Hình ảnh bên trong Bắc Triều Tiên (2010)

Hình ảnh bên trong Bắc Triều Tiên

Posted on November 30, 2010 by anhpoly

Em đi công tắc Bắc Triều Tiên




Trích:
Vừa qua em may mắn có dịp đi công tác bên Cộng hòa DCND Triều Tiên – xin hầu các cụ một số hình ảnh về chuyến đi để các cụ nghía cho vui.
Nói chung là em không có năng khiếu về văn chương, chỉ cố gắng biết gì thì kể đấy để các cụ không có dịp sang đó hiểu thêm phần nào về đất nuớc này… thực tế thì cũng có khá ít người được vào TT ạ.
Sau gần 2 giờ bay thì em đặt chân đến sân bay Pyongyang Airport. Với tâm trạng khá háo hức khám phá một đất nước có lịch sử tương đồng với Việt nam và bối cảnh hiện tại gần giống nước ta vào những năm 80 của thập kỷ trước – thời chúng ta còn trong giao đoạn bao cấp, kế hoạch hóa tập trung và chế độ Hợp tác xã.



Hình ảnh đập vào mắt em đầu tiên là cái sân bay be bé nhưng có 1 tấm ảnh cố Chủ tịch Kim Nhật Thành to đùng (sau này mới thấy, ở đâu đâu trên đất nước này cũng có ảnh, tượng,… của nhà lãnh đạo cách mạng TT). Nhìn một lượt xung quanh sân bay, có hơn chục chiếc máy bay cỡ nhỏ của Hãng hàng không quốc gia Air Koryo đậu trong không gian thanh vắng của sân bay.

Trích:
Bẩm các cụ là bên TT họ rất hạn chế cho chụp ảnh, chỉ cho chụp những chỗ có biển cho phép, còn đâu là toàn chụp trộm nên nhiều ảnh rất cá xấu… cac cụ thông cảm.
Có khoảng 30-40 khách trên chuyến bay, trong đó có 1 số người phương Tây. Vào làm thủ tục hải quan, do là người VN (nằm trong số các quốc gia thân thiện), nên em có phần được ưu ái hơn tý ti. Toàn bộ hành lý phải móc ra hết, chuối không kể được, cả quần to quần bé mặc bẩn em nhét vào túi giờ phải lôi ra 1 mớ, tởm quá. Toàn bộ máy điện thoại, thiết bị nghe nhạc,… đều bị giữ tại sân bay, laptop thì mấy chú hải quan ngắm nghía tìm chỗ card wifi để rút nhưng đếch được thế là cho em qua (họ sợ mang vào thu phát sóng truyền thông tin ra ngoài). Phải nói là nom mặt dân Triều chú nào cũng khó đăm đăm, như nhìn kẻ thù nên ghê bỏ bu.
Đón em là mấy đồng chí phía đối tác trên 1 chiếc xe Toy Crown đời 92 tay lái nghịch (bên TT chạy lẫn lộn tay lái thuận – nghịch vô tư), hơi xập xệ nhưng chạy vẫn tít.



Mấy đ/c TT muốn em ở KS nơi họ đặt, nhưng iem nhất quyết đòi vào Đại sứ quán VN tại BN, thế là họ phải chịu.



Đối với người nước ngoài thì nếu ở KS bắt buộc phải có 1 người ở đó cùng (tất nhiên phòng khác), mọi hoạt động của khách đều phải thông qua người đó, đi ra ngoài phải có họ đi cùng…
May cho em quá (lại may tiếp), ĐSQ đang sửa chữa nhưng đ/c đại sứ vẫn bố trí được 1 phòng cho em, gặp ngay 2 chú Viettel đang làm dự án bên đó thế là cùng nhau đi chợ nấu cơm luôn.

Từ đoạn này em chia ảnh theo chủ đề: xe cộ – giao thông, hạ tầng đô thị, văn hóa, đời sống, linh tinh cho nó dễ cho em
Do đất nước Triều Tiên đang bị cấm vận toàn diện nên xe cộ rất nghèo nàn, dân cư nếu là công chức thì đi lại bằng tàu điện hoặc tàu điện ngầm. Phố xá rộng rãi nhưng rất ít xe, chủ yếu là những xe đời cũ của Nhật, xe Trung quốc. Tuy nhiên, cũng xuất hiện cả những xe buýt 2 tầng đời mới. Nói chung là xa cộ lẩu thập cẩm.


