra:

- Chính sách Trong sáng (Glasnost), cấm cơ quan cấp dưới che giấu sự thật, phải làm những bản tường trình trong sáng, nói lên sự thật.

- Chính sách Tái cấu trúc (Pérestroika), để được như vậy, thì phải tái cấu trúc guồng máy quốc gia, cách chức những công chức tham nhũng hối lộ, bất tài, dựa vào con ông cháu cha mà được lên chức, từ từ thực hiện bầu cử tự do, cho phép đối lập hoạt động, báo chí được quyền nói lên sự thật.

Có người tố cáo Gorbatchev là người của CIA, Cơ quan tình báo Hoa Kỳ, gài vào để làm sụp chế độ cộng sản. Thực ra không phải vậy. Không có một bằng cớ, một tài liệu nào chứng tỏ ông là người của CIA. Ông chỉ muốn cứu và cải tổ một chế độ không thể cải tổ được mà chỉ có thay thế; và con đường ông đi là con đường tất yếu của lịch sử, nếu muốn nghĩ đến dân, đến nước, nếu muốn theo kịp đà tiến bộ của nhân loại.

Thực vậy, căn nhà xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên một nền móng sai lầm là lý thuyết Mác Lê. Marx chủ trương bãi bỏ quyền tư hữu, đấu tranh giai cấp. Bãi bỏ quyền tư hữu có nghĩa là bãi bỏ một nguyên động lực chính thúc đẩy con người làm việc, đưa xã hội cộng sản lâm vào cảnh "Cha chung không ai khóc. Nhà chung không người chăm sóc. Ruộng chung không ai cày." Người dân đến hợp tác xã là để có mặt, làm việc cho lấy có, mang tâm trạng "Ta làm việc nhiều cũng chỉ lãnh lương như người làm ít hay không làm." Đã từ lâu, những máy cày, xe cộ của hợp tác xã, bị bỏ mục nát ở ngoài đồng. Số khoai lang đào được, 1/3 để hư thối ở ngoài đồng, 1/3 hư thối vì chuyên chở và bảo trì không cẩn thận ở trong kho.

Ông Jegor Gaida, người đã từng làm Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng bộ kinh tế thời Tổng thống Boris Eltsine, thì cho rằng sở dĩ có sự sụp đổ của Liên sô là vì khí đốt và dầu hỏa, trong một quyển sách ông viết sau khi không còn tại chức. Theo ông, vào những năm 70, giá khí đốt và dầu hỏa tăng, Liên sô là quốc gia xuất cảng 2 thứ này, nên nguồn thâu nhập tăng. Chính vì vậy mà suốt thời Brejnev làm Tổng bí thư từ năm 1964 tới năm 1983, Liên sô không những chạy đua vũ khí với Hoa Kỳ, làm ông chủ thầu, đặt vũ khí ở những nước đàn em, như Ba lan thì sản xuất tàu thủy, Đông Đức thì sản xuất xe tăng, Tiệp khắc thì sản xuất súng AK47 v.v... Nhưng đến những năm 80, thì giá khí đốt và dầu bắt đầu giảm, khiến phần thu nhập của Liên sô cũng giảm, lôi theo các nước đàn em.

Phần nhận xét này của ông Gaida không phải là không đúng, nhưng nó chỉ là một phần và có tính cách ngắn hạn. Một đế quốc, một triều đại sụp đổ tất nhiên là đến từ nhiều nguyên nhân: nguyên nhân gần, nguyên nhân xa, nguyên nhân trung hạn, nguyên nhân thật xa.

Nguyên nhân sụp đổ thật xa của của Liên sô bắt đầu từ nền tảng triết học của Marx, như trên đã nói là chủ trương bãi bỏ quyền tư hữu.

Nguyên nhân trung hạn đó là tư tưởng của Lénine lập nên nhà nước độc đảng, độc tài, áp dụng lý thuyết không tưởng của Marx, trong những đợt đánh tư bản mại sản, giết chết hết giai tầng trung lưu.

Chính Boris Eltsine, đã từng là người cộng sản, Ủy viên Bộ Chính trị, phải than lên khi ông làm Tổng thống xứ Nga: "Nước Nga đã không còn giai tầng trung lưu, giai tầng năng động và là xương sống của xã hội. Đâu còn những con người tháo vác, chỉ cần tay cầm một con dao lớn, đi vào rừng, rồi tạo nên tất cả, nhà để ở, ruộng để cấy lúa, đất để trồng trọt, không những nuôi sống thân mình, gia đình mình, mà còn những gia đình khác."

