NGÀY MỒNG HAI THÁNG CHÍN, NGÀY ĐỘC LẬP ?- Chu Chi Nam

     NGÀY MỒNG HAI THÁNG CHÍN, NGÀY ĐỘC LẬP ?

      Được Đệ Tam Quốc tế Cộng sản huấn luyện, chờ thời cơ thuận tiện vào cuối Thế chiến thứ Hai, được đưa về cướp chính quyền ngày 19/08/1945, Hồ chí Minh đã đọc «  Bản Tuyên ngôn Độc lập «  tại hội trường Ba đình ngày mồng 2 tháng 9. Một câu hỏi đến với nhiều người là từ đó đến nay Việt Nam đã độc lập hay còn lệ thuộc vào ngoại bang nhiều hơn trước ?

   I ) Hồ chí Minh đi theo cộng sản mà chưa hiểu rõ Đệ Nhị và Đệ Tam Quốc tế Cộng sản là gì, ngược lại cụ Phan bội Châu đã hiểu rất rõ đi theo cộng sản là từ bỏ chủ quyền quốc gia và dân tộc

   Gần cuối Đệ Nhất Thế Chiến, Bộ Tham Mưu Đức, thấy không thể nào đương đầu với 2 mặt trận cùng một lúc, mặt trận phía đông bắc với Nga và mặt trận phía tây nam với Pháp, muốn dồn lực lượng vào mặt trận này, nên đã đưa Lénine về và giúp đỡ cướp chính quyền. Cuộc đảo chính ngày 25/10/1917, theo lịch Nga, do Trotski làm, đã đưa người cộng sản lên nắm chính quyền. Sau đó Lénine muốn xuất cảng đảo chính, mở trường đại học Đông phương, huấn luyện những người như Lưu thiếu Kỳ, Đặng tiểu Bình, Chu ân Lai, Hồ chí Minh để đợi thời cơ nhằm đưa họ về cướp chính quyền.
            Thật vậy, sau khi nội chiến chấm dứt, Lénine thành lập Đệ Tam Quốc tế Cộng sản năm 1919, đổi chiến lược đánh tư bản, thay vì là chiến lược trực tiếp, nay là chiến lược gián tiếp, qua câu nói của Lénine : «  Chủ nghĩa cộng sản sẽ được thực hiện qua cửa ngõ Bắc kinh, New Delhi, rồi tới Bá Linh và Paris sau. » Chính vì vậy mà vào đầu thập niêm 20, Lénine đã gửi người đi khắp thế giới chiêu dụ những người của những nước thuộc địa, trong đó có cụ Phan bội Châu ở bên Tàu và Hồ chí Minh ở bên Pháp.
   Họ Hồ được người của Đệ Tam chiêu dụ đã mừng đến chảy nước mắt, mặc dầu ông chưa đủ khả năng để phân biệt nổi Đệ Nhị và Đệ Tam là gì, như chính ông đã tự thú trong quyển sách Những Mẫu Chuyện về Cuộc Đời Hồ Chủ Tịch, tác giả là Trần dân Tiến, chính là ông.
Trong khi đó thì cụ Phan bội Châu cũng được người của Lénine chiêu dụ, đưa bản nội qui của Đệ Tam Quốc tế cho cụ đọc. Cụ nhận thấy nếu theo tổ chức này thì phải từ bỏ chủ quyền quốc gia, vì nội quy quy định sẵn nếu nước nào, tổ chức nào mà theo thì phải nhất nhất tuân theo kỷ luật của Đệ Tam. Đây là lý do cụ từ chối. Thêm vào đó cụ còn nhìn ra trước sự nguy hiểm của chủ nghĩa duy vật, chính vì vậy cụ tuyên bố : «  Tôi chẳng duy vật, tôi chẳng duy tâm, tôi chỉ duy dân. »

   I I )  Hồ chí Minh được cộng sản Liên sô và Trung cộng đưa về cướp chính quyền ngày 19/8/1945, và đọc «  Bản Tuyên ngôn Độc lập «  ngày 2/9. Từ ngày đó đến nay Việt Nam có độc lập thực sự hay không, hay Hồ chí Minh đặt Việt Nam dưới gông cùm cộng sản, biến nước chúng ta thành bãi chiến trường cho cuộc tranh hùng tư bản-cộng sản, làm cho đất nước chúng ta không có một chút gì độc lập, dân tộc bị lâm vào cảnh đau thương vừa ngoại chiến, vừa nội chiến (1)

   Thật vậy, ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba đình, Hồ chí minh đọc «  Bản tuyên ngôn Độc lập « , mở đầu bằng câu lấy ý từ bản Tuyên Ngôn Độc lập Hoa kỳ :
   «  Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng.Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được ; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. »

   Và kết luận :
   «  Nước Việt Nam có quyền tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. »

   Từ đó đến nay, người ta tự hỏi Việt Nam có thật sự độc lập hay không ? Việt Nam có thực sự tự do không ? Chúng ta hãy cùng nhau xét 2 vấn đề trên

a)    Việt Nam có thật sự độc lập chưa hay còn bị lệ thuộc ngoại bang hơn cả thời phong kiến trước đây ?