Những chiếc xe điện này chạy từ những năm 60-70 – giờ bốn mươi năm vẫn chạy tốt!



Con xe điện này thuộc loại ngon.



Đây là hình ảnh phổ biến cảnh người dân Bình nhưỡng đi lại bằng xe điện bánh lốp. Giá vé đi xe điện bên này thì cực rẻ, gần như bao cấp. Các cụ tưởng tượng, bọn em đi ra chợ cóc gần khu ngoại giao đoàn mua 200 won được 3 bìa đậu, thì giá vé 1 lượt là 5-10 won. Như vậy, 3 bìa đậu phụ đi được 20 lần. Tuy nhiên, có buổi sáng em gặp đến 2 vụ xe hỏng nằm giữa đường phố.



Điều khiển giao thông trên phố là các “em” cảnh sát GT nom cực ngon, cao ráo, xinh xắn, mặc zuýp… chắc toàn hàng tuyển vì em thấy dân bên đó bé nhỏ mà mấy em này toàn cao to. Nhìn mấy em này tác nghiệp mà thấy hài vãi, lại thấy khổ thân. Xe cộ thì ít mà các em ấy ngoáy liên tục, bên phải, bên trái, tay chân, đầu óc là cứ như rô bốt… em chụp ảnh trộm thì các em ấy ngoảng mặt đi – kiêu thế. Nhưng phải nói động tác, tác phong cực chuyên nghiệp.

Bên BTT không sử dụng xe của Hàn các cụ ợ, bên đó có một liên doanh Auto với Hàn, trên đường ra sân bay có 1 cái biển quảng cáo. Em thấy cái xe liên doanh đó nó gần giống San Tafe, ngoài ra còn có liên doanh với Fiat. Nói chung, xe cộ bên đo bên dân sự thì rất cũ, xấu nhưng xe cấp cao của quân đội thì nhiều xe ngon, có cả Prado…

Sang bên đó các cụ đừng gọi tên quốc gia họ là Bắc triều tiên (North Korea) và càng không được nhắc tên Han cok (Hàn Quốc) vì với họ chỉ gọi là Korea, còn Han cok thì họ không thừa nhận đâu (kiểu như chính quyền SG ở ta ngày xưa).

Hàng nhu yếu phẩm thì phía nam Hàn viện trợ cũng nhiều, nhất là lương thực, thuốc men, đường sữa trẻ em,… các mặt hàng khác dân sự không có nhưng tướng lĩnh em thấy bẩu là sử dụng nhiều đồ điện tử cua phía Nam như LCD Samsung, máy ảnh KTS, điện thoại,…


Trong hình con xe liên doanh Bắc – Nam TT đấy ạ,, nom rất giống STF

Bonus các cụ ảnh 1 em học sinh TT tham gia quét dọn đường phố:




Bên TT họ tiết kiệm năng lượng nên dù có đèn đường nhưng không dùng. Nếu ở khách sạn thì điện đóm rất kém – đèn lờ mờ như cafe bên mình ấy.



Tuy nhiên, cái làm em cực kỳ ấn tượng là hệ thống tàu điện ngầm. Đây là một trong những hệ thống TĐN được xây dựng vào loại sớm trên thế giới – nghe đâu từ những năm 70 của thế kỷ trước do Liên Xô giúp và theo đúng kiến trúc của LX.



Đường xuống ga rất sâu, có cả thang máy đưa khách xuống – có khi phải sâu mấy chục mét. Nhà ga phải nói cực lớn.