Ngoài ra còn nhiều những nguyên nhân khác, như Chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ nhằm đánh cộng sản, dụ Liên sô vào một cuộc chạy đua vũ trang, lâm vào cảnh kẻ nghèo thi đua tiêu tiền với kẻ giàu.

Từ đó mang lại những nguyên nhân gần, tham nhũng, hối lộ, dân mất hết tin tưởng vào Đảng Cộng sản và chính quyền, trước cuộc sống khó khăn, càng ngày càng bế tắc, dân sinh ra nghiện rượu.

Thế giới trước năm 1990 còn bị đè nặng dưới áp lực của Chiến tranh lạnh, gồm 2 khối: Khối cộng sản lãnh đạo bởi Liên sô, mặc dầu có sự tranh quyền của Trung cộng, Khối tư bản dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ. Vì vậy tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Liên sô có ảnh hưởng trực tiếp không những đối với những nước cộng sản, mà còn đến cả thế giới.

Trong khuôn khổ bài này tôi chỉ xin nói về ảnh hưởng của Liên sô đối với Việt Nam, Trung cộng và tất nhiên ảnh hưởng đến Hội Nghị Thành Đô 1990.

II) Tình hình Việt Nam sau khi Lê Duẫn chết vào tháng 7/1986, trước Hội nghị Thành Đô

Có thể nói Lê Duẫn là người cuồng tín theo Liên sô, đúng hơn là theo Brejnev, tự biến Việt Nam thành một con chốt trong bàn cờ tranh hùng tư bản - cộng sản, theo kế hoạch của Brejnev.

Brejnev lên chức Tổng bí thư năm 1964, sau khi hạ bệ Khrouschev, ông này bị chỉ trích là đã mềm yếu trước tư bản vì cho rằng "Tư bản mạnh" chủ trương chính sách hòa hoãn với tư bản, quay về sửa sai chế độ cộng sản. Chính vì vậy mà khi lên ngôi Tổng bí thư năm 1953, chỉ ba năm sau, 1956, Khrouschev tố cáo chính sách tôn thờ cá nhân của Staline, chủ trương bắt tay với Hoa Kỳ, "Chung sống hòa bình", "Nguyên tử phục vụ hòa bình.

Brejnev hoàn toàn chủ trương ngược lại, cho rằng khối cộng sản không yếu như người ta tưởng, khối tư bản không mạnh như người ta nghĩ, mà ngược lại. Vì vậy ông chủ trương quên đi những khó khăn nội bộ, đẩy mạnh cuộc chiến chống tư bản, sau khi chiến thắng tư bản trên toàn thế giới, lúc đó trở về sửa sai cũng không muộn. Brejnev đã đưa ra một chiến lược gồm 2 kế sách: Thượng sách đẩy mạnh công cuộc chống tư bản ở mọi nơi trên thế giới, đưa đến chỗ tư bản phải sụp đổ tất yếu như lời dạy của Marx. Trung sách, nếu không thì chia đôi thế giới lấy trục Sài Gon, Phnom Penh, Bangkok, Kaboul, Moscou làm giới tuyến, bên này phía đông thuộc về công sản, bên kia phía tây thuộc về tư bản.

Chính sách của Brejnev có vẻ hấp dẫn, được đa số trong Trung ương đảng nghe theo, nên có việc hạ bệ Khrouschev vào năm 1964.

Brejnev dùng ba con chốt chính để thực hiện chiến lược của mình: Bên châu Mỹ, Phi châu thì dùng Cuba với Fidel Castro; bên Âu châu thì dùng Đông Đức; bên Á châu thì dùng Việt Nam. Lê Duẫn là con chốt trung thành bậc nhất của Brejnev.

Brejnev sửa soạn thượng sách trong vòng 4 năm và bắt đầu tấn công tư bản, như ở Việt Nam chúng ta thấy có Tết Mậu thân 1968, ở Âu châu và ngay ở Mỹ châu có "Phong trào Hòa bình", những cuộc biểu tình phản chiến, sinh viên xuống đường, đứng đằng sau là những đảng cộng sản, những trí thức thân tả, bên Phi châu thì có những cuộc đảo chính thân cộng sản như ở Ethiopie v.v...

