Xuyên suốt chiều dài lịch sử, Việt Nam là đất nước nghèo nàn, dân tộc đói ăn gắn liền với văn hóa đánh chan.



Xuyên suốt chiều dài lịch sử, Việt Nam là đất nước nghèo nàn, dân tộc đói ăn gắn liền với văn hóa đánh chan.

TRẦN QUỐC QUÂN·JEUDI 1 OCTOBRE 2015 Đất nước ta chưa bao giờ giàu có. Xin các thánh yêu nước đừng huyễn hoặc mình với câu "Rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu", đừng tự sướng với trí tưởng tượng "Nếu...thì miền Nam giàu hơn Hàn Quốc", nhé! Tài nguyên thực ra chỉ là tiềm năng để giàu mà vẫn không chịu giàu thì nghèo là đúng rồi. Nhật Bản và Singapore có tài nguyên đâu sao vẫn giàu? Thiên tai, chiến tranh hay chế độ chính trị chỉ là các điều kiện quan trọng ảnh hưởng đến việc phát triển đất nước, còn con người mới là yếu tố quyết định. Không cần so với thế giới, chỉ cần so trong "tầm nhìn" khu vực đã thấy nước ta chưa bao giờ giàu hơn các nước láng giềng Đông Nam Á. Có công trình kiến trúc nào của Việt Nam so được với đền đá Angkor Vat, Angkor Thom của Campuchia? Có chùa nào của Việt Nam hoành tráng hơn Chùa Vàng của Miến Điện? Có cung điện nào của Việt Nam nguy nga hơn cung điện hoàng gia Thái Lan?... Biểu tượng văn hóa, kiến trúc của đất nước ta là gì? Là Chùa Một Cột, Tháp Rùa, Gác Khuê Văn, Tháp Chàm hay Chợ Bến Thành...? Các bạn hãy chỉ giúp tôi một công trình nào đáng để chúng ta tự hào và xứng tầm văn hiến dân tộc có 4000 năm lịch sử đi! Dân tộc triền miên thiếu ăn. Xét về tầm vóc, người Việt Nam thuộc chủng thấp bé, nhẹ cân nhất thế giới. Xét về thể lực, người Việt Nam thua xa người các quốc gia khác về sức mạnh và sức bền. Nguyên nhân của sự thua kém tố chất con người này là do ảnh hưởng của điều kiện sống, trước hết và quan trọng nhất là do thiếu ăn dẫn đến suy dinh dưỡng được tích truyền từ nhiều đời, nhiều thế hệ. Nói nghèo do địch họa hay thiên tai chẳng hề sai, nhưng đổ tại hoàn toàn cho khách quan không hẳn đúng. Một nghìn năm giành được độc lập tới nay, dân tộc ta đã trải qua hơn 10 cuộc chiến tranh, nghĩa là trung bình một thế kỉ mới có một cuộc chiến tranh. Thiên tai nước ta không khốc liệt hơn Philippine, Nhật Bản, Bangladesh... Đất ruộng tính theo đầu người, chúng ta không ít hơn Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippine... Đói triền miên nhưng dân ta vẫn có thói ăn no dồn đói góp. Quanh năm suốt tháng vàng mắt vì thiếu cơm nhưng trong mỗi bữa cỗ, dân ta vẫn bày la liệt thức ăn chém to, thừa mứa. Văn hóa đánh chén. Không phủ nhận nền văn hóa dân tộc ta đậm đà bản sắc, có nhiều nét tinh hoa đáng quí. Nhưng bên cạnh đó từ xưa tới nay đất nước này luẩn quẩn trong vòng nhân quả không có lối thoát "vì nghèo đói nên tham ăn, vì tham ăn nên nghèo đói". Văn hóa Việt Nam bao đời nay không tách rời sự ăn uống, đánh chén. Thiếu ăn nên dân ta luôn bị ám ảnh bởi miếng ăn. Đến câu chào trên đường cũng "Bác xơi cơm chưa?" Khách đến chơi được chủ nhà vồn vã kiểu "mời lạy giời đừng ăn". Trong khi chạy bữa từng ngày nhưng vẫn bày đặt cúng giỗ linh đình, không chỉ trong nhà mà còn phải đãi cả họ hàng, làng xóm. Vô ý quên một lời mời ăn là bị giận suốt đời. Đem chôn người chết, sợ ma đói nên dứt khoát phải đặt bát cơm với quả trứng luộc trên nắp quan tài. Châm ngôn dạy nhau phương châm sống cũng không thoát khỏi cái sự ăn: Vợ dại không hại bằng đũa cong. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau... Rồi những mẩu truyện cười ra nước mắt: Các bác cứ xơi, cháu nó đã có roi. Trẻ con không được ăn thịt chó... Thay cho lời kết: Đại sứ quán Ba Lan tại Hà Nội chỉ cách Chùa Một Cột chừng trăm mét, có lẽ thế nên trong du học sinh Việt Nam tại Ba Lan lưu truyền câu chuyện cười. Một đoàn khách du lịch Ba Lan thăm quan Chùa Một Cột. Ai cũng trầm trồ khen kiến trúc Việt Nam thật độc đáo. Có một du khách băn khoăn nấn ná mãi, cuối cùng không ngăn được tò mò ông ta đánh bạo hỏi hướng dẫn viên "Mô hình Chùa Một Cột thật tuyệt, vậy bản chính các ngài dấu ở đâu, sao không cho chúng tôi xem?" Lời bàn của Mao Tôn Quân: Ăn mẹ nó hết rồi còn đâu. Bản chính chỉ cần nhỏ vậy thôi. Xây to lấy chó gì bỏ vào mồm. Tiết kiệm và khiêm tốn vốn là truyền thống quí báu của dân tộc Việt Nam. Hỏi nữa là vả vỡ mõm đấy, đừng đùa với chị! :D


© 2016 About Us | Terms & Conditions