Em tóm lược tý về chiến tranh Triều tiên để các cụ nắm sơ sơ: 1895 Nhật đánh bại nhà Thanh ở TQ, chiếm đóng Triều Tiên; 1945 quân đội Liên Xô phối hợp quân CM Triều tiên đánh đuổi Nhật khỏi TT dừng lại ở vĩ tuyến 38 theo thỏa thuận với Hoa Kỳ (Hoa kỳ giữ hòa bình dưới cờ Liên hợp Quốc phía Nam triều tiên). Theo kế hoạch thì dưới sự giám sát của LX và Mỹ, sau 4 năm sẽ thống nhất 2 miền. Tuy nhiên, Hai miền TT đều thành lập chính phủ (phía Nam do Mỹ bảo trợ). CP phía Nam hàn do Lý Thừa Vãn (Học tãi Mỹ, chống Cộng, không biết tiếng Korea); phía Bắc do Kim Nhật Thành lãnh đạo. Trong thời gian đến đầu 1950, chiến sự xảy ra dọc biên giới. 6/1950 Kim Nhật Thành với sự hậu thuẫn của LX đã quyết định tấn công thống nhất đất nước. Tóm lại cuộc chiến này rất tàn khốc, quân đội bắc TT gần như giải phóng được đất nước vài lần nhưng với sự nhảy vào của Hoa kỳ thì cục diện thay đổi, đẩy ngược quân bắc Triều về đến tận biên giới Trung Quốc. Quân bắc hàn phải chạy sang TQ. Hoa Kỳ tiếp tục truy đuổi mặc những cảnh bảo của phía TQ. Cuối năm 1950, Chủ tịch Mao quyết định điều lực lượng Chí nguyện quân với khoảng gần 300.000 lĩnh để bảo vệ lãnh thổ với sự hỗ trợ dè dặt từ Liên xô. Lực lượng liên quân Trung – Triều đẩy lui quân nam hàn và Hoa Kỳ, tái chiếm Seoul. Quân đội Hoa kỳ thua liểng xiểng. Hoa Kỳ huy động tổng lực lực lượng tại Đài Loan và Nhật Bản, phản công đẩy lùi liên quân quân. Sau nhiều cuộc tấn công giằng co, đến 1953 các bên vừa đánh vừa đàm, tháng 7/1953, các bên ký hiệp ước đình chiến, lẫy vĩ tuyến 38 làm ranh giới phân chia 2 miền kiểu như vĩ tuyến 17 của mình (Bắc Triều ký với Hoa kỳ chứ không phải với Nam hàn nhé). Từ đó, Hoa Kỳ luôn duy trì lực lượng quân đội tại Nam Triều với lý do giữ hòa bình nhưng thực sự thì chính quyền nam Triều nằm trong tay Mỹ đến tận ngày nay. Cả hai phía sau đó đều củng cố lực lượng, nhất là Bắc Triều nhằm một thời cơ nào đó sẽ giải phóng lãnh thổ. Các cụ có thể vào đây để đọc kỹ hơn .
Sau chiến tranh, Bắc Triều phát triển kinh tế rất kinh, đến tận năm 1979 mức sống và công nghiệp cao hơn hẳn Nam Triều. Sau khi chính sách cải cách của TQ, viện trợ ít đi nên bắc Triều rơi vào cảnh bơ vơ.

Phải nói là hạ tầng đô thị mặc dù xây dựng từ sau chiến tranh Triều tiên (1953) với sự giúp sức của LX và TQ, Việt Nam mình còn lâu mới mơ được.

Khách sạn Ryugyŏng 105 tầng sắp hoàn thiện,,, các cụ xem nó hoành tráng không nào,,, cả đường phố nữa

Đây là nhà hát opera, nơi diễn ra các sự kiện văn hóa lớn của Triều tiên trong đó có lễ hội Arirang nổi tiếng với hàng chục nghìn người biểu diễn. Nghe đâu, VNmình hồi nọ cũng định mời chuyên gia TT sang cố vấn về biểu diễn xếp hình người nhân dịp 1000 năm Thăng Long nhưng sau do khó khăn lại thôi – có lẽ time hơi gấp.

Những tòa nhà thế này mọc đầy rẫy ở Bình Nhưỡng, quy hoạch rất đâu vào đấy.

Đây là tháp Chủ thể (Juche) nổi bật khi đến thăm Bình Nhưỡng. Tháp này có cả thang máy để leo lên nóc ngắm cảnh nhé,,, nhưng em không vào

Còn đây là tháp truyền thông. Các cụ xem bản tin thấy người phát ngôn của TT trên tivi thì đăng sau có hình hai cái này nhé.

Đây là khu triển lãm thành tựu về vũ trụ của TT. Cái quả cầu tròn tròn kia là khu giả lập không gian vũ trụ nhé, đường kính 40m, bên trong đầy đủ các thiết bị giả lập bầu trời, vệ tinh, các vì sao. Ối giời ơi hoành tráng khủng khiếp, em vào mà chóng hết cả mẹt (à quên, ẻm bên trái là thông ngôn En-Korean, ẻm bên phải là guide – xa xa là con Crown đời 92 đấy ợ, lúc quay lại tý phải ủn vì chết máy, may bác tài lái con này chục năm rồi nên bật nắp capo lên tý thấy cười khà khà đề nổ luôn).