Quả thực lúc đầu có những kết quả ngoạn mục, thế giới tư bản, ngay cả tại Mỹ, có những cuộc biểu tình cả triệu người, thế giới tư bản quả thật bị rung rinh. Tuy nhiên đấy chỉ là kết quả có vẻ ngoạn mục lúc ban đầu, nhưng thế giới tư bản không sụp, mà ngược lại, ngân sách chi phí ra bên ngoài của Liên sô càng ngày càng tăng. Nói như một viên tướng Liên sô lúc bấy giờ: "Những thành quả gặt hái của Liên sô không làm tư bản lay chuyển, mà chỉ là những gánh nặng, những trương mục thêm để Liên sô gửi tiền giúp đỡ."

Thêm vào đó tư bản, đứng đầu là Hoa Kỳ, lại tìm cách khai thác tối đa sự bất đồng giữa Trung cộng và Liên sô. Nên có việc Nixon gặp Mao ở Bắc kinh, ra tuyên bố chung ở Thượng hải năm 1972.

Có người nói, thượng sách của Brejnev được thực hiện trong vòng 8 năm, từ năm 1964 tới 1972, thì chấm dứt, Brejnev phải quay ra thực hiện trung sách, chia đôi thế giới, giữ những gì mình đã gặt hái được.

Chính vì vậy mà có việc Liên sô gửi quân sang xâm chiếm A phú hãn, ký hiệp ước quân sự với Việt Nam và cộng sản Việt Nam gửi quân qua xâm chiếm Căm Bốt năm 1978, để làm giới tuyến cộng sản tư bản Sài Gòn - Phnom Penh - Bangkok - Kaboul - Moscou như vừa nói ở trên.

Người khác lại cho rằng thượng sách được kết thúc vào năm 1975, thực ra là vào ngày 1/8/1975, ngày ký Hiệp ước Helsinski, chỉ sau khi quân đội cộng sản xua quân vào cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam khoảng 3 tháng.

Trong khi cộng sản Việt Nam mù quáng vui mừng "chiến thắng" và còn có người u mê đến nỗi cho rằng trong tương lai sẽ "gửi quân sang giải phóng Hoa Kỳ", không biết gì đến tình hình thế giới và ngay cả tình hình khối cộng sản, thì Brejnev, một chỗ dựa "vững chắc" của Lê Duẫn, đã phải lùi bước, đi từ thế công sang thế thủ ở Hội nghị Helsinki, Phần Lan, họp vào cuối tháng 7, gồm các nước Âu châu cộng thêm Hoa Kỳ và Gia nã đại. Ở Hội nghị này, Brejnev yêu cầu các nước Âu châu cộng với Hoa Kỳ và Gia Nã Đại công nhận: 1) Biên giới sẵn có của Âu châu, nhất là giữa Liên sô, Ba lan và Đức, lấy sông Oder làm ranh giới, vì vào thời Đệ Nhị Thế Chiến, Staline đã chiếm một phần lãnh thổ của Ba lan, và bù lại thì lại lấy một phần lãnh thổ của Đức sát nhập vào Ba lan; 2) Yêu cầu thế giới chấp nhận học thuyết Brejnev, theo đó, những nước dưới sự ảnh hưởng của Liên sô chỉ có độc lập giới hạn và Liên sô có quyền gửi quân đến những nước này nếu cần.

Ngược lại thế giới tự do yêu cầu Liên sô phải mở cửa kinh tế để buôn bán với các nước tự do, không thể phá sóng những đài tự do chuyển vào thế giới cộng sản, phải thả một số tù nhân lương tâm.

Khi tham dự và ký những điều khoản của Hiệp ước Helsinski, có một người tướng của Cơ quan Quân báo Liên sô cho rằng "Liên sô ký Hiệp ước này là đã để cho tư bản chọc thủng phòng tuyến của mình". Điều nhận xét của viên tướng này cho tới ngày Liên sô sụp đổ, quả không sai.

Trở về tình hình cộng sản Việt Nam, vẫn u mê với "Chiến thắng", vẫn nghĩ rằng "Tư bản đang giãy chết", "Cộng sản sẽ toàn thắng trên toàn thế giới", họ vẫn ở kế thượng sách của chiến lược Brejnev, trong khi ông này đã phải lùi về kế trung sách. Chính vì vậy mà cộng sản Việt Nam xua quân sang xâm chiếm Căm Bốt năm 1978 và còn hăm he tiến đánh Thái lan. Tuy nhiên cả Liên sô và cộng sản Việt Nam, một bên thì bị sa lầy ở Căm Bốt, bên kia thì bị sa lầy ở A Phú Hãn.