Có thể nói nước Việt Nam từ xưa đến giờ chưa bao giờ có một chính quyền lệ thuộc ngoại bang như chính quyền cộng sản do Hồ chí Minh lập lên từ ngày mồng hai tháng chín 1945 và tiếp tục cho tới ngày hôm nay. Những chính quyền với giới lãnh đạo, như Hồ chí Minh tuyên bố trước một ký giả ngoại quốc vào dịp Đại hội lần thứ I I đảng Lao động, họp ở biên giới Việt Hoa vào năm 1951 : «  Tôi chẳng có tư tưởng gì cả. Tư tưởng của tôi đã có Staline và Mao nghĩ hộ. » Một con người không có tư tưởng, thì chỉ là một con người nô lệ, mà lại theo tư tưởng ngoại bang thì là nô lệ ngoại bang. Ở điểm này, có một số trí thức cộng sản không những bênh vực họ Hồ cho rằng ông khiêm tốn nên ông tuyên bố như vậy, và còn đi xa hơn nữa là đưa ông lên hàng nhà tư tưởng.
   Thực ra họ Hồ không có khiêm tốn một tý gì. Đây là một con người còn đầu óc phong kiến, trên đội dưới đạp, trên đội ngoại bang, dưới đạp dân, coi thường dân, coi thường những anh hùng của dân tộc. Như bài thơ viếng đến thờ Đức Thánh Trần, họ Hồ đã xưng tôi, gọi bác :
                      «  Bác đưa một xứ qua nô lệ,
                          Tôi dẫn năm châu tới đại đồng . »
Cũng như trong di chúc của ông, ông mơ  ước đi gặp các cụ Mác Lê, mà không đi gặp những anh hùng liệt sĩ Việt Nam.
   Một chính quyền mà người cầm đầu như Đặng xuân Khu lấy biệt hiệu là Trường Chinh, vì tôn thờ Mao trạch Đông, qua cuộc Vạn Lý Trường Chinh của ông này. Hay một người lãnh đạo khác như Lê Duẫn, thủ phạm gây ra chiến tranh nam bắc, đưa cả triệu sinh linh vào chỗ chết, thản nhiên tuyên bố :
     «  Chúng tôi đánh đây là đánh cho Liên Sô và Trung Cộng. »
   Chính quyền này vẫn tiếp tục vọng ngoại, yếu hèn trước ngoại bang cho tới ngày hôm nay, bằng chứng là hai Hiệp ước về biên giới và lãnh hải ký với Trung cộng vào năn 1999 và 2 000, đã dâng cho Trung cộng cả ngàn Km2 về lãnh thổ trong đó có ải Nam Quan và thác Bản giốc, cùng cả chục ngàn cây số vuông vùng biển. Nếu so với Hiệp ước Thiên tân 1887, mà Pháp ký với Tàu, thì hiệp ước này còn có lợi cho Việt Nam hơn 2 hiệp ước trên.
   Sự yếu hèn, khiếp nhược của chính quyền cộng sản ngày hôm nay còn thể hiện qua hội nghị Thành Đô vào tháng 9/1990, bị tố cáo trong nhật ký của ông Trần quang Cơ, Thứ trưởng bộ ngoại giao cộng sản. Trung Cộng đã bỉ mặt cộng sản Việt Nam bằng cách không tiếp ở thủ đô Bắc kinh, mà tiếp ở một thủ phủ nhỏ, và bắt phái đoàn cộng sản Việt Nam phải đi bằng đường bộ. Đặng tiểu Bình hứa sẽ xuống gặp ; nhưng sau đó ông tuyên bố : «  Cộng sản Việt Nam là phường ăn cháo đái bát. Tôi không thèm gặp những kẻ này. »
   Hành động khúm núm trước Trung cộng vẫn tiếp diễn hàng ngày, trong khi Trung Cộng bắn giết ngư dân Việt Nam, tiếp tục hành động xâm đất, lấn biển, thì giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam cụng ly với lãnh đạo Trung Cộng ăn mừng «  Tình hữu nghị Việt Trung muôn đời thắm tươi, được ghi bằng 16 chữ vàng. »