Đây là mô hình hỏa tiễn phóng vệ tinh. Bắc TT đã tự phóng thành công vệ tinh lần đầu tiên vào năm 1998, năm 2008 hình như phóng tinh phát nữa. À, khu này chỉ có Tây (như em) mới được vào thôi nhé, cấm dân bản địa… oách xà lách. Có mỗi mình em mà nó khởi động cả 1 hệ thống giải lập bầu trời, các vì sao, phóng vệ tinh… sơ sơ tiền điện với thuyết minh cũng lục tốn phết. May mà bên đó nó không có khái niệm Bo,,, chứ không thì toai.


Bên trong quả cầu đây ạ… nó tắt điện tối om, em phải tăng sáng lên mới nhìn thế này…

Tóm lại, cái gì bên đó liên quan đến hạ tầng nó cũng to các cụ ạ, từ nhà máy, xí nghiệp, cầu cống, tượng đài,… đều hoành tráng cả, nhất là các cổng nhà máy, xí nghiệp toàn bằng đá khối, có quân đội gác 100% các nơi, ra vào đều phải xuất trình đủ thứ.

Đây là trên TU 154 từ bắc kinh sang bình nhưỡng

Toàn cảnh sân bay Bình Nhưỡng, toàn mầu xám xịt thời gian đầu tháng 4


Thành thị DPR Korea:


























E đố dân VN nhà mình xếp hàng thẳng như dân Bắc Hàn chờ xe buyt trong ảnh! hehe….Thực ra thì e tháy dân Bắc Hàn quá khổ nhìn cách ăn mặc cứ như trong phim Vòng Đời của TQ nhưng năm bao nhiêu ý….nhìn mặt thì ngô ngố…hix chẳng hiểu máy ông Lãnh đạo bên đó cứ thích ôm bom hạt nhân làm gi cho dân khổ ra!

Xe cộ ở sân bay





























Văn hóa – xã hội

Như em đã nói phần trên, hiện TT vẫn trong cơ chế bao cấp, kế hoạch hóa, hợp tác xã. Mọi thứ đềi là của tập thể, của công – không có khái niệm cá thể hay tư nhân.









































Đây là cảnh em chụp trộm khi đứng đợi xe đến đón, cảnh bà con đi làm hợp tác xã (thủ đô nhé – đi bộ là chính). Bên TT, khi đi làm phải đi thành nhóm, không có chuyện đi đứng tán phét lung tung. Trên tay mỗi người đều có một cái dụng cụ lao động cá nhân, kiểu như cái cuốc nhỏ ở ta.

Cảnh các cháu đi học về (em chụp dấu máy ảnh bên dưới bụng) – mỗi học sinh đều mang theo ghế ngồi riêng, mặc đồng phục và đeo khăn quảng đỏ giống bên VN nhưng khăn nó to chắc gấp 3 lần khăn bên ta .
Dân TT do yếu tố xã hội đặc biệt là thiếu thốn lương thực và nhu yếu phẩm nên rất nhỏ, gầy và đen đúa, ăn mặc không lòe loẹt, chủ yếu là gam tối màu. Bộ quần áo đặc trưng của nam giới là bộ Đại tướng quân (bộ mà các cụ vẫn xem đ/c Kinh Chính Nhật – Kim Sung Ill mặc trên tivi ấy).













Phần lớn người trưởng thành là **** viên **** LĐ Triều Tiên và bắt buộc phải đeo huy hiệu. Huy hiệu này không mua được, lưu hành nội bộ – mất bị kỷ luật rất kinh.
Có câu chuyện cười thế này, ở Sứ quan có 2 vợ chồng bác quản gia, nom rất giống người triều. Quần áo tạm ổn rồi nhưng thiếu cái huy hiệu. Có 1 đ/c khác khoe có 2 cái, thế là ông ấy lăn lóc xin nhưng không được. Hỏi xin làm gì, trả lời là “Xin để đi chợ ). Ở Triều tiên người nước ngoài không được phép vào chợ, chỉ có lách luật = cách đeo huy hiệu. Ngoài ra phụ nữ bắt buộc phải mặc váy mới được vào chợ (chả hiểu tại sao), nên chị em thường lấy 1 mảnh vảo quấn quanh bụng, vào chợ cởi ra vì bên này có hội kiểu như Cờ đỏ ấy, nó kiểm tra dân sự gắt gao lắm. Phụ nữ cấm không được đi xe đạp, chỉ có đàn ông đi!
Trên các đường phố và nhà máy, xí nghiệp đầy rẫy những áp phích kiểu thế này:




Người dân TT không được tiếp xúc nhiều thông tin bên ngoài, không internet, có di động nhưng chỉ 1 bộ phận nhỏ được sử dụng, tivi thì chỉ có 3 kênh, nội dung chủ yếu ca ngợi lãnh tụ, cách mạng và đưa những hình ảnh nhà máy, xí nhiệp lớn để thấy rằng chúng ta rất mạnh. Nói chung dân chúng bị bịt mắt và bịt tai. Tất cả những khó khăn của đất nước đều bị tuyên truyền là do Đế quốc Mỹ gây ra nên lòng căm thù Mỹ bên TT thì khủng khiếp luôn.

Dân TT gần như 100% tôn sùng lãnh tụ (Chủ tịch Kim Nhật Thành và hiện tại là con trai Kim Chính Nhật), tôn sùng hơn Bác Hồ của chúng ta nhiều. Trong ảnh là Khải hoàn môn (to hơn ở Paris nhé) xây dựng nhân kỷ niệm 70 năm ngày sinh chủ tịch KNT.

Toàn bộ Khải hoàn Môn làm bằng đá khối to xuất sử trong nước, trên đó có ghi các lời dạy của Chủ tịch.

một nhà máy chế tác đồ thủ công, mỹ nghệ, gốm sứ, tranh ảnh, tạc đá,… trong khuôn viên của nhà máy có những bức tượng cố Chủ tịch KNT oai phong, lẫm liệt. Em xin nhắc lại lại cụ KNT làm cách mệnh từ năm 12 tuổi nhé, 14 tuổi đã nắm đại quân đóng bên đất Trung Quốc – thật là một nhân vật lẫy lừng, lý giải tại sao họ tôn sùng vậy.


Cả một bức tường đá, trạm trổ cầu kỳ trên đó có ảnh cố chủ tịch KNT và chủ tịch đương nhiệm cùng các lời giáo huấn, căn dặn, cổ vũ,… tinh thần lao động, chiến đấu của quân và dân TT. Mọi thứ đều được tạc vào đá khối!





Một bức tranh vẽ trong nhà máy: nom như ảnh chụp – thể hiện sự hy vọng vào tương lai của lớp con em TT. Giáo dục phổ thông thì free nhé, các cụ xem trên VnExpress.net có clip 1 cháu bé chơi ghi ta nhé.. bên TT chuyện đó khá bình thường.

Trên đường đi thăm quê cố Chủ tịch KNT em thấy có 1 cái công viên to phết nhưng chắc không hoạt động vì chả có ma nào.

Người dân TT sinh hoạt rất đạm bạc (trừ quân đội nhé – như bài trước em đã đề cập vào hẳn quán trong khu ngoại giao ăn nhậu vì bên ngoài không có nhiều cửa hàng), trên đường em chẳng thấy có cửa hàng cửa họ gì sất. Em tìm hiểu thì thế này: lương 1 viên chức nếu đổi ra $ ở thị trường chợ đen thì tương đương 10$; đổi ngân hàng thì 25$, hàng tháng được khoảng 20kg gạo, một ít thực phẩm. TT có nhiều bờ biển nhưng bị đóng cửa hết, dân không được phép đi nghỉ mát như ở ta. Em khoe là ở tao đang mùa nghỉ mát đi biển ăn chơi nhảy múa, nó lạ lắm. Phần lớn dân TT (dân sự) không có điều kiện tiếp xúc với những thứ hiện đại như máy ảnh số, máy nghe nhạc, laptop,… chỉ có 1 ít công chức có sử dụng mà thôi.