Đấy là chưa nói đến sự kiện Hoa Kỳ và Trung cộng xích lại gần nhau hơn. Đặng Tiểu Bình đã trở lại chính quyền năm 1976 và 2 năm sau 1978 nắm thực quyền, đã vội vã sang thăm Hoa Kỳ năm 1979, đóng vai một người Hoa Kỳ, đội mũ cao bồi, đi xem đua ngựa. Cùng năm 1979, thì xua quân vượt biên giới "Dạy cho Việt Nam một bài học".

Từ ngày Hội nghị Helsinski tới ngày Brejnev chết, tình hình thế giới cộng sản càng ngày càng xấu đi, tại quốc nội cũng như quốc ngoại.

Quốc nội thì nói chung các nước cộng sản, kinh tế càng ngày càng tồi tệ, dân bất mãn, bỏ nước ra đi như ở Việt Nam, tại Liên sô thì dân sinh ra nghiện rượu; quốc ngoại thì xảy ra tranh chấp Việt-Căm Bốt, Việt-Hoa, Nga-Hoa. Tranh chấp Nga-Hoa trở nên cao độ. Hoa Kỳ lợi dụng tình thế này để chia rẽ thế giới cộng sản.

Brejnev chết là một mất mát lớn với cộng sản Việt Nam, đặc biệt là với Lê Duẫn, người tuân thủ bất cứ một mệnh lệnh gì và sẵn sàng làm con chốt thí thân cho chiến lược của ông này. Brejnev chết đi, tình hình Liên sô cũng không có gì sáng sủa, hai ông già lên thay, Andropov và Tchernenko, trong vòng 2 năm, cho tới khi Gorbatchev kế vị, rồi thế giới cộng sản Liên sô và Đông Âu sụp đổ. Trong thời gian này thì Lê Duẫn của Việt Nam vẫn cầm quyền cho tới tháng 7/1986.

Khi Lê Duẫn chết, người lên kế vị với chức vụ quyền Tổng bí thư là Trường Chinh, vì lúc đó theo thứ tự trong đảng thì đứng đầu là Lê Duẫn, thứ nhì là Trường Chinh, thứ ba là Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ đứng mãi thứ 6. Trường Chinh sang Liên sô 2 lần vào tháng 7, tháng 8, mong được sự chấp nhận của Gorbatchev, vì lúc này Gorbatchev đã lên ngôi. Nhưng ông này không chịu, khuyên những người già nên về hưu, nhường chỗ cho những người trẻ. Lợi dùng tình thế này, Lê Đức Thọ kéo theo Trường Chinh và Phạm Văn Đồng, ba người đều từ chức, về hưu. Nhưng trên thực tế là khi Lê Duẫn chết, con người quyền lực nhất lúc bấy giờ là Lê Đức Thọ, vì con người này mặc dầu đứng thứ sáu, thứ bảy, nhưng nắm giữ chức vụ tổ chức nhân sự trong đảng, có nhiều vây cánh, ác ôn côn đồ, gian manh, xảo quyệt, đầu óc bè phái, gia tộc rất mạnh.

Mặc dầu rút vào trong bóng tối, nhưng Lê Đức Thọ đưa hết tay em của mình vào những chức vụ quan trọng trong đảng và chính quyền:

Nguyễn Văn Linh, người từng là tay em của Thọ trong thời gian ở Trung ương Cục miền Nam, nay lên làm Tổng bí thư. Đây là một con người vô nhân cách, không có lập trường chính trị rõ ràng, gió chiều nào theo chiều ấy, hoàn toàn bị khống chế bởi họ Lê, mặc dầu đảng cộng sản đã đánh bóng con người này, cho rằng đây là con người "Nói và Làm", vì ông có viết báo, lấy bút hiệu là N.V.L., ở báo Nhân dân; hay đây là một con người sáng suốt, bằng cả trăm cả ngàn ngọn nến không kém gì Lê Duẫn. Chúng ta thấy lúc đầu thì Linh chủ trương "Đổi mới", nhưng sau đó lại đàn áp những nhà đối lập không khác chi thời trước. Điều đáng buồn cho Việt Nam là trong thời gian Hội nghị Thành Đô, thì chính con người vô nhân cách, không có lập trường chính trị này làm Tổng bí thư.