   Tóm lại, từ ngày 2/9/1945, ngày mà họ Hồ đọc «  Bản Tuyên Ngôn Độc Lập «  tới nay, Việt Nam không có độc lập. Ngày đó họ Hồ đã đặt đất nước chúng ta dưới gông cùm Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản Nga Tàu, biến nước chúng ta thành con chốt của bàn cờ chiến lược quốc tế trong cuộc tranh hùng tư bản-cộng sản, mang đến không biết bao nhiêu đau thương cho dân tộc.

b)    Việt Nam có thực sự tự do chưa hay còn mất tự do hơn thời Pháp thuộc ?

   Về tự do, tôn trọng nhân quyền, chúng ta chỉ cần đọc những bản tường trình hàng năm của những cơ quan nhân quyền hay báo chí quốc tế, thì chúng ta thấy Việt Nam là một trong những nước vi phạm nhân quyền nhất thế giới.
   Chúng ta chỉ cần so sánh tình trạng tự do cá nhân, tự do báo chí của Việt Nam dưới thời cai trị của cộng sản và thời Pháp thuộc, mặc dầu tôi luôn lên án chế độ thuộc địa.
   Ở thời Pháp thuộc, những nhà tranh đấu cho quốc gia dân tộc như cụ Phan bội Châu, Phan chu Trinh, bị ra tòa, nhưng còn có luật sư biện hộ, còn được có quyền phát biểu ý kiến. Ngay cả Hồ chí Minh, bị thực dân bắt ở Hương Cảng, khi ra tòa cũng có luật sư quốc tế bênh vực, bào chữa. Thế mà ngày hôm nay, dưới sự cai trị của con cháu họ Hồ, những người như Cha Nguyễn văn Lý, ra tòa thì không có luật sư biện hộ, mà còn bị bịt miệng ; những anh như Trung tá Trần anh Kim, luật sư Lê công Định, Nguyễn tiến Trung và nhiều người khác, bị kết tội, ký giấy nhận tội, trước khi ra tòa. Quả là một luật pháp rừng rú, man rợ, vì ở những nước tự do, dân chủ, thì tam quyền phân lập, không lẫn lộn như ở Việt Nam. Thêm vào đó, một người bị đưa ra tòa, thì trước khi ông quan tòa tuyên bố có tội, người bị can vẫn được coi là không có tội «  Présomption d’innocence « . Ngay bị kết án ở toà sơ thẩm, nhưng bị can kháng án lên tòa thượng thẩm, thi vẫn được coi như là vô tội. Trong khi đó ở Việt Nam thì bị kết án và ký giấy nhận tội trước khi ra tòa.
   Về quyền tự do báo chí thì mặc dầu có 700 tờ báo và gần 70 đài phát thanh truyền hình, thì đây chỉ là những bộ máy nhai lại chẳng khác nào những con bò nhai lại. Bộ Chính Trị đảng cộng sản Việt Nam thì nhai lại những cái gì do Bộ Chính trị đảng cộng sản Trung Cộng nhả ra, rồi lại nhả ra để cơ quan truyền thông báo chí Việt Nam nhai lại. Chính vì vậy mà dân Việt Nam có câu để chế riễu báo chí và truyền thông, nơi qui tụ phần lớn trí thức cộng sản : «  Nói theo, nói leo, nói dở, nói dài và nói dai ! «

   Ngay 2/9 không phải là ngày độc lập, mà  là một trong những ngày đau thương nhất của dân tộc Việt Nam, vì Hồ chí Minh đã đặt Việt Nam vào gông cùm cộng sản, nhập cảng thuyết Mác-Lê, đưa đất nước chúng ta từ ngoại chiến đến nội chiến. Ngoại chiến : chiến tranh với Pháp, với Mỹ, chiến tranh bên Căm bốt năm 1978, chiến tranh với Trung Cộng. Nội chiến vì lý thuyết Mác Lê chủ trương đấu tranh giai cấp, bạo động lịch sử. Đây là một lời kêu gọi nội chiến triền miên, đưa đến cảnh con đấu bố, vợ tố chồng, bạn bè tìm cách sát hại lẫn nhau.

                              Paris ngày 29/08/2009

                                   Chu chi Nam

© 2016 About Us | Terms & Conditions