Nam giới bên TT đặc biệt hút thuốc nhiều. Hôm em sang mang ít Vina sang (định mang Thăng long hộp cứng nhưng không mua được) biếu các bác ấy thích lắm. Em thỉnh thoảng có cho mấy chú lính gác cửa ĐSQ vài điếu thuốc nhưng phải lẳng lặng gói vào giấy hoặc cho vào cái lá cây để vào 1 viên gạch ở góc tường, lát các chú ấy tự ra lấy hút, sau đó đi qua thì hấp háy mắt cám ơn thôi… không có kiểu … đưa bao thuốc … Chú xơi điếu … Em xin .. như ở nơi khác đâu.
Em có lượn qua 1 con phố, thấy 1 cái cửa ngách nho nhỏ, gần 2 chục nam giới đứng ngồi uống gì đó, hỏi ra thì đó là quán bia. Dân TT muốn uống bia phải dùng Euro hoặc $ mua, sau đó trả lại bằng đồng Won, nói chung là bia không đắt lắm nhưng nom cái quán buồn cười quá. Mua bia xong ra vệ cỏ trên lối đi bộ vỉa hè mà ngồi uống, có chú nằm vật ra bãi cỏ – chắc phê. Em với 1 cậu đi cùng định vào làm tý nhưng không dám vì không biết tiếng hàn và không đeo huy hiệu.
Có cụ hỏi bên TT có ấy ấy không, em khẳng định là khái niệm ấy ấy với lại HIV, AIDS, xì ke ma túy, chắc chắn người dân không có khái niệm, còn yêu đương trong công viên thì tất nhiên là có.. cầm tay.. hôn hít tý tý!


ở thủ đô là công dân hạng 1 (như ở ta có KV 1, KV2…), còn ở các tỉnh khác thì tùy từng vùng mà thành côgn dân hạng 2, hạng 3. Công chức, viên chức, quân đội thì 100% cấp nhà ở chung cư miễn phí, nếu bị kỷ luật rất dễ bị giáng thành công dân hạng 2, hoặc 3 (hạng 3 hình như phải chuyển về vùng núi sống) – nên bên đó kỷ luật như sơn, không có chuyện ò í e gì trong công tác và sinh hoạt. Toàn bộ nhà chung cư đều quay mặt vào trong, cửa vào đều treo ảnh 2 vị chủ tịch, dân đi làm về chui tọt vào trong không có sinh hoạt vui chơi giải trí gì ở đó cả. Đi ngoài đường đố ai biết được đó là khu dân cư đấy, không có chuyện quần áo giăng chi chít như ở HN ta.

Em đi chén tý, tý up tiếp.. các cụ tiếp em mấy ly vodka để cho nó máu nhé

Em up tiếp mấy cái ảnh tượng đài, khách sạn kim tự tháp để các cụ nghía trong lúc soạn ảnh khác…

Tượng đại trước lăng cố CT KNT


Lại gần chân cái khách sạn kim tự tháp 105 tầng đang hoàn thiện đây ạ.

Cái cổng tháp và cổng chào vào cái khu gì nhỉ,,, em rõ ràng có hỏi mà giờ… quên mất ..

Thăm quê  Kim Nhật Thành

Ảnh ấn tượng với em: CT Kim Nhật Thành sinh ngày 15/4/1912 và mất ngày 8/7/1994. Đây là bức ảnh thời trẻ khi ông thành lập Liên minh Đả đảo chủ nghĩa đế quốc năm 1926.
Quê cụ Kim nằm trên một khu đồi được quy hoạch rất đẹp và thanh bình, cách trung tâm Bình Nhưỡng khoảng 15km. Đây là một nơi tôn nghiêm, còn giữ lại hầu như toàn bộ ngôi nhà và các vật dụng lao động nông nghiệp từ thời ông bà. Về lịch sử hoạt động cách mạng thì các cụ gúc gù hộ em phát vì hơi dài.





Ngay lối vào có một cái giếng, nguyên là một con suối tự nhiên. Nước giếng này rất mát và trong và là nơi hồi còn thơ cụ Kim và gia đình sử dụng hàng ngày. Bên cạnh giếng người ta để một cái giá có cốc và gầu múc nước. Hầu như ai đến đây cũng uống một ngụm để tỏ lòng thành kính. Sau khi giới thiệu, em thông ngôn hỏi có uống thử không? Why not? thế là em làm ngay một nửa cốc. Sau mới nhớ ra là chửa chụp hình, thế là lại phải múc cốc nữa trợn mắt uống nốt để chớp ảnh… hic

Khu nhà chính được trùng tu và giữ gần như nguyên vẹn và rất gọn gàng.
Source: Viên Gạch Cho Tự Do

© 2016 About Us | Terms & Conditions