Về đảng thì đã là vậy, về chính quyền thì cũng là toàn tay em của Thọ, từ Đỗ Mười làm Thủ tướng, nhưng trước đó, vào thời chiến tranh chống Pháp, là Ủy viên ám sát của đảng ở vùng tả ngạn sông Hồng, gồm một phần Hà Đông, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình, cũng là tay em của Thọ. Thêm vào đó em ruột của Lê Đức Thọ là Mai Chí Thọ (cộng sản thay tên đổi họ) làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ, công an. Lê Đức Anh, người dưới quyền của Thọ ở miền nam, được Thọ cất nhắc lên chức Đại tướng, Tư lệnh đoàn quân sang xâm chiến Căm Bốt, được làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; ngay cả Nguyễn Cơ Thạch, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, là người trong Phái đoàn thương thuyết về Hiệp định Paris 1973, mà Lê Đức Thọ là cố vấn, nhưng là người nắm thực quyền.

Lê Đức Anh là một anh cai phu đồn điền, mà người dân kêu là "Anh chột", là một người ác ôn không kém Thọ, vì đánh phu đồn điền, nên bị nghỉ việc, sau đó theo cộng sản. Vì là đặc trách tổ chức nhân sự của đảng, nên Thọ nắm được hồ sơ này, nhưng giữ kín, để làm một con bài sau này để dễ bề khống chế. Việc này, những người am tường tình hình đảng cộng sản Việt Nam đều biết.

Cũng về đảng, chính những người cộng sản cao cấp và gần Lê Đức Thọ, ai cũng rõ ông này có ba biệt hiệu: "Anh Sáu búa", "Anh Sáu Tú bà" và "Anh Sáu hèn." Anh sáu búa vì Lê Đức Thọ chủ trương dùng búa để đập đầu, giết người thay vì dùng súng đạn. Anh Sáu tú bà vì trong thời gian nắm Trung ương Cục miền Nam sau Lê Duẫn, thì nhiệm vụ chính của Thọ là kiếm gái miền Nam gửi ra miền Bắc để cống hiến cho Bác (tức Hồ Chí Minh) và cho Đảng (tức các ông lớn trong Bộ Chính trị và Trung ương đảng). Anh Sáu hèn vì khi "Chiến thắng miền nam" thì hãnh tiến, vác mặt lên trời, đã ra lệnh trục xuất Đại sứ Pháp, ông Mérillon lúc bấy giờ, ra khỏi Việt Nam trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Sau đó, khi cần, thì sang qụy lụy Pháp, xin Pháp giúp đỡ, viện trợ, đi chữa bệnh, nằm ở nhà thương quân sự của Pháp Val de Grace lúc cuối đời.

Người xưa có câu: "Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã" (Trâu thì đi với trâu, ngựa thì đi tìm ngựa), ngay cả Tây phương cũng có câu: "Dis - moi qui tu hantes, je te dirai qui tu es" (Hãy nói cho tôi người anh lui tới, tôi sẽ nói anh là người thế nào.)

Con người Lê Đức Thọ là con người vừa hèn, vừa ác ôn côn đồ, thủ đoạn "Mày theo tao thì mày có tất, nếu không thì tao sẽ giết mày", vì vậy những tay em của hắn, từ Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Mai Chí Thọ, và hôm nay còn một người cháu của ông ta là Lê Hồng Anh, vừa mới sang Tàu qụy lụy Tập Cận Bình, những con người này mang tất cả những tật xấu của Lê Đức Thọ, cũng hèn nhát, ác ôn côn đồ, qụy lụy ngoại bang, tinh thần gia tộc, bè phái, không coi thể diện quốc gia, quyền lợi dân tộc ra gì.

Người ta có thể nói từ ngày Lê Duẫn chết tới nay, Việt Nam bị khống chế bởi gia tộc họ Lê, con cháu và tay em. Những vụ ám sát, thủ tiêu như vụ của tướng Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, mà vợ con phải than lên: "Chồng và bố tôi bị người ta đầu độc chết v.v...", tất cả xa gần đều liên quan đến gia tộc này và những tay chân, bộ hạ của nó.

Thực ra thì Lê Đức Thọ họ Phan, tên thực là Phan Đình Khải, người Nam định, có trình độ tiểu học, thời đó gọi là bằng Cao đẳng tiểu học, được Pháp lập ra, vào lúc đầu khi đã ổn định chế độ thuộc địa. Những người có cấp bằng này hoặc đi về làng dạy học, như Trần Phú, Tổng bí thư đầu tiên của đảng cộng sản Việt Nam, mà người ta thường gọi là "Ông giáo Phú", hay Nguyễn thị Minh Khai, cũng được gọi là "Cô giáo Khai", và ngay cả Hồ Chí Minh cũng đã từng làm ông giáo làng ở Phan Thiết; những người khác thì đi làm hỏa xa, tức soát vé trên tàu xe lửa, trường hợp của Lê Đức Thọ.

Lê Đức Thọ còn 2 người em, làm tướng, trước và ngay cả sau năm 1975, nhất là từ khi Lê Đức Thọ nắm thực quyền sau khi Lê Duẫn chết. Đó là Mai Chí Thọ, tên thật là Phan Đình Đống, làm đến chức vụ Bộ trưởng Bộ công an. Một người khác tên Đinh đức Thiện, tên thật là Phan đình Dinh, đặc trách về việc tiếp vận hậu cần, tương đương với Bộ trưởng Bộ Tiếp tế Lương thực. Có nguồn tin cho rằng Lê Hồng Anh, đương kim Bộ trưởng Bộ Công An, đặc trách về Ban Bí thư đảng ngày hôm nay, là con của Đinh Đức Thiện. Nguồn tin này không phải không có lý. Một nguồn tin khác cho rằng ngay cả Nguyễn Tấn Dũng, đương kim Thủ tướng hiện nay là con rơi của Mai Chí Thọ, trong thời gian hoạt động ở miền Nam, sau đó đã ra ngoài Bắc, để lại cho Võ Văn Kiệt làm con nuôi. Chính vì vậy, trong thời gian Võ Văn Kiệt làm Thủ tướng, Mai Chí Thọ làm Bộ trưởng Nội vụ, Nguyễn Tấn Dũng đã lên như diều.

Tất cả những người con cháu, tay em của Thọ đều là những người giống Thọ, đầu óc gia tộc, bè phái rất lớn, sẵn sàng làm bất cứ giá nào để bảo vệ quyền lợi gia tộc và bè phái, dầu hèn hạ, qụy lụy ngoại bang hay ác ôn côn đồ.

Ngày hôm nay, cộng sản vẫn còn nắm quyền, gia đình họ Lê vẫn khống chế, sự thật vẫn bị che giấu, nhưng rồi trong tương lai sự thật sẽ được phơi bày. Như trường hợp Staline ra lệnh giết 20 000 sĩ quan Ba Lan là do Gorbatchev tiết lộ bí mật; gia đình Nga hoàng Nicolas 2 bị giết hại bởi Lénine là do Boris Eltsine không những cho mọi người biết mà còn tổ chức an táng trọng thể.

Thực ra trước khi Lê Duẫn chết, cộng sản Việt Nam cũng biết rõ Liên sô không còn là chỗ tựa vững chắc nữa, không còn là thanh trì cách mạng, "là ngày mai tươi sáng của Việt Nam", nhất là khi Tchernenko chết, tất cả những Tổng bí thư của những đảng cộng sản đều phải sang để dự tang, Gorbatchev nói thẳng với mọi người có mặt rằng: "Liên sô không thể giúp đỡ được nữa. Hiện nay muốn có hàng hóa của Liên sô thì phải mua và trả bằng ngoại tệ hay trao đổi hàng hóa."

Chính vì vậy mà cộng sản Việt Nam đã chạy đôn chạy đáo, không còn sĩ diện quốc gia, dân tộc, đi van lạy các cường quốc.

Lúc đầu là với Mỹ. Ngoại trưởng Việt Nam nhiều lần sang Hoa Kỳ, ban đầu thì còn lên giá, làm cao, tuyên bố: "Hoa Kỳ muốn tái lập bang giao với Việt Nam thì phải bồi thường chiến tranh", sau đó xuống nước, không nói gì đến bồi thường chiến tranh, và tuyên bố: "Nếu Hoa Kỳ muốn tái lập bang giao với Việt Nam, thì Việt Nam sẵn sàng giành mọi ưu tiên cho Hoa Kỳ, ngay cả việc Hoa Kỳ muốn đặt tòa Đại sứ hay Tổng lãnh sự, ở đâu, Việt Nam cũng đều đồng ý."

Tuy nhiên giữa cán cân Trung cộng và Việt Nam, Hoa Kỳ chọn Trung cộng chứ không chọn Việt Nam. Chúng ta phải nhớ là vào cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80, tình hình giữa Việt Nam và Trung cộng rất căng thẳng. Hoa Kỳ muốn đi với Trung cộng để chĩa mũi dùi vào Liên sô, đánh sập Liên sô. Và cộng sản Việt Nam lại là tay em trung thành của nước này.

Muốn đi theo Hoa Kỳ không xong, cộng sản Việt Nam quay sang tìm sự giúp đỡ của Pháp vào những năm 1988-1989, lúc này là lúc Tổng thống Pháp F. Mittérand vừa mới tái đắc cử. Tuy nhiên khả năng tài chính của Pháp hạn hẹp, thêm vào đó Pháp đòi hỏi phải dân chủ hóa chế độ, vì lúc này là lúc những phong trào dân chủ và những cuộc cách mạng dân chủ đã xảy ra ở Đông Âu, nên việc không thành.

Việc Lê Đức Thọ sang chữa bệnh ở Pháp năm 1988, vừa mang ý nghĩa chữa bệnh, vừa mang ý nghĩa chính trị.

Cộng sản Việt Nam không còn con đường nào là hèn hạ, muối mặt, sang qụy lụy Trung cộng, mặc dầu trước đó đã lên tiếng chửi rủa Trung cộng không còn tiếng xấu nào mà không dùng, nào là "Chủ nghĩa bành trướng Bắc Kinh", "Kẻ thù liền đất, liền trời" v.v…

Ai cũng biết người đứng sau nền chính trị Việt Nam và tất nhiên sau Hội nghị Thành Đô là Lê Đức Thọ, Phái đoàn Việt Nam gồm có Nguyễn Văn Linh, đương kim Tổng bí thư, Đỗ Mười, đương kim Thủ tướng, Phạm Văn Đồng, cựu Thủ tướng, cố vấn Phái đoàn. Phía bên Trung cộng, người đứng ngầm đằng sau là Đặng Tiểu Bình, Phái đoàn gồm có Giang Trạch Dân, đương kim Tổng bí thư, Lý Bằng, đương kim Thủ tướng.


Phía Việt Nam thì Lê Đức Thọ bệnh nặng, chúng ta nên nhớ là Hội nghị Thành Đô họp 2 ngày 3 và 4 tháng 9/1990, tất nhiên có những trao đổi trước đó cả tháng nếu không cả năm, thì chỉ hơn một tháng sau Lê Đức Thọ chết vào ngày 13/10/1990.

Phía Việt Nam nghĩ rằng có Phạm Văn Đồng để cân xứng với Đặng Tiểu Bình, nhưng đã lầm. Họ Phạm chỉ là một con người thừa hành, không có nhìn xa trông rộng, bằng chứng là đã ký công hàm bán nước năm 1958, thêm vào đó, đây là một con người cũng vô cùng hèn hạ, nhưng lại đạo đức giả và giỏi đóng kịch, giống như Hồ Chí Minh, nên đã được người cộng sản khen ngợi rằng Phạm Văn Đồng là học trò trung thành của Bác. Con người đạo đức giả này, sau khi họp Thành Đô về còn tỏ ra hối hận.

Về phía Trung cộng, chúng ta thấy Đặng Tiểu Bình, một người lên voi xuống chó, ở chính trường quốc nội cũng như hải ngoại, là một con chó sói già trước một đàn cừu non Việt Nam. Con người này chỉ dùng lý thuyết cộng sản như một phương tiện để phục vụ cứu cánh của mình là chủ nghĩa bành trướng đại Hán, "Mèo trắng, mèo đen không quan trọng, miễn là nó bắt được chuột." Trong khi đó thì cộng sản Việt Nam vẫn "Đánh Mỹ để xây dựng xã hội chủ nghĩa". Chính vì vậy mà ông Nixon đã nói: "Trung cộng chống Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng."

Đó là sơ qua diễn tiến tình hình chính trị, trước khi đi đến hội nghị Thành Đô
Source: Quan Làm